Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Trị chứng gối sưng đau

 Chứng gối sưng đau được Y học cổ truyền xếp vào chứng tý, thống phong, hạc tất phong, lịch tiết phong. Chứng gối sưng đau do liên quan ba kinh âm Can, Tỳ, Thận.

Can chủ cân, Tỳ chủ nhục, Thận chủ xương. Gối là nơi sưng đau. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng nguyên nhân:

Gối sưng đau do khí huyết hư tổn:

Người bệnh có biểu hiện gối sưng đau, chân tay yếu mỏi vô lực, sắc mặt úa vàng, choáng váng, hồi hộp, chất lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ non, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế. Phép điều trị là bổ khí huyết, ấm kinh mạch, tán phong thấp.

 Gối sưng đau do can thận hư tổn:

 Người bệnh có biểu hiện hai gối sưng to và đau, lưng đau mỏi, chi dưới teo cơ, đi đứng khó khăn, choáng váng, tinh thần mỏi mệt, người gầy hoặc to mập, chất lưỡi nhợt hoặc tối, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực. Phép điều trị là bổ can thận, tăng tinh tủy, tán hàn thấp.

Gối sưng đau do hàn thấp nghẽn trệ: 

Người bệnh có biểu hiện hai gối sưng to, đau dữ dội, khó đi lại, cơ thể lạnh tay chân lạnh, sắc mặt trắng xanh, chất lưỡi tía tối, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm khẩn hoặc trầm trì: Phép trị là tán hàn ôn kinh, trừ thấp hoạt huyết.

Gối sưng đau do nhiệt độc cốc phá ở trong: 

Người bệnh có biểu hiện khớp gối sưng đỏ đau dữ dội, co duỗi khó khăn, mình nóng, tâm phiền khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hơi khô, mạch hoạt sác. Phép điều trị nên thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết lợi khớp xương.

Gối sưng đau do thấp độc tích đọng:

Người bệnh có biểu hiện khớp gối sưng đau nặng nề, đầu u ám, mình nặng nề, chân tay thân mình căng trướng, bụng trướng đầy có lúc buồn nôn, đại tiện không thành khuôn, chất lưỡi đỏ nhạt hoặc tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt mà nhuận, mạch trầm hoãn hoặc huyền hoạt. Thấp độc lưu đọng gây nên bệnh. Phép điều trị là lợi thấp khư phong, ích huyết giải độc. 

Chữa bệnh hoàng đản

 Hoàng đản là một biểu hiện của tình trạng tăng nhiều bilirubin trong máu và là triệu chứng bệnh lý ở hệ thống gan mật biểu hiện chủ yếu là củng mạc (lòng trắng mắt), niêm mạc và da vàng.

Ngoài ra còn có triệu chứng nước tiểu sẫm màu, vàng như nghệ. Nguyên nhân do tế bào gan bị tổn thương (viêm gan xơ hóa, ung thư gan), do tắc ống mật (sỏi mật, giun chui ống mật) khi mật bị tắc, không xuống được ống tiêu hóa nên ứ lại trong gan và thấm vào máu làm tăng bilirubin máu, hoặc do tan huyết, khi hồng cầu bị vỡ nhiều đã giải phóng rất nhiều huyết cầu tố, tiền thân của sắc tố mật và gây ra hiện tượng hoàng đản. Theo y học cổ truyền, hoàng đản là một chứng bệnh do thấp ở tỳ, nhiệt ở vị làm ảnh hưởng tới chức năng sơ tiết của can đởm. Hoàng đản chủ yếu phân làm 2 loại: dương hoàng và âm hoàng.

Dương hoàng thường thời gian mắc bệnh ngắn, cơ thể khỏe, sắc da vàng tươi, mắt vàng, sốt nhẹ, miệng khát, chán ăn, tiểu tiện vàng sẻn, sẫm màu, đầy bụng, rêu lưỡi dày, dính, nhớt, mạch huyền hoặc sác.


Trị đau nhức khớp do lạnh

 Đau nhức các khớp thuộc phạm vi chứng tý (phong, hàn, thấp tý) trong y học cổ truyền. Biểu hiện của bệnh là đau mỏi các khớp; đau tăng lên khi trời lạnh, mưa ẩm thấp.

Đau nhức các khớp thuộc phạm vi chứng tý (phong, hàn, thấp tý) trong y học cổ truyền. Biểu hiện của bệnh là đau mỏi các khớp; đau tăng lên khi trời lạnh, mưa ẩm thấp. Bệnh mạn tính, hay tái phát. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn thấp nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, xương khớp, kinh lạc làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại gây nên bệnh. Phương pháp điều trị chung là khu phong, tán hàn, trừ thấp, tuy nhiên cần căn cứ vào triệu chứng thiên về thể phong tý, hàn tý hay thấp tý mà dùng bài thuốc phù hợp.

Thể phong tý (hành tý) do phong là chính

Biểu hiện: Đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Phương pháp điều trị: Khu phong là chính, tán hàn trừ thấp là phụ, hoạt huyết, hành khí.

Thể hàn tý (thống tý) do hàn là chính

Biểu hiện: Đau dữ dội ở một khớp, đau tăng lên khi trời lạnh, chườm nóng thì đỡ, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn.

Phương pháp điều trị: Tán hàn là chính, khu phong trừ thấp là phụ, hành khí, hoạt huyết.

Thể thấp tý (hay trước tý - trước là kéo xuống, co rút xuống)

Biểu hiện: Các khớp nhức mỏi, đau một chỗ, tê bì chân tay, đau các cơ, bệnh lâu ngày, vận động khó, miệng nhat, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn, người nặng nề, mỏi mệt.

