Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Bài trị sốt xuất huyết

 Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut Dengue gây ra, được truyền từ người sang người qua muỗi đốt, rất dễ thành dịch.

Bệnh hay gặp trong mùa mưa, diễn biến phức tạp và rất nguy hiểm; do sau xuất huyết sẽ có xu thế gây ra hội chứng sốc, có liên quan với hạ tiểu cầu và cô đặc máu...

SXH chưa có vắc-xin dự phòng nên YHHĐ điều trị bằng: bù lại sớm khối lượng tuần hoàn, nước, chất điện giải, albumin và máu khi cần thiết, thực hiện sớm trước khi có sốc hình thành. SXH được chia làm 4 độ.

Theo y học cổ truyền, SXH thuộc ôn dịch thời độc, thấp nhiệt dịch. Nhiệt độc tấn công vào phần ngoài cơ thể (phần vệ, phần khí) gây sốt cao; sau đó xâm nhập phần sâu hơn (phần dinh, phần huyết) gây xuất hiện ban chẩn và xuất huyết. Y học cổ truyền điều trị tốt bệnh SXH độ 1 và 2.

Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần vệ, phần khí (SXH độ 1): 

Người bệnh sốt cao, lúc đầu hơi sợ lạnh, sốt liên tục, nhức đầu, đau người, lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, mạch sác. Sau đó có xuất hiện triệu chứng: sốt rất cao, mặt đỏ, mắt đỏ, chân tay tê bì, ngực bụng đầy tức, nôn hoặc buồn nôn, đại tiện táo kết hay lỏng nát, tiểu tiện đỏ sẻn... Phép chữa: thanh giải nhiệt độc. 

Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần khí, dinh và huyết (thể khí dinh lưỡng phiền - SXH độ 2):

Người bệnh sốt cao, đau mình, đau đầu, nhức khung mắt, mặt đỏ, lưng, chân tay có điểm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, hạch ở nách, khủy tay và bẹn, mạch phù sác hay hồng đại. Phép chữa: thanh nhiệt giải độc, tả hỏa cầm máu. 

Đang sốt đột ngột nhiệt độ hạ thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vật vã, vã mồ hôi, chất lưỡi đỏ, mạch trầm tế sác (SXH độ 3, 4): Nhất thiết phải dùng biện pháp Tây y để bù lại sớm khối lượng tuần hoàn, nước, chất điện giải, albumin và máu. Đông y hỗ trợ bằng các bài thuốc bổ khí, sinh tân dịch.

Giai đoạn phục hồi: Người bệnh hết sốt, ban xuất huyết mờ dần, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt chóng mặt, lưng gối đau mỏi, ngủ kém, đại tiện lỏng nát... Tùy theo triệu chứng cụ thể: nhiệt thương âm dịch, tỳ vị hư nhược, thận khí hư suy

Tạng thận trong đông y

 Thận, trong Đông y, là 1 trong 5 tạng của cơ thể (tâm, can, tỳ, phế, thận). Thận có nhiều chức năng: tàng tinh, chủ cốt tủy... Đông y có những bài thuốc để bổ thận.

Thận âm hư:

Trong các bệnh của thận, nếu vì âm hư thì có những triệu chứng chủ yếu như: di tinh, ù tai, răng lung lay, lưng đau hoặc lưng đùi ê ẩm, thậm chí còn liệt dương nữa. Có khi cũng có thể ảnh hưởng đến tạng phủ khác. Ví dụ: vì thận âm hư kém làm cho can hỏa quá mạnh, miệng ráo, cổ khô, đầu choáng, mắt hoa, mặt hồng hồng, tai đỏ, trong tai chảy mủ, không nghe được. Nếu ảnh hưởng đến phế, sẽ thấy các chứng ho hắng, ho ra máu, nóng về đêm, đổ mồ hôi trộm, người gầy mòn, đó là vì âm hư hỏa vượng, đốt lên phế kim.

Thận thuộc thủy, tâm thuộc hỏa, thủy và hỏa cần phải giúp đỡ lẫn nhau. Nếu thận âm hư mà tâm hỏa bùng lên thì tâm thần không yên, sinh ra chứng không ngủ. Trái lại, tâm thần không yên hoặc thần khí suy nhiều cũng rất dễ liên cập đến bệnh của thận, sinh ra chứng di tinh, ù tai, đau lưng.

 Thận dương hư: 

Thận dương hư thì tinh khí không nhiếp suy được thường có những chứng tinh lạnh, hoạt tinh, liệt dương, hoặc lưng đùi cảm thấy lạnh, 2 chân yếu liệt. Thận dương kém không hóa được thủy, thì có thể làm cho thủy khí đình tụ lại, tiểu tiện không lợi, môi nhợt, thậm chí sinh ra phù thũng, đầy bụng. Ngoài ra những chứng đi tả lúc gần sáng cũng là vì thận dương hư yếu, không thể làm cho tỳ thổ ấm được, đến nỗi công năng chuyển vận thủy khí và tiêu hóa đồ ăn của tỳ vị bị giảm sút, lại có chứng “thận tiêu”, miệng khát uống nước nhiều, tiểu tiện cũng đi nhiều, uống một phần đi tiểu hai phần là do thận dương suy kém quá: không thể phân hóa được thủy dịch mà gây nên. Nếu thận hư không thể nạp được khí, khí nghịch nên thoát ra, phát sinh chứng trạng 2 chân lạnh, khí nghịch suyễn thở, thậm chí trán đổ mồ hôi, mu bàn chân sưng phù thế là bệnh đã đến lúc nguy kịch.


