Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Đồng hồ sinh học - kinh lạc vận hành theo quy luật

 Trong cơ thể chúng ta tồn tại hệ thống kinh lạc được ví như đường sá trong thành phố, kinh lạc chính là mạng lưới giao thông trong cơ thể, Giao thông có liền mạch thì hàng hóa, xe cộ mới lưu thông.

Theo kinh điển y học cổ truyền, nói đến kinh lạc qua thiên Kinh biệt sách Linh Khu viết: “Con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả”.

Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật như “đồng hổ sinh học” vậy, 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng hay gọi là giờ vượng của kinh đó. Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc.

 

Đồng hồ sinh học - kinh lạc vận hành theo quy luật

Từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão): đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc

 

Từ 3 - 5 giờ sáng (giờ Dần): phế kinh hoạt động khiến các triệu chứng ho, sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn, nếu có bệnh tại phế. Đây là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.

Từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão): đại trạng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc.

Từ 7 - 9 giờ sáng (giờ Thìn): giờ thịnh Vị kinh, lúc dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.

Từ 9 - 11 giờ sáng (giờ Tỵ): khi Tỳ kinh thịnh, có thể nói lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.

Từ 11giờ sáng - 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động, là thời gian âm dương thiếu cân bằng trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.

Từ 1 - 3 giờ chiều (giờ Mùi): có thể nói ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.

Từ 3 - 5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang kinh hoạt động mạnh, cần uống nhiều nước hơn.

Từ 5 giờ chiều - 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận kinh hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bệnh ở kinh Thận - Bàng quang xoa bóp bấm huyệt vị, tập dưỡng sinh, thả lỏng cơ thể.

Từ 7 - 9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này thần kinh và tim hoạt động mạnh nhất.

Từ 9 - 11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Có thể ví như đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để điều hòa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý) là Đảm kinh hoạt động. Và từ 1 - 3 giờ sáng (giờ Sửu) là Can kinh hoạt động. Có thể xem như Can kinh - Đảm kinh như gan mật, là cơ quan khử độc bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này, nhằm nâng cao chức năng điều tiết và phục hồi của kinh lạc sau 1 ngày làm việc.

Sách “Hoàng đế nội kinh” viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ”. Điều này được giải thích như sau, khi cơ thể nằm xuống thì các luồng kinh khí của toàn thân sẽ nhanh chóng quay về phủ tạng tương ứng để phục hồi. Đó là lý do chúng ta nên có thói quen ngủ sớm sau một ngày làm việc, tránh thức khuya lâu ngày thành thói quen làm đồng hồ sinh học của bản thân bị lệch, đồng thời kéo theo sự mất cân bằng trong cơ thể gây bệnh.

Viêm loét miệng

 Viêm loét niêm mạc miệng thuộc phạm vi các chứng bệnh như “khẩu cam”, “khẩu sang”, “khẩu dương”... với nguyên nhân chủ yếu là do hư hỏa hay thực hỏa tác động vào các tạng phủ gây nên.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa ở nhiều mức độ khác nhau: từ đau âm ỉ đến đau dữ dội, liên tục, đau tăng nhiều khi ho, hắt hơi và vận động di chuyển...

Theo y học cổ truyền (YHCT), thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thuộc phạm vi các chứng yêu thống, yêu cước thống. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh là sự kết hợp giữa các yếu tố: ngoại nhân (phong hàn thấp xâm nhập), nội nhân (chính khí cơ thể bị hư yếu, rối loạn chức năng của các tạng phủ, nhất là tạng can và tạng thận) và bất nội ngoại nhân (trật đả ứ huyết).

Trị teo thần kinh thị

  Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.

Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.

Nguyên nhân của bệnh rất phức tạp, theo Đông y thì không ngoài 3 loại: hư chứng, thực chứng và hư thực giáp tạp. Hư chứng thường do can thận lương khuy; thực chứng thường do can khí uất kết, khi cơ không thông, khí huyết ứ trệ; hư thực giáp tạp thì thấy cả 2 chứng trên cùng phát tác.

Y học hiện đại cho rằng, nguyên nhân teo thần kinh thị thường do tổn thương thần kinh chi phối vùng mặt như giao thoa thị và bó thị cũng có thể do nhiễm độc một số chất có độc tố cao như chì, thạch tín... Hoặc do viêm gai thị, viêm màng mạch, lạc võng mạc, do di truyền...

Đông y phân thành các thể sau:

Can thận khuy hư: Vùng mắt khô rít, nhìn vật mờ tối, sức nhìn giảm dần, có thể kèm theo mù màu, thậm chí mù hẳn. Kèm theo đau đầu, ù tai, mồ hôi trộm, lưỡi hồng ít rêu, mạch nhanh nhỏ.

