Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Bài viêm kết mạc

 Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) do virut nên phát tán rất nhanh. Trong nhà chỉ cần 1 người viêm đau thì các thành viên trong gia đình cũng bị bệnh theo với biểu hiện: sau khi ngủ dậy mắt có nhiều dử...

Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) do virut nên phát tán rất nhanh. Trong nhà chỉ cần 1 người viêm đau thì các thành viên trong gia đình cũng bị bệnh theo với biểu hiện: sau khi ngủ dậy mắt có nhiều dử, đau nhức, sưng nóng. Y học cổ truyền gọi hồng nhãn, hỏa nhãn. Bệnh có 3 thể: viêm kết mạc cấp, viêm kết mạc bán cấp, viêm kết mạc dị ứng mùa xuân.

Viêm kết mạc cấp

Nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt xâm nhập vào kinh can, phế và đại trường gây ra. Người bệnh cảm thấy mắt có dị vật, nóng, tức, sợ ánh sáng; sáng dậy nhiều dử mắt, mắt sưng đỏ… Phép chữa là thanh nhiệt ở phế vị, can và khu phong.

Viêm kết mạc bán cấp

Nguyên nhân do viêm kết mạc cấp chữa trị không triệt để, kết hợp với phế âm hư hoặc do tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân vật lý, hóa chất gây bệnh. Phép chữa: khu phong, thanh nhiệt, dưỡng âm.

Viêm kết mạc dị ứng mùa xuân

Nguyên nhân do thấp nhiệt ở phế, tỳ, can, kết hợp với phong gây ra bệnh. Người bệnh biểu hiện hai mắt đỏ, ngứa, sợ ánh sáng. Phép chữa là khu phong, thanh nhiệt, lợi thấp. 

Rối loạn giấc ngủ theo y học cổ truyền

 Rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả xấu đến cho người bệnh.

Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, cảm thấy mệt mỏi, tinh thần kém minh mẫn và không tập trung vào công việc, học tập sa sút, lao động kém hiệu quả... Rối loạn giấc ngủ thường là một triệu chứng sớm của bệnh tâm thần.

Ngủ là một trạng thái thông thường, tái diễn và đảo ngược dễ dàng, được đặc trưng bởi sự yên lặng tương đối và sự gia tăng đáng kể của ngưỡng đáp ứng với những kích thích bên ngoài so với lúc thức.Rối loạn giấc ngủ nguyên phát là rối loạn giấc ngủ không được gây nên bởi một rối loạn tâm thần khác, một bệnh nội khoa hoặc sử dụng chất.Có 2 rối loạn giấc ngủ nguyên phát chính là chứng khó ngủ (dyssomnias) và những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn xảy ra gây trở ngại trong hoạt động chuyên môn và xã hội (mệt mỏi, khó tập trung trong học tập, lao động, chất lượng công việc kém,...). Người bệnh thường cảm thấy khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ hoặc cảm thấy không thoải mái, nhức đầu sau khi ngủ dậy.

Không có nguyên nhân thực thể nào được tìm thấy nhưng nguyên nhân tâm lý và cảm xúc là yếu tố nổi bật. Theo phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD –10) nhóm này bao gồm:

Rối loạn giấc ngủ là sự biến đổi về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ do các nguyên nhân cảm xúc bao gồm mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ.

Giấc ngủ thất thường có sự kiện bất thường xảy ra trong lúc ngủ như trẻ con quấy khóc, mê sảng, mê mộng hoặc người lớn trong khi ngủ có miên hành, hoảng sợ, ác mộng.

Theo Y học cổ truyền rối loạn giấc ngủ thuộc phạm trù chứng Thất miên (mất ngủ), đầu thống (đau đầu), kiện vong (hay quên). Nguyên nhân do tâm tỳ yếu, gây thiếu huyết hoặc thận âm suy kém hoặc do hỏa của can đởm bốc hoặc do Vị khí không điều hòa, hoặc do sau khi bệnh nặng cơ thể bị suy nhược không ngủ được. Mỗi thể bệnh có cách điều trị khác nhau:

Rối loạn giấc ngủ do tâm tỳ yếu:

 Do lao động hoặc suy nghĩ quá sức, hoảng hốt, tim hồi hộp hay quên, chân tay rũ mỏi, ăn uống kém, sắc mặt vàng úa.

Rối loạn giấc ngủ do thận âm suy kém:

 Mất ngủ, buồn bực, ù tai, đau lưng, đàn ông kèm di tinh, phụ nữ kèm theo bạch đới.

