Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Trị viêm họng

 Họng là nơi giao thông giữa khí quản với thực quản nên các bệnh ở họng có liên quan mật thiết đến các bệnh ở phế và vị.

Viêm họng có 2 thể: cấp tính và mạn tính. Bệnh cấp tính ở họng thường do phong hàn, phong nhiệt hay do nhiệt từ vị gây ra. Các bệnh mạn tính ở họng thường do phế âm hư hay vị âm hư.

Các bệnh cấp tính ở họng do phong hàn, phong nhiệt, phép chữa là phát tán biểu tà; nếu họng sưng, đau, đỏ có mủ loét thì phải thanh nhiệt giải độc; nếu khạc ra nhiều đờm thì phải trừ đàm. Bệnh mạn tính, nếu họng khô khạc ra máu, viêm nhiễm lâu ngày, phép chữa là dưỡng âm nhuận phế hay dưỡng âm sinh tân. Sau đây là một số bài thuốc trị viêm họng cấp:

Người bệnh có triệu chứng họng đỏ khô, đau rát, niêm mạc họng hơi phù nề, sung huyết kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, sợ lạnh, nhức đầu. Phương pháp chữa: sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm. 

Liệt thần kinh VII ngoại vi

 Liệt dây thần kinh VII ngoại vi hay còn gọi là: khẩu nhỡn oa tà hay liệt mặt... là chứng bệnh có nhiều nguyên nhân do tổn thương thực thể tại chỗ hoặc do suy yếu của các tạng phủ kỳ hằng.

Liệt dây thần kinh VII ngoại vi hay còn gọi là: khẩu nhỡn oa tà hay liệt mặt... là chứng bệnh có nhiều nguyên nhân do tổn thương thực thể tại chỗ hoặc do suy yếu của các tạng phủ kỳ hằng. Trong Đông y được quy thành 3 chứng trạng chủ yếu là: phong hàn, phong nhiệt và huyết ứ... Liệt dây thần kinh VII ngoại vi có nhiều phương pháp trị liệu khác nhau. Bài viết sau xin giới thiệu phương pháp tự xoa bóp, bấm huyệt để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.

Nguyên nhân gây liệt thần kinh VII thường do cảm nhiễm phong hàn, phong nhiệt hoặc do chấn thương làm bế tắc sự vận hành của kinh mạch gây ra méo miệng, mắt nhắm không kín, nhân trung lệch sang bên lành, cơ bên liệt co cứng hay teo nhẽo, ăn uống rơi vãi...

Trị viêm phần phụ

 Trong y học cổ truyền, bệnh viêm phần phụ gọi là đới hạ. Biểu hiện khí hư tiết ra nhớt kéo dài như sợi tơ không dứt có khi rất hôi (viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm xoang chậu...).

Trong y học cổ truyền, bệnh viêm phần phụ gọi là đới hạ. Biểu hiện khí hư tiết ra nhớt kéo dài như sợi tơ không dứt có khi rất hôi (viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm xoang chậu...). Tuỳ theo màu sắc bạch đới ( sắc trắng), xích đới (vẩn đục lờ lờ máu cá) mà chia ra thể bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh thường do thấp nhiệt; đàm thấp; do chức năng của các tạng tỳ, thận suy yếu và can khí uất kết (do căng thẳng). Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.

Do thấp nhiệt hạ tiêu (thường có nhiễm khuẩn nặng). Người bệnh hơi sợ lạnh, có khi sốt, đau vùng hạ vị, cự án, khí hư ra vàng như mủ hôi, chất lưỡi đỏ rêu vàng, mạch sác. Phép trị là thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết hóa ứ.

Do tỳ hư: người bệnh có biểu hiện khí hư sắc trắng, ít hôi, bụng không trướng, không đau, sắc mặt trắng mệt mỏi, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, nước tiểu trong, mạch hoãn nhược... Phép trị là kiện tỳ ích khí thăng dương trừ thấp. 

Do đàm thấp: thường gặp ở người béo. Người bệnh có biểu hiện khí hư ra nhiều giống như đờm, đầu nặng, choáng váng, miệng nhạt, bụng trướng đầy, ăn kém, hay lợm giọng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng nhớt, mach  huyền hoạt. Phép trị là tập trung kiện tỳ mạnh.

