Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Viêm mũi mạn tính

 Đông y gọi là “tị cả” (mũi khô) là một loại bệnh viêm mũi mạn tính. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại...

Đông y gọi là “tị cả” (mũi khô) là một loại bệnh viêm mũi mạn tính. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại, phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, hốc mũi nở rộng, đóng nhiều vẩy xanh. Các loại vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi phát triển dưới những lớp vẩy, gây ra triệu chứng tắc bên trong mũi, cảm thấy mũi khô nóng, mất khứu giác. 

Bài chứng tâm phế khí hư

 Chứng tâm phế khí hư thường gặp ở người cao tuổi, nhất là những người ho suyễn lâu ngày. Khi khí cơ của tâm và phế không đủ...

Chứng tâm phế khí hư thường gặp ở người cao tuổi, nhất là những người ho suyễn lâu ngày. Khi khí cơ của tâm và phế không đủ, công năng bảo vệ bên ngoài sút kém, người bệnh dễ cảm mạo, khi gặp thời tiết lạnh bệnh tình càng nặng thêm.

Tâm phế khí hư ảnh hưởng đến công năng tuyên phát và phân bố của phế, làm cho tân dịch ngưng tụ lại mà thành đàm ẩm. Khi tâm khí hư ảnh hưởng đến tâm dương, làm tâm dương hư yếu, không ôn hóa được thủy dịch mà sinh ra chứng phù thũng. Chứng tâm phế khí hư còn làm cho sự vận hành của huyết yếu ớt, dẫn đến chứng ứ huyết... 

Do hư lao dẫn đến tâm phế khí hư:

 Do tâm phế khí hư dẫn đến tông khí (khí của thức ăn đồ uống kết hợp với khí trời để sinh ra khí và huyết) không đủ, khí không thúc đẩy được huyết vận chuyển làm tim mạch vô lực mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Bệnh nhân đoản hơi, hồi hộp, tiếng nói nhỏ, mặt nhợt nhạt, tự ra mồ hôi, đêm ngủ không yên, hay mỏi mệt, sức yếu, ho thở gấp.

Do tâm phế khí hư sinh ra chứng tự hãn (tự ra mồ hôi).

 Mồ hôi là dịch của tâm, phế hợp với bì mao, khi tâm phế khí hư, bì mao đóng không kín, dịch của tâm tiết ra ngoài sinh ra chứng tự hãn.

Biểu hiện: Bệnh nhân ra mồ hôi, sợ gió, hoặc ra mồ hôi mà tâm hồi hộp, ngủ không yên, hay cảm mạo, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.

Do tâm phế khí hư sinh quyết chứng (run tay chân). 

Bệnh nhân thể trạng hư yếu, hay mệt mỏi, trí tuệ không minh mẫn, thường do khí của tâm phế thoát ra ngoài hoặc hãm xuống dưới.

Biểu hiện: Bệnh nhân đoản hơi, thở ngắt quãng, ra mồ hôi, tay chân lạnh, sắc mặt trắng nhợt, có khi bị ngất xỉu.

Bài trị nhức đầu do ngoại cảm phong nhiệt

 Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm; nếu lúc đau lúc không và đau âm ỉ là nội thương. Đau đầu do ngoại cảm phần lớn là thực chứng.

Chứng đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh lý của nhiều bệnh. Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm; nếu lúc đau lúc không và đau âm ỉ là nội thương. Đau đầu do ngoại cảm phần lớn là thực chứng.

Người bệnh bị nhức đầu do ngoại cảm phong nhiệt có các triệu chứng: đau đầu, sợ gió, khát nước, đau cổ họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Phép chữa là sơ phong, thanh nhiệt. 

Bài viêm kết mạc

 Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) do virut nên phát tán rất nhanh. Trong nhà chỉ cần 1 người viêm đau thì các thành viên trong gia đình cũng bị bệnh theo với biểu hiện: sau khi ngủ dậy mắt có nhiều dử...

Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) do virut nên phát tán rất nhanh. Trong nhà chỉ cần 1 người viêm đau thì các thành viên trong gia đình cũng bị bệnh theo với biểu hiện: sau khi ngủ dậy mắt có nhiều dử, đau nhức, sưng nóng. Y học cổ truyền gọi hồng nhãn, hỏa nhãn. Bệnh có 3 thể: viêm kết mạc cấp, viêm kết mạc bán cấp, viêm kết mạc dị ứng mùa xuân.