Rối loạn giấc ngủ do hỏa của can đởm bốc: 

Mất ngủ, thêm các chứng đầy tức ngực sườn, ợ hơi, cáu gắt, ngủ hay mơ.

Rối loạn giấc ngủ do vị khí không điều hòa:  

Mất ngủ kèm theo đầy tức vùng vị quản, đầy bụng, ợ hơi.




Bài chứng tâm dương hư ở người cao tuổi

 Chứng tâm dương hư là do dương khí trong tâm bất túc, khí huyết vận chuyển không sung mãn đầy đủ, phần nhiều do tuổi cao tạng khí hư suy.

Chứng tâm dương hư là do dương khí trong tâm bất túc, khí huyết vận chuyển không sung mãn đầy đủ, phần nhiều do tuổi cao tạng khí hư suy. Nguyên nhân: do ốm lâu ngày thể lực suy yếu, hoặc ra mồ hôi quá nhiều làm hao tổn dương khí; phú bẩm bất túc dẫn đến tâm dương không mạnh, nên sự vận chuyển khí huyết không đầy đủ, do suy nghĩ quá nhiều, làm tổn hao tâm thần dẫn đến tâm dương suy kém hoặc do tâm âm bất túc làm liên lụy đến tâm dương, sự hao tổn của dương khí mà sinh bệnh.

Theo Đông y, chứng tâm dương hư thường gặp trong các chứng: Tâm quý (tim hồi hộp), hung tý (đau vùng ngực), hư lao (cơ thể suy nhược mỏi mệt). Bệnh nhân luôn luôn thấy tim hồi hộp, có cảm giác vùng ngực trống rỗng khó chịu, hay sợ sệt, thở gấp, tự ra mồ hôi, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, mỏi mệt, sức yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, lưỡi bệu, mạch tế nhược hoặc kết đại, hoặc trì. Tuỳ từng thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

Chứng tâm dương hư sinh chứng suy tim, co thắt mạch vành tim.

Tâm dương hư sinh chứng tâm quý (rối loạn nhịp tim).

 Do khí và âm của tâm đều hư liên lụy đến dương, dẫn đến tâm dương bất túc, thần không có nơi ở yên ổn, hoặc do âm tà nghịch lên làm tổn hại tâm dương mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Trong tâm có cảm giác trống rỗng nên hồi hộp sợ hãi.

Phép trị: ôn thông tâm dương.

Tâm dương hư sinh chứng hung tý (co thắt mạch vành tim).

 Do tâm khí bất túc dương khí trong hung cách không mạnh, làm vít lấp tắc nghẽn tâm khiếu (động mạch vành) hoặc do đàm trọc làm nghẽn tâm dương, dương khí ở vùng ngực không thông, khí huyết vận hành bị trở ngại, mạch ở tâm tắc nghẽn mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Vùng ngực khó chịu, đau từng cơn, đoản hơi, người mệt mỏi...

Phép trị: Ôn trung tán hàn.

Tâm dương hư sinh chứng hư lao (suy tim).

 Do tâm dương bất túc, huyết đi không lưu lợi, tâm khí không đầy đủ mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Bệnh nhân sắc mặt trắng bệch, tự ra mồ hôi, người mệt mỏi, sức yếu, lưỡi nhạt, mạch nhược.

Phép trị: Ôn dương ích khí.

Bài bệnh hỏa cước khí

 Theo Ðông y, hỏa cước khí là chứng viêm nhiều dây thần kinh do ngộ độc (ngộ độc rượu (chiếm 80%); ngộ độc chì, thủy ngân, kẽm lưu huỳnh, oxid carbon, benzen…).

Theo Ðông y, hỏa cước khí là chứng viêm nhiều dây thần kinh do ngộ độc (ngộ độc rượu (chiếm 80%); ngộ độc chì, thủy ngân, kẽm lưu huỳnh, oxid carbon, benzen…). Nguyên nhân do uống rượu nhiều gây thành thấp nhiệt, thấp nhiệt hóa hỏa, rồi lại cảm nhiễm hỏa tà ở bên ngoài; hỏa trong với hỏa ngoài tranh giành lẫn nhau dồn cả xuống chân mà sinh bệnh.