Do can uất: Người bệnh có biểu hiện khí hư màu hồng nhạt hoặc trắng dính, ra không ngừng, tinh thần uất ức hay nóng giận, bực bội, ngực sườn đầy trướng, miệng đắng, tiểu vàng, mạch huyền. Phép trị là điều can giải uất và thanh nhiệt.

Do thận hư: Người bệnh có biểu hiện khí hư trắng trong như lòng trắng trứng, ra kéo dài không dứt, sắc mặt xám, mệt mỏi.

Nếu do thận dương hư: lưng  bụng, chân tay lạnh; tiểu trong, đại tiện lỏng, có khi phù chân. Phép trị là ôn bổ thận dương. 

Nếu do thận âm hư: khí hư nhiều, màu đỏ nâu, người gầy, da khô, nóng, chóng mặt hoa mắt, tiểu vàng tiện táo, sắc mặt ửng hồng, mạch tế sác. Phép trị là bổ thận âm. 





Chữa ít sữa, tắc sữa sau sinh

 Sau sinh ít sữa hoặc sữa không xuống là vấn đề thường gặp khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Theo Đông y, nguyên nhân phần nhiều do mất huyết, can uất, tỳ hư, chức năng nội tạng hư tổn…

Sau sinh ít sữa hoặc sữa không xuống là vấn đề thường gặp khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Theo Đông y, nguyên nhân phần nhiều do mất huyết, can uất, tỳ hư, chức năng nội tạng hư tổn… Liên quan đến tâm lý hay tức giận can uất sữa không thông, lo lắng thái quá ăn ngủ kém, huyết thiếu mà sữa ít. Phép trị chủ yếu bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ vị, binh can khai uất thông nhũ. 

Sau sinh ít sữa do khí huyết hư: phép trị ích khí, dưỡng huyết, thông nhũ… Trị sản phụ khí huyết đều suy, ít sữa hoặc không có sữa, sản phụ sau sinh mệt mỏi, chóng mặt, xương khớp nhức mỏi

Sau sinh ít sữa do tỳ hư mất máu nhiều: phép trị đại bổ khí huyết, ích tâm tỳ, lợi sữa… Trị phụ nữ sau sinh ít sữa, sản phụ khí huyết hư mệt mỏi, nhức mỏi, đau bụng, táo bón, huyết xấu.

Sau sinh ít sữa do can khí uất trệ: phép trị sơ can giải uất kiện tỳ dưỡng huyết lợi sữa... Chữa sản phụ sữa ít, cương sữa phát sốt, chứng can uất huyết hư, huyết uất, sản phụ sau sinh bị trĩ táo bón, viêm đại tràng.

Chữa táo bón cho bé

 Theo y học cổ truyền, ở trẻ nhỏ “tỳ thường bất túc”, nghĩa là hệ thống tiêu hoá, hấp thụ thức ăn và đào thải các chất cặn bã còn non nớt, dễ bị tổn thương, lâu ngày dẫn đến tình trạng khí hư, huyết kém.

Khí hư thì sức co bóp của ruột bị suy giảm, huyết hư thì đại tràng không được nhu nhuận, từ đó dẫn đến chứng táo kết. Những trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển... đều thuộc vào loại này.

Chứng táo kết theo y học cổ truyền, trước hết là do sai lầm trong ăn uống. Ở những đứa trẻ có thể chất thiên về nhiệt nếu uống ít nước quá hoặc dùng nhiều các loại sữa và thức ăn có tính “nóng”; hoặc ở trẻ còn bú, người mẹ ăn quá nhiều chất cay nóng truyền qua sữa làm cho tỳ vị của trẻ bị tích nhiệt, gây hao tổn tân dịch cũng dễ tạo nên chứng táo kết (táo bón).

Chứng táo kết là trường hợp trẻ đi ngoài rất khó khăn với lượng phân quá ít, rắn và khô hay khoảng cách giữa 2 lần đi quá lâu so với bình thường tuỳ theo từng lứa tuổi. Tính chất phân khô và rắn được coi là yếu tố chính, thời gian giữa 2 lần đi là yếu tố phụ. Trẻ đi ngoài dễ dàng, phân khuôn mềm dẻo thì không phải là táo bón mặc dù 2 - 3 ngày trẻ mới đi 1 lần. Ngược lại, trẻ đi ngoài 2 - 3 lần trong ngày mà phân rất ít, khô và rắn thì vẫn gọi là táo bón.

Ở những trẻ lớn hơn 2 tuổi, theo y học cổ truyền, táo bón có thể do khí cơ bị uất trệ khiến công năng tiêu hoá, thông giáng, đào thải thất thường, cặn bã tích lại gây nên. Trường hợp này, y học hiện đại cho là do các yếu tố căng thẳng thần kinh, rối loạn tâm lý gây nên tình trạng ruột bị co thắt mạnh.



Bài bổ trung ích khí

 Theo Đông y: Tâm (tim) là chủ của lục phủ ngũ tạng, là nguồn gốc của sinh mạng; Tâm chủ huyết mạch, khi huyết đầy đủ thì cơ thể khỏe mạnh, sức sống dồi dào.

Khi tâm huyết kém thì cơ thể gầy yếu, nhịp tim chậm, có khi loạn nhịp, người mệt mỏi và sinh ra nhiều chứng bệnh. Nguyên nhân do tỳ vị hư hấp thụ thức ăn kém, dẫn đến khí huyết suy, huyết dịch không đủ để cung cấp cho tim hoạt động.

Biểu hiện cơ thể gầy yếu, người mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém, tiểu đêm nhiều lần, huyết áp thấp (thường 100/60 có khi 90/60). Nhịp tim thường 45 lần/phút, khi mệt quá có thể xuống 40 hoặc 35 lần/phút.

Triệu chứng: Thể trạng gầy yếu, ăn uống kém, người mệt mỏi, đại tiện khi táo khi lỏng, tiểu tiện nhiều lần trong ngày, nhưng có khi đi tiểu ít cả về số lần và số lượng nước tiểu, đau lưng, lưỡi khô ráp, mạch trầm tế vô lực, nhịp mạch đập chậm… Điều trị: Kiện bổ tỳ vị, bổ thận ích tinh, bồi bổ khí huyết.


Thanh táo, nhuận phế

 Táo tà, thử nhiệt, qua đường mũi và miệng xâm nhập phế (phổi) làm tổn thương tân dịch của phế. Đông y cho rằng: “Táo lấn phế, trong phế có hỏa, làm khí ủng tắc không thông, các khớp xương đau nhức, đầu và mặt ra mồ hôi, hàn nhiệt vãng lai, da khô và ngứa, nổi mụn li ti, đại tiện bí kết...

Nguyên nhân do táo khí làm tổn thương phế, bệnh do ngoại cảm phong nhiệt hóa táo, làm tổn thương âm dịch, tân dịch ở phế bị hao tổn mà sinh bệnh.

Biểu hiện: ho khan không có đờm, hoặc có đờm nhưng dính khó khạc ra, trong đờm có lẫn máu, đau tức ngực, đau họng, miệng mũi khô ráo, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch tế sác.

Bệnh nhân ho nhiều nên tức ngực, đờm ít nhưng khó khạc ra, khi khạc ra có lẫn máu, bệnh nhân sốt nhẹ, sợ gió, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế hơi sác.

Điều trị: sơ phong nhuận phế.

Bệnh nhân ho khan, khản tiếng, có khi mất tiếng nói không rõ, khàn tiếng, miệng khô lưỡi đỏ, mạch sác.

Điều trị: thanh táo nhuận phế.

Trường hợp ho khan, đau họng, khó thở, tâm phiền khát nước, lông tóc khô, nước tiểu đỏ.

Điều trị: thanh nhiệt, nhuận táo dưỡng âm bổ huyết.

Trường hợp ho, ngứa trong họng, trong đờm có lẫn máu tươi, họng khô, sốt nhẹ về chiều, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch phù sác.

Điều trị: thanh nhiệt nhuận phế sinh tân chỉ huyết.

Bệnh nhân thấy mũi khô, họng ráo, không có đờm chảy máu mũi, có khi lên một cơn sốt nhẹ sau đó mới chảy máu mũi, lưỡi đỏ mạch phù sác.

Điều trị: thanh nhiệt sinh tân lương huyết chỉ huyết.

Bệnh nhân khát nhiều thích uống nước càng uống càng thấy khát, miệng khô, đại tiện táo bón, tiểu tiện nhiều lần trong ngày, lưỡi đỏ khô ít tân dịch, mạch hồng sác.

Điều trị: thanh nhiệt, nhuận táo sinh tân chỉ khát.