Bài trị viêm đường hô hấp trên

 Bệnh lý đường hô hấp là bệnh lý thường gặp và dễ gây biến chứng nguy hiểm... Với những tiến bộ y học vượt bậc, tây y đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc phòng chống và điều trị.

Tuy nhiên, với không ít trường hợp, ở trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, Đông y vẫn có một vai trò quan trọng trên cơ sở thực hành nhiều biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc theo quan điểm “biện bệnh luận trị” hoặc “biện chứng luận trị”, trong đó, phương thức biện chứng luận trị vẫn là cơ bản.

Với bệnh viêm đường hô hấp trên cấp tính, đây không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tổng hợp các bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản... với triệu chứng dễ nhận biết như sốt cao, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, đau mỏi toàn thân... Trong Đông y, nhóm bệnh này thuộc phạm vi các chứng như cảm mạo, khái thấu, nhũ nga, hầu tý... với nguyên nhân chủ yếu là do phong hàn, phong nhiệt gây nên. Tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc cụ thể như sau:

viêm đường hô hấp trên do thể ngoại cảm phong hàn

Triệu chứng: Sợ lạnh, không ra mồ hôi, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, ho, không sốt hoặc sốt nhẹ, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch khẩn.

Phép chữa: Tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn 

viêm đường hô hấp trên do thể ngoại cảm phong nhiệt


Triệu chứng: Phát sốt, ra mồ hôi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, đau mình mẩy, hầu họng đỏ đau, ho khạc đờm vàng, mặt đỏ, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

Phép chữa: Tân lương giải biểu, tuyên phế chỉ khái lợi hầu.

viêm đường hô hấp trên do thể kiêm chứng


Bài chữa phong chẩn

 Phong chẩn còn gọi là phong sa, là một bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân do ngoại cảm phong nhiệt; tà khí phạm vào phế và phần vệ khí sinh ra. Phong chẩn là một bệnh lành tính, khỏi nhanh, ít biến chứng.

Phong chẩn dễ lẫn với bệnh sởi, cần chẩn đoán phân biệt như sau:

Sởi: thời kỳ khởi phát kéo dài khoảng 10 ngày. Trẻ sốt cao, ho nhiều, mệt mỏi. Sau đó mọc ban chẩn, dần dần từ trên xuống dưới, 2 - 3 ngày sau mới mọc hết, nốt chẩn màu đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng vàng dày, bong vảy.

Phong chẩn hay gặp ở trẻ nhỏ, do ngoại cảm phong nhiệt, tà khí phạm vào phế và phế khí gây ra, là bệnh lành tính, ít biến chứng.

Phong chẩn hay gặp ở trẻ nhỏ, do ngoại cảm phong nhiệt, tà khí phạm vào phế và phế khí gây ra, là bệnh lành tính, ít biến chứng.

Phong chẩn: thời kỳ khởi phát kéo dài khoảng 3 - 4 ngày. Trẻ sốt nhẹ, toàn thân bình thường. Nốt chẩn mọc rất nhanh, không để lại nốt sẫm màu, rêu lưỡi trắng mỏng, không vảy.

Trẻ bị phong chẩn có triệu chứng: lúc đầu sợ nóng, sợ rét, hắt hơi, sổ mũi, mặt đỏ, ăn ít, buồn nôn, chỉ tay có sắc tía, mạch phù sác. Ban chẩn mọc rất nhanh, chỉ 1 ngày sốt là xuất hiện ban chẩn. Ban chẩn không có ở lòng bàn tay, bàn chân, mọc thưa hơn sởi, nhiều lúc mất đi không có sẹo, vảy như bệnh sởi. Phương pháp chữa: sơ phong thanh nhiệt. Dùng bài thuốc:

Bài trị viêm tắc tĩnh mạch chi

 Viêm tắc tĩnh mạch chi Đông y gọi là chứng “Thoát thư”, bệnh thường thấy ở tay, chân; hay gặp nhiều nhất là ở chân, bệnh có liên quan đến thần kinh và vận mạch.

Thời gian đầu, đầu ngón tê dại, tiếp theo là đau; đau tăng dần, có khi đang đi đau phải ngồi xuống mới chịu được; đầu ngón chân hoặc ngón tay tím tái, gặp lạnh sưng, đau tăng; lâu ngày gây hoại tử khó khỏi cơ nhục ngón tay hoặc chân tím đen, hoại tử, thối rữa, có thể rụng các đốt ngón tay hoặc ngón chân. Nguyên nhân chủ yếu là do mạch lạc bị nghẽn tắc khí huyết không được lưu thông, tổ chức bì phu cơ nhục không được nuôi dưỡng gây ra hoại tử.

Bệnh có thể chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ đầu: Vệ khí dinh huyết không điều