Người bệnh có biểu hiện bắt đầu từ hai bàn chân đến bọng chân đều sưng đau và nóng như lửa đốt, người nóng, miệng khát, rêu lưỡi vàng và ráo, đại tiểu tiện đều bí kết, mạch hồng và sác, mắt sợ ánh sáng; nếu để lâu không chữa, chứng sưng sẽ dồn cả lên bụng mà chân thì không sưng nữa, mình nóng không mát, thở suyễn, mồ hôi ra đầm đìa, có khi nôn ra máu tươi, nói năng lẫn lộn, môi se, lưỡi đỏ, mạch súc loạn… Đó là hỏa nhiệt phạm tới cả tâm, phế, tỳ, rất nguy hiểm.

Bài chứng phong ôn

 Phong ôn thường phát sinh vào hai mùa đông - xuân. Phong ôn mới phát, tà phạm vào biểu phần vệ khí. Vệ khí liên quan với phế. Vệ khí bị uất bế phế khí cũng mất tuyên thông, tà của phong ôn hóa nhiệt rất nhanh làm tổn thương tân dịch.

Triệu chứng của phong ôn mới phát gần giống như ngoại cảm phong hàn; Nhưng ngoại cảm phong hàn phát sốt nhẹ, sợ gió lạnh tương đối nhiều, không khát nước, mạch phù hoặc phù khẩn; Còn phong ôn thì phát sốt tương đối nặng, sợ gió lạnh ít, hơi khát nước. Mạch phù sác.

Tà ở phần vệ:

Triệu chứng: Sốt, hơi sợ gió lạnh, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, nhức đầu, ho, hơi khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù sác.

Phương pháp điều trị: Tân lương giải biểu.

Nhiệt tà ở phần khí:

Nhiệt uất ở ngực và cách mô:

Triệu chứng: Sốt, bực dọc, bứt rứt, nằm ngồi không yên, rêu lưỡi vàng.

Phương pháp điều trị: Thanh tuyên thấu nhiệt, đạt tà ngoại xuất.

Nhiệt tà ở dương minh:

Vô hình nhiệt thịnh:

- Triệu chứng: Sốt, mắt đỏ, sợ nóng, bực dọc, ra nhiều mồ hôi, rêu lưỡi vàng khô, khát muốn uống nước mát. Mạch hồng đại.

- Phương pháp điều trị: Thanh dương minh khí phận trừ nhiệt tà.

Hữu hình nhiệt kết:

- Triệu chứng: Sốt cơn vào buổi chiều, có lúc nói lảm nhảm, táo bón hoặc đi lỏng toàn nước, ấn vào bụng đau, rêu lưỡi vàng khô. Mạch trầm.

- Phương pháp điều trị: Thanh lý tiết nhiệt.

Nhiệt vào phần dinh:

Nhiệt đốt dinh âm:

- Triệu chứng: Sốt, đêm sốt nặng hơn, bực dọc, vật vã, có khi nói nhảm, ban chẩn lờ mờ, không khát, lưỡi đỏ thẫm, không có rêu. Mạch tế sác.

- Phương pháp điều trị: Thanh dinh tiết nhiệt.

Phế nhiệt phát chẩn:

- Triệu chứng: Sốt, ho, tức ngực, mọc chẩn đỏ.

- Phương pháp điều trị: Tuyên phế nhiệt lương dinh thấu tiết.

Nhiệt hãm tâm bào:

- Triệu chứng: Sốt cao, mê man, nói nhảm hoặc nói ngọng, chân tay lạnh.

- Phương pháp điều trị: Thanh tâm dưỡng âm hoá đàm.

Nhiệt thịnh làm động phong:

- Triệu chứng: Sốt cao, đầu váng, chân tay buồn, giật hoặc run giật, cuồng loạn, kinh quyết, lưỡi đỏ, rêu khô. Mạch huyền sác.

- Phương pháp điều trị: Lương can trừ phong.

Nhiệt đốt chân âm (Dương nhiệt thịnh âm hư):

- Triệu chứng: Sốt, bực dọc nằm không yên, lưỡi đỏ, rêu vàng. Mạch tế sác.

- Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt tư âm.


Bài trị chứng khô miệng

 Khô miệng thường gặp ở người trung và cao tuổi. Nguyên nhân do thận âm hư suy, do tâm hỏa can thịnh, do phế nhiệt, do tác dụng phụ của thuốc, tân dịch bị hao tổn... Theo Đông y, điều trị chứng khô miệng cần dựa theo nguyên nhân. Sau đây là những bài thuốc chữa trị theo từng thể lâm sàng.

Khô miệng do phế nhiệt

Người bệnh có triệu chứng: hơi thở nóng, khô miệng, khô niêm mạc, đau họng, da khô, ho khan kéo dài, tiểu đỏ, tiểu rắt, ăn ngủ kém, đại tiện thường bị táo.

Khô miệng, khô niêm mạc do tâm hỏa cang thịnh

Người bệnh có triệu chứng: có những cơn bốc nóng, đau váng đầu, giấc ngủ không thành, tâm phiền, rạo rực, tiểu đỏ tiểu ít, miệng khô, họng ráo, đau họng, lưỡi đỏ, mồ hôi thường toát ra bất kỳ.

Khô miệng, khô niêm mạc do thận âm hư suy

Người bệnh có triệu chứng: hoa mắt, váng đầu, người nóng, cơ thể yếu mệt, hoa mắt buốt đầu, miệng khô, họng ráo, chân tay không có lực, ngủ hay mơ màng, đau lưng mỏi gối; nam giới dễ bị di, mộng tinh... Phép trị: bổ âm sinh thủy. 

Khô miệng hay gặp ở người trung và cao tuổi. Nguyên nhân do thận âm hư suy, tâm hỏa can thịnh, do phế nhiệt, do tác dụng phụ của thuốc...

Bài dưỡng sinh phòng bệnh mùa thu

  Sách Hoàng đế nội kinh viết: “Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm”. Mùa thu thời tiết từ nóng chuyển sang mát lạnh, dương suy âm thịnh. Thời tiết khô hanh, vì thế dưỡng âm phòng ngừa khô hanh là chủ yếu của dưỡng sinh mùa thu để phòng bệnh

Mùa thu, trước cảnh lá vàng rơi, cành khô lá úa, hoa cỏ lụi tàn… lòng người thường hay thương cảm, man mác buồn… dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Đông y cho rằng, dưỡng sinh và chăm sóc tinh thần trong mùa thu cần phải “sử chí an ninh, dĩ hoãn thu hình, thu liễm thần khí, sử thu khí bình, vô ngoại kỳ chí, sử phổi khí thanh, thử thu khí chi ứng”. Nghĩa là : mọi người hãy nhìn nhận sự biến đổi của thiên nhiên bằng trạng thái tinh thần bình thường, nên ra khỏi nhà, đi du lịch hoặc leo núi ngắm cảnh, thư giãn tinh thần, có như thế mọi lo âu và buồn bã sẽ tiêu tan. Bạn cũng có thể tập khí công, thu liễm tâm thần, duy trì sự yên tĩnh của nội tâm. Đồng thời bạn cần thường xuyên tắm nắng, đi lại hoặc loại bỏ tâm trạng không vui. Đó chính là cẩm nang “thu dưỡng”, là phương pháp dưỡng sinh tốt cho mọi người nhất là các bậc cao niên trong mùa  thu.

 

Mùa thu cảnh lá vàng rơi, cành khô lá úa... lòng người hay thương cảm, man mác buồn… dễ rơi vào trạng thái trầm cảm

Mùa thu cảnh lá vàng rơi, cành khô lá úa... lòng người hay thương cảmman mác buồn… dễ rơi vào trạng thái trầm cảm

 

Trong sinh hoạt và lao động, bạn cũng cần thuận theo quy luật âm dương cân bằng, giúp cơ thể duy trì trạng thái “âm bình dương bí”. Khi chúng ta lấy thực hiện cân bằng âm dương làm mục đích, thì khi âm dương sẽ không thiên lệch, không gây bệnh lý.

Theo đó, điều quan trọng nhất về dưỡng sinh trong mùa thu là bạn phải có tinh thần lạc quan, độ lượng cởi mở, điềm đạm, bình tĩnh, tránh xúc động, tránh khí huyết dâng trào, định tâm thần cho phẳng lặng để tránh mọi bệnh tật.

Trong mùa thu tập trung dưỡng sinh thân thể là điều rất cần làm. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ: dưỡng sinh không đồng nghĩa với ăn uống nhiều chất bổ dưỡng, phải hiểu đạo dưỡng sinh mùa thu mới có thể dưỡng thân thể một cách tốt nhất.

Mùa thu trong ngũ hành là tương ứng với kim, cũng ứng với phổi. Do đó đây là mùa của phế kim, khí thuộc phế kim sẽ vượng. Khi phế kim quá mạnh có thể làm tổn thương cho can mộc (tạng gan ứng với mộc trong ngũ hành), cũng làm hao tổn tỳ thổ (tỳ ứng với thổ trong ngũ hành). Vì vậy mùa thu cần chú ý dưỡng âm ẩm chống khô hanh, chăm sóc can và tỳ tránh suy tổn.

Phối hợp nhiều biện pháp dưỡng sinh

Trong phương pháp dưỡng sinh phòng bệnh mùa thu, bạn cần phối hợp nhiều biện pháp như : ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện, điều hòa khí huyết…. theo nguyên tắc dưỡng âm ẩm chống khô hanh.

Ăn tăng chua, giảm cay

Theo thuyết Ngũ hành, món ăn có ngũ vị là : chua, cay, đắng, mặn, ngọt, năm vị này có quan hệ với ngũ tạng. Theo Đông y: “Chua vào can, cay vào phế, đắng vào tim, mặn vào thận, ngọt vào tỳ”. Theo đó món ăn chua giúp dưỡng can, ngọt dưỡng tỳ.

 

Ăn canh chua tốt cho sức khỏe trong mùa thu

Ăn canh chua tốt cho sức khỏe trong mùa thu

Tuy nhiên bạn không nên ăn quá chua sẽ có hại. Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa thì càng phải hạn chế ăn chua để phòng viêm loét nặng thêm. Bạn cũng không nên ăn nhiều dưa muối, cà muối vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp vì ăn mặn nhiều. Đông y còn lý luận: “chua ngọt hóa âm”, vì thế món ăn chua ngọt giúp điều dưỡng can và tỳ, nên dùng nhiều hơn vào mùa thu. Mặt khác, mùa thu cần kiêng bớt vị cay như : hạt tiêu, tỏi, ớt, gừng, rượu… vì các món này làm khí phổi phát quá độ gây tổn hại cho phổi và tổn thương tới can, tỳ.

 

Nên ngủ sớm, dậy sớm

Đông y cho rằng: mùa thu cần ngủ sớm, dậy sớm, để giúp tinh thần bình ổn, tránh khí tiêu điều vào mùa thu. Tiết trời mùa thu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, bạn nên ngủ trưa để điều dưỡng tốt cho tim, làm khỏe tim, giảm rủi ro bệnh tim mạch. Một số người còn khuyên nên dưỡng sinh khởi xướng “thu đông”, nghĩa là : mùa thu nên để cơ thể chịu lạnh một chút làm giảm tiết mồ hôi, vì mồ hôi ra làm âm khí hao tổn, đảm bảo nguyên tắc “trữ âm tinh, giữ âm khí”.  Thế nhưng bạn cũng không nên để cơ thể lạnh quá, nhất là người già, trẻ nhỏ và người sức khỏe kém nên mặc thêm áo ấm, tránh để khí lạnh làm thương tổn cho phổi.

Giảm quan hệ tình dục

Bạn nhớ rằng: mùa thu chúng ta cũng phải thuận theo nguyên tắc tích trữ của giới tự nhiên, vì thế cần tiết chế chuyện phòng the là tích trữ âm tinh. Như thế,  bạn chỉ nên “giao ban” tuần một lần điều độ thôi. Còn các bậc cao niên nên thực hiện theo quy luật số 9: 51-60 tuổi thì 5 tuần làm 4 lần; 61-70 tuổi thì 6 tuần gặp gỡ 3 lần; 71-80 tuổi trong 7 tuần chỉ âu yếm 2 lần thôi…

Giảm vận động

Mùa thu không khí mát mẻ, bạn nên ra ngoài vận động như  đi du lịch, leo núi ngắm cảnh, thư giãn tinh thần, chạy bộ, bơi… để tăng cường sức khỏe tim phổi.

 

Mùa thu không khí mát mẻ, bạn nên ra ngoài vận động như  du lịch, ngắm cảnh

Mùa thu không khí mát mẻ, bạn nên ra ngoài vận động như  du lịch, ngắm cảnh

Tuy nhiên bạn không nên vận động quá mức, vì mùa thu lấy tích trữ làm chủ, không cần thiết vận động cho đổ nhiều mồ hôi để hạn chế tiêu tán âm khí, thế mới dưỡng được khí, cơ thể mới khỏe mạnh.

Luôn giữ tinh thần lạc quan

Cảnh mùa thu dễ gợi cảm xúc buồn thương, nhất là với người già khi tuổi đã xế chiều, người trẻ cũng vì cảnh buồn người chẳng thể vui, nên tâm trạng dễ bực tức…  Bởi vậy bạn cần phải giữ tinh thần lạc quan yêu đời để làm nền cho hai khí âm dương cân bằng, phòng tránh bệnh tật.