Khí trệ huyết ứ: Nhìn vật mờ tối, thậm chí mất sáng, tinh thần uất ức, ngực sườn đau, dạ buồn..., ăn ít, lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng, mạch căng như dây đàn.

Tam doanh khuy tổn: Người bệnh mí mắt màu trắng, mắt mờ dần, thậm chí mù hẳn. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ, yếu, không có sức.

 

Phương pháp trị liệu: Nguyên tắc của Đông y là sơ can lý khí, dưỡng huyết thông lạc.

Trị tiểu ra dưỡng chấp

  Đi tiểu ra dưỡng chấp là tình trạng nước tiểu ra đục như sữa, như nước vo gạo. Đây là bệnh thuộc chứng ngũ lâm, cao lâm của y học cổ truyền.

Nguyên nhân do giun chỉ Filaricabancrofti trưởng thành, khu trú trong bạch mạch của bể thận gây ra viêm tắc, phồng bạch mạch sinh la lỗ rò, bạch huyết vào trong bể thận và đi tiểu ra dưỡng chấp. Bệnh có liên quan đến tỳ và thận.

Đi tiểu ra dưỡng chấp được chia làm 2 loại: tiểu ra dưỡng chấp đơn thuần (bạch trọc) và tiểu ra dưỡng chấp lẫn máu đỏ (xích trọc). 

Tiểu ra dưỡng chấp lẫn máu đỏ (xích trọc): 

Người bệnh nước tiểu đục, màu đỏ,  tiểu bình thường hoặc hơi rát, đau lưng, ù tai, rêu lưỡi vàng, mạch trầm sác. Phương pháp chữa là ích khí thanh tâm, lợi tiểu.

Tiểu ra dưỡng chấp đơn thuần (bạch trọc): 

Người bệnh nước tiểu trắng như hồ gạo, rêu lưỡi trắng dày, mạch hoạt. Phương pháp chữa là thanh nhiệt lợi thấp.

Nếu kèm phiền nhiệt, miệng khát lưỡi đỏ, mạch tế sác là do âm hư thấp nhiệt. Phương pháp chữa là tư âm thanh thấp nhiệt. 

Nếu sắc mặt xanh trắng, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, mạch trầm do thận dương hư. Phương pháp chữa là ôn thận cố sáp. 

Chứng phong ôn

 Trong Đông y, chứng phong ôn (khái suyễn, mã tỳ phong) lúc mới phát bệnh thường có sốt, sợ gió, đau đầu, khát nước, ho - đặc trưng bệnh lý của phế và vệ khí.

Các bệnh cúm, viêm phổi, viêm màng não... thuộc phạm trù của phong ôn. Nguyên nhân là do chính khí suy nhược, công năng tạng phủ rối loạn khiến tà khí bên ngoài xâm nhập bên trong cơ thể mà gây nên bệnh. Biểu hiện sốt, ho nhiều, ngạt mũi, đau tức ngực, môi khô, miệng khát, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn... 

Thể Phong tà bế phế

Triệu chứng: Phát sốt, ho, khó thở, khạc đờm trắng loãng, không có mồ hôi, không khát, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn hoặc phù sác.

Điều trị: Tân ôn giải biểu, tuyên phế hóa đàm.

Thể Phong nhiệt bế phế

Triệu chứng: Sốt cao, ho nhiều, khó thở, vã mồ hôi, miệng khát, ngực đau, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.

Điều trị: Tân lương giải biểu, tuyên phế hóa đàm.

Thể Phong ôn bế phế

Triệu chứng: Ho và khó thở nhiều, tắc mũi, sốt cao, vã mồ hôi, phiền khát, đau ngực, môi miệng xanh tím, đờm vàng dính, lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch sác.

Điều trị: Thanh nhiệt giải biểu, tuyên phế bình suyễn.

Thể Đàm nhiệt bế phế

Triệu chứng: Ho và khó thở nhiều, sốt cao, môi khô miệng khát, khạc đờm nhiều màu vàng và dính, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dính, mạch khẩn sác.

Điều trị: Thanh nhiệt tuyên phế, dục đàm bình suyễn.

Trị chóng mặt, ù tai

 Hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa... thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền.

Thể can phong do can dương thượng xung, can hỏa vượng, thường gặp ở người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm. Người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, phiền táo, dễ cáu gắt, mất ngủ hoặc ngủ không sâu, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền.

Để điều trị, Đông y dùng phép bình can tức phong, tiềm dương hoặc bổ thận âm, bổ can huyết tiềm dương.