Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Trị chứng chóng mặt

 Trong Đông y chóng mặt gọi là chứng huyễn vựng. Nguyên nhân do ngoại cảm, tà khí xâm nhập các thanh khiếu vùng đầu, mặt, làm bế tắc vận hành kinh mạch gây nên bệnh.

Chóng mặt là bệnh thường gặp và rất dễ sinh ra với người béo phì, người thể chất kém và người cao tuổi. Biểu hiện là mắt hoa, đầu váng. Bệnh nhẹ triệu chứng chóng mặt đến một lát qua ngay, người bệnh nặng mọi vật trước mặt quay cuồng có khi đứng không vững, còn kèm theo nôn ọe, vã mồ hôi, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng nhợt…

Tùy theo nguyên nhân mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Chóng mặt do tâm huyết và tỳ khí hư

Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệnh, môi nhợt, ăn kém, ngai nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện sẻn, đại tiện lỏng, nặng thì choáng ngất. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.

Phương pháp điều trị: Bổ khí huyết, an thần.

Chóng mặt do đàm thấp

Biểu hiện: đầu choáng, mắt hoa, lồng ngực đầy tức, nôn ọe không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng nhợt. Mạch hoạt.

Phương pháp điều trị: Bổ tỳ tiêu đàm thấp.

Chóng mặt do can thận âm hư

Biểu hiện: đau đầu, choáng váng, hoa mắt, căng cắn buốt hai thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Bình can tiềm dương

Chóng mặt do mệnh môn hỏa suy

Biểu hiện: đầu choáng, hoa mắt, đau đầu từng cơn, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng, ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế vô lực.

Phương pháp điều trị: bổ thận dương, dẫn hỏa qui nguyên.



Tiêu chảy mạn

  Theo Y học cổ truyền, tiêu chảy mạn tính thuộc chứng tiết tả. Nguyên nhân phần nhiều do công năng tỳ vị suy giảm, ăn uống không phù hợp.

Theo Y học cổ truyền, tiêu chảy mạn tính thuộc chứng tiết tả. Nguyên nhân phần nhiều do công năng tỳ vị suy giảm, ăn uống không phù hợp. Người bệnh có biểu hiện hay rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đại tiện lúc lỏng, lúc táo, bụng đầy chậm tiêu, chán ăn, do vị hư. 

Trị rong kinh

 Nguyên nhân theo y học cổ truyền phần nhiều do nội thương ăn uống thất thường, lo nghĩ quá độ, ngoại thương do nhiễm phong hàn, thấp hoặc sang thương, viêm nhiễm...

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của chị em dao động trong khoảng 28-35 ngày, ngày thấy kinh 3-5 ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em chu kỳ bị rối loạn, kinh ra hết rồi lại có, một tháng có hai ba lần. Đây là tình trạng rong kinh.

Nguyên nhân theo y học cổ truyền phần nhiều do nội thương ăn uống thất thường, lo nghĩ quá độ, ngoại thương do nhiễm phong hàn, thấp hoặc sang thương, viêm nhiễm... Sau đây là một số vị thuốc Nam đơn giản dân gian thường dùng phòng trị rong kinh rất hiệu quả:

Đối với người ăn uống kém mà hay bị rong kinh do tỳ khí hư

Phép trị: bổ khí kiện tỳ cầm huyết.

Đối với người bị sang thương, viêm nhiễm rong kinh do huyết ứ

Phép trị: hoạt huyết, hành ứ, chỉ huyết.


Viêm loét dạ dày - tá tràng

 Viêm loét dạ dày - tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích...

Viêm loét dạ dày - tá tràng Đông y xếp vào chứng vị quản thống. Nguyên nhân bệnh do tình chí bị kích thích, can khí bị uất kết mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị; do ăn uống thất thường làm tỳ vị tổn thương, mất khả năng kiện vận; hay do hàn tà xâm nhập mà gây khí trệ huyết ứ gây đau vùng thượng vị ợ hơi ợ chua... 

Trị chứng gối sưng đau

 Chứng gối sưng đau được Y học cổ truyền xếp vào chứng tý, thống phong, hạc tất phong, lịch tiết phong. Chứng gối sưng đau do liên quan ba kinh âm Can, Tỳ, Thận.

Can chủ cân, Tỳ chủ nhục, Thận chủ xương. Gối là nơi sưng đau. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng nguyên nhân:

Gối sưng đau do khí huyết hư tổn:

Người bệnh có biểu hiện gối sưng đau, chân tay yếu mỏi vô lực, sắc mặt úa vàng, choáng váng, hồi hộp, chất lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ non, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế. Phép điều trị là bổ khí huyết, ấm kinh mạch, tán phong thấp.

 Gối sưng đau do can thận hư tổn:

 Người bệnh có biểu hiện hai gối sưng to và đau, lưng đau mỏi, chi dưới teo cơ, đi đứng khó khăn, choáng váng, tinh thần mỏi mệt, người gầy hoặc to mập, chất lưỡi nhợt hoặc tối, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực. Phép điều trị là bổ can thận, tăng tinh tủy, tán hàn thấp.

Gối sưng đau do hàn thấp nghẽn trệ: 

Người bệnh có biểu hiện hai gối sưng to, đau dữ dội, khó đi lại, cơ thể lạnh tay chân lạnh, sắc mặt trắng xanh, chất lưỡi tía tối, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm khẩn hoặc trầm trì: Phép trị là tán hàn ôn kinh, trừ thấp hoạt huyết.

Gối sưng đau do nhiệt độc cốc phá ở trong: 

Người bệnh có biểu hiện khớp gối sưng đỏ đau dữ dội, co duỗi khó khăn, mình nóng, tâm phiền khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hơi khô, mạch hoạt sác. Phép điều trị nên thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết lợi khớp xương.

Gối sưng đau do thấp độc tích đọng:

Người bệnh có biểu hiện khớp gối sưng đau nặng nề, đầu u ám, mình nặng nề, chân tay thân mình căng trướng, bụng trướng đầy có lúc buồn nôn, đại tiện không thành khuôn, chất lưỡi đỏ nhạt hoặc tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt mà nhuận, mạch trầm hoãn hoặc huyền hoạt. Thấp độc lưu đọng gây nên bệnh. Phép điều trị là lợi thấp khư phong, ích huyết giải độc. 

Chữa bệnh hoàng đản

 Hoàng đản là một biểu hiện của tình trạng tăng nhiều bilirubin trong máu và là triệu chứng bệnh lý ở hệ thống gan mật biểu hiện chủ yếu là củng mạc (lòng trắng mắt), niêm mạc và da vàng.

Ngoài ra còn có triệu chứng nước tiểu sẫm màu, vàng như nghệ. Nguyên nhân do tế bào gan bị tổn thương (viêm gan xơ hóa, ung thư gan), do tắc ống mật (sỏi mật, giun chui ống mật) khi mật bị tắc, không xuống được ống tiêu hóa nên ứ lại trong gan và thấm vào máu làm tăng bilirubin máu, hoặc do tan huyết, khi hồng cầu bị vỡ nhiều đã giải phóng rất nhiều huyết cầu tố, tiền thân của sắc tố mật và gây ra hiện tượng hoàng đản. Theo y học cổ truyền, hoàng đản là một chứng bệnh do thấp ở tỳ, nhiệt ở vị làm ảnh hưởng tới chức năng sơ tiết của can đởm. Hoàng đản chủ yếu phân làm 2 loại: dương hoàng và âm hoàng.

Dương hoàng thường thời gian mắc bệnh ngắn, cơ thể khỏe, sắc da vàng tươi, mắt vàng, sốt nhẹ, miệng khát, chán ăn, tiểu tiện vàng sẻn, sẫm màu, đầy bụng, rêu lưỡi dày, dính, nhớt, mạch huyền hoặc sác.


Trị đau nhức khớp do lạnh

 Đau nhức các khớp thuộc phạm vi chứng tý (phong, hàn, thấp tý) trong y học cổ truyền. Biểu hiện của bệnh là đau mỏi các khớp; đau tăng lên khi trời lạnh, mưa ẩm thấp.

Đau nhức các khớp thuộc phạm vi chứng tý (phong, hàn, thấp tý) trong y học cổ truyền. Biểu hiện của bệnh là đau mỏi các khớp; đau tăng lên khi trời lạnh, mưa ẩm thấp. Bệnh mạn tính, hay tái phát. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn thấp nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, xương khớp, kinh lạc làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại gây nên bệnh. Phương pháp điều trị chung là khu phong, tán hàn, trừ thấp, tuy nhiên cần căn cứ vào triệu chứng thiên về thể phong tý, hàn tý hay thấp tý mà dùng bài thuốc phù hợp.

Thể phong tý (hành tý) do phong là chính

Biểu hiện: Đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Phương pháp điều trị: Khu phong là chính, tán hàn trừ thấp là phụ, hoạt huyết, hành khí.

Thể hàn tý (thống tý) do hàn là chính

Biểu hiện: Đau dữ dội ở một khớp, đau tăng lên khi trời lạnh, chườm nóng thì đỡ, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn.

Phương pháp điều trị: Tán hàn là chính, khu phong trừ thấp là phụ, hành khí, hoạt huyết.

Thể thấp tý (hay trước tý - trước là kéo xuống, co rút xuống)

Biểu hiện: Các khớp nhức mỏi, đau một chỗ, tê bì chân tay, đau các cơ, bệnh lâu ngày, vận động khó, miệng nhat, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn, người nặng nề, mỏi mệt.

Phương pháp điều trị: Trừ thấp là chính, tán hàn khu phong là phụ, hành khí, hoạt huyết.