Viêm kết mạc cấp

Nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt xâm nhập vào kinh can, phế và đại trường gây ra. Người bệnh cảm thấy mắt có dị vật, nóng, tức, sợ ánh sáng; sáng dậy nhiều dử mắt, mắt sưng đỏ… Phép chữa là thanh nhiệt ở phế vị, can và khu phong.

Viêm kết mạc bán cấp

Nguyên nhân do viêm kết mạc cấp chữa trị không triệt để, kết hợp với phế âm hư hoặc do tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân vật lý, hóa chất gây bệnh. Phép chữa: khu phong, thanh nhiệt, dưỡng âm.

Viêm kết mạc dị ứng mùa xuân

Nguyên nhân do thấp nhiệt ở phế, tỳ, can, kết hợp với phong gây ra bệnh. Người bệnh biểu hiện hai mắt đỏ, ngứa, sợ ánh sáng. Phép chữa là khu phong, thanh nhiệt, lợi thấp. 

Rối loạn giấc ngủ theo y học cổ truyền

 Rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả xấu đến cho người bệnh.

Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, cảm thấy mệt mỏi, tinh thần kém minh mẫn và không tập trung vào công việc, học tập sa sút, lao động kém hiệu quả... Rối loạn giấc ngủ thường là một triệu chứng sớm của bệnh tâm thần.

Ngủ là một trạng thái thông thường, tái diễn và đảo ngược dễ dàng, được đặc trưng bởi sự yên lặng tương đối và sự gia tăng đáng kể của ngưỡng đáp ứng với những kích thích bên ngoài so với lúc thức.Rối loạn giấc ngủ nguyên phát là rối loạn giấc ngủ không được gây nên bởi một rối loạn tâm thần khác, một bệnh nội khoa hoặc sử dụng chất.Có 2 rối loạn giấc ngủ nguyên phát chính là chứng khó ngủ (dyssomnias) và những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn xảy ra gây trở ngại trong hoạt động chuyên môn và xã hội (mệt mỏi, khó tập trung trong học tập, lao động, chất lượng công việc kém,...). Người bệnh thường cảm thấy khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ hoặc cảm thấy không thoải mái, nhức đầu sau khi ngủ dậy.

Không có nguyên nhân thực thể nào được tìm thấy nhưng nguyên nhân tâm lý và cảm xúc là yếu tố nổi bật. Theo phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD –10) nhóm này bao gồm:

Rối loạn giấc ngủ là sự biến đổi về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ do các nguyên nhân cảm xúc bao gồm mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ.

Giấc ngủ thất thường có sự kiện bất thường xảy ra trong lúc ngủ như trẻ con quấy khóc, mê sảng, mê mộng hoặc người lớn trong khi ngủ có miên hành, hoảng sợ, ác mộng.

Theo Y học cổ truyền rối loạn giấc ngủ thuộc phạm trù chứng Thất miên (mất ngủ), đầu thống (đau đầu), kiện vong (hay quên). Nguyên nhân do tâm tỳ yếu, gây thiếu huyết hoặc thận âm suy kém hoặc do hỏa của can đởm bốc hoặc do Vị khí không điều hòa, hoặc do sau khi bệnh nặng cơ thể bị suy nhược không ngủ được. Mỗi thể bệnh có cách điều trị khác nhau:

Rối loạn giấc ngủ do tâm tỳ yếu:

 Do lao động hoặc suy nghĩ quá sức, hoảng hốt, tim hồi hộp hay quên, chân tay rũ mỏi, ăn uống kém, sắc mặt vàng úa.

Rối loạn giấc ngủ do thận âm suy kém:

 Mất ngủ, buồn bực, ù tai, đau lưng, đàn ông kèm di tinh, phụ nữ kèm theo bạch đới.

Rối loạn giấc ngủ do hỏa của can đởm bốc: 

Mất ngủ, thêm các chứng đầy tức ngực sườn, ợ hơi, cáu gắt, ngủ hay mơ.

Rối loạn giấc ngủ do vị khí không điều hòa:  

Mất ngủ kèm theo đầy tức vùng vị quản, đầy bụng, ợ hơi.




Bài chứng tâm dương hư ở người cao tuổi

 Chứng tâm dương hư là do dương khí trong tâm bất túc, khí huyết vận chuyển không sung mãn đầy đủ, phần nhiều do tuổi cao tạng khí hư suy.