Phương pháp điều trị: Trừ thấp là chính, tán hàn khu phong là phụ, hành khí, hoạt huyết.

Đồng hồ sinh học - kinh lạc vận hành theo quy luật

 Trong cơ thể chúng ta tồn tại hệ thống kinh lạc được ví như đường sá trong thành phố, kinh lạc chính là mạng lưới giao thông trong cơ thể, Giao thông có liền mạch thì hàng hóa, xe cộ mới lưu thông.

Theo kinh điển y học cổ truyền, nói đến kinh lạc qua thiên Kinh biệt sách Linh Khu viết: “Con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả”.

Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật như “đồng hổ sinh học” vậy, 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng hay gọi là giờ vượng của kinh đó. Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc.

 

Đồng hồ sinh học - kinh lạc vận hành theo quy luật

Từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão): đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc

 

Từ 3 - 5 giờ sáng (giờ Dần): phế kinh hoạt động khiến các triệu chứng ho, sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn, nếu có bệnh tại phế. Đây là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.

Từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão): đại trạng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc.

Từ 7 - 9 giờ sáng (giờ Thìn): giờ thịnh Vị kinh, lúc dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.

Từ 9 - 11 giờ sáng (giờ Tỵ): khi Tỳ kinh thịnh, có thể nói lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.

Từ 11giờ sáng - 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động, là thời gian âm dương thiếu cân bằng trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.

Từ 1 - 3 giờ chiều (giờ Mùi): có thể nói ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.

Từ 3 - 5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang kinh hoạt động mạnh, cần uống nhiều nước hơn.

Từ 5 giờ chiều - 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận kinh hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bệnh ở kinh Thận - Bàng quang xoa bóp bấm huyệt vị, tập dưỡng sinh, thả lỏng cơ thể.

Từ 7 - 9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này thần kinh và tim hoạt động mạnh nhất.

Từ 9 - 11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Có thể ví như đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để điều hòa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý) là Đảm kinh hoạt động. Và từ 1 - 3 giờ sáng (giờ Sửu) là Can kinh hoạt động. Có thể xem như Can kinh - Đảm kinh như gan mật, là cơ quan khử độc bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này, nhằm nâng cao chức năng điều tiết và phục hồi của kinh lạc sau 1 ngày làm việc.

Sách “Hoàng đế nội kinh” viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ”. Điều này được giải thích như sau, khi cơ thể nằm xuống thì các luồng kinh khí của toàn thân sẽ nhanh chóng quay về phủ tạng tương ứng để phục hồi. Đó là lý do chúng ta nên có thói quen ngủ sớm sau một ngày làm việc, tránh thức khuya lâu ngày thành thói quen làm đồng hồ sinh học của bản thân bị lệch, đồng thời kéo theo sự mất cân bằng trong cơ thể gây bệnh.

Viêm loét miệng

 Viêm loét niêm mạc miệng thuộc phạm vi các chứng bệnh như “khẩu cam”, “khẩu sang”, “khẩu dương”... với nguyên nhân chủ yếu là do hư hỏa hay thực hỏa tác động vào các tạng phủ gây nên.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa ở nhiều mức độ khác nhau: từ đau âm ỉ đến đau dữ dội, liên tục, đau tăng nhiều khi ho, hắt hơi và vận động di chuyển...

Theo y học cổ truyền (YHCT), thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thuộc phạm vi các chứng yêu thống, yêu cước thống. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh là sự kết hợp giữa các yếu tố: ngoại nhân (phong hàn thấp xâm nhập), nội nhân (chính khí cơ thể bị hư yếu, rối loạn chức năng của các tạng phủ, nhất là tạng can và tạng thận) và bất nội ngoại nhân (trật đả ứ huyết).

Trị teo thần kinh thị

  Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.

Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.

Nguyên nhân của bệnh rất phức tạp, theo Đông y thì không ngoài 3 loại: hư chứng, thực chứng và hư thực giáp tạp. Hư chứng thường do can thận lương khuy; thực chứng thường do can khí uất kết, khi cơ không thông, khí huyết ứ trệ; hư thực giáp tạp thì thấy cả 2 chứng trên cùng phát tác.

Y học hiện đại cho rằng, nguyên nhân teo thần kinh thị thường do tổn thương thần kinh chi phối vùng mặt như giao thoa thị và bó thị cũng có thể do nhiễm độc một số chất có độc tố cao như chì, thạch tín... Hoặc do viêm gai thị, viêm màng mạch, lạc võng mạc, do di truyền...

Đông y phân thành các thể sau:

Can thận khuy hư: Vùng mắt khô rít, nhìn vật mờ tối, sức nhìn giảm dần, có thể kèm theo mù màu, thậm chí mù hẳn. Kèm theo đau đầu, ù tai, mồ hôi trộm, lưỡi hồng ít rêu, mạch nhanh nhỏ.

Khí trệ huyết ứ: Nhìn vật mờ tối, thậm chí mất sáng, tinh thần uất ức, ngực sườn đau, dạ buồn..., ăn ít, lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng, mạch căng như dây đàn.

Tam doanh khuy tổn: Người bệnh mí mắt màu trắng, mắt mờ dần, thậm chí mù hẳn. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ, yếu, không có sức.

 

Phương pháp trị liệu: Nguyên tắc của Đông y là sơ can lý khí, dưỡng huyết thông lạc.