Chứng tâm dương hư là do dương khí trong tâm bất túc, khí huyết vận chuyển không sung mãn đầy đủ, phần nhiều do tuổi cao tạng khí hư suy. Nguyên nhân: do ốm lâu ngày thể lực suy yếu, hoặc ra mồ hôi quá nhiều làm hao tổn dương khí; phú bẩm bất túc dẫn đến tâm dương không mạnh, nên sự vận chuyển khí huyết không đầy đủ, do suy nghĩ quá nhiều, làm tổn hao tâm thần dẫn đến tâm dương suy kém hoặc do tâm âm bất túc làm liên lụy đến tâm dương, sự hao tổn của dương khí mà sinh bệnh.

Theo Đông y, chứng tâm dương hư thường gặp trong các chứng: Tâm quý (tim hồi hộp), hung tý (đau vùng ngực), hư lao (cơ thể suy nhược mỏi mệt). Bệnh nhân luôn luôn thấy tim hồi hộp, có cảm giác vùng ngực trống rỗng khó chịu, hay sợ sệt, thở gấp, tự ra mồ hôi, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, mỏi mệt, sức yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, lưỡi bệu, mạch tế nhược hoặc kết đại, hoặc trì. Tuỳ từng thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

Chứng tâm dương hư sinh chứng suy tim, co thắt mạch vành tim.

Tâm dương hư sinh chứng tâm quý (rối loạn nhịp tim).

 Do khí và âm của tâm đều hư liên lụy đến dương, dẫn đến tâm dương bất túc, thần không có nơi ở yên ổn, hoặc do âm tà nghịch lên làm tổn hại tâm dương mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Trong tâm có cảm giác trống rỗng nên hồi hộp sợ hãi.

Phép trị: ôn thông tâm dương.

Tâm dương hư sinh chứng hung tý (co thắt mạch vành tim).

 Do tâm khí bất túc dương khí trong hung cách không mạnh, làm vít lấp tắc nghẽn tâm khiếu (động mạch vành) hoặc do đàm trọc làm nghẽn tâm dương, dương khí ở vùng ngực không thông, khí huyết vận hành bị trở ngại, mạch ở tâm tắc nghẽn mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Vùng ngực khó chịu, đau từng cơn, đoản hơi, người mệt mỏi...

Phép trị: Ôn trung tán hàn.

Tâm dương hư sinh chứng hư lao (suy tim).

 Do tâm dương bất túc, huyết đi không lưu lợi, tâm khí không đầy đủ mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Bệnh nhân sắc mặt trắng bệch, tự ra mồ hôi, người mệt mỏi, sức yếu, lưỡi nhạt, mạch nhược.

Phép trị: Ôn dương ích khí.

Bài bệnh hỏa cước khí

 Theo Ðông y, hỏa cước khí là chứng viêm nhiều dây thần kinh do ngộ độc (ngộ độc rượu (chiếm 80%); ngộ độc chì, thủy ngân, kẽm lưu huỳnh, oxid carbon, benzen…).

Theo Ðông y, hỏa cước khí là chứng viêm nhiều dây thần kinh do ngộ độc (ngộ độc rượu (chiếm 80%); ngộ độc chì, thủy ngân, kẽm lưu huỳnh, oxid carbon, benzen…). Nguyên nhân do uống rượu nhiều gây thành thấp nhiệt, thấp nhiệt hóa hỏa, rồi lại cảm nhiễm hỏa tà ở bên ngoài; hỏa trong với hỏa ngoài tranh giành lẫn nhau dồn cả xuống chân mà sinh bệnh.

Người bệnh có biểu hiện bắt đầu từ hai bàn chân đến bọng chân đều sưng đau và nóng như lửa đốt, người nóng, miệng khát, rêu lưỡi vàng và ráo, đại tiểu tiện đều bí kết, mạch hồng và sác, mắt sợ ánh sáng; nếu để lâu không chữa, chứng sưng sẽ dồn cả lên bụng mà chân thì không sưng nữa, mình nóng không mát, thở suyễn, mồ hôi ra đầm đìa, có khi nôn ra máu tươi, nói năng lẫn lộn, môi se, lưỡi đỏ, mạch súc loạn… Đó là hỏa nhiệt phạm tới cả tâm, phế, tỳ, rất nguy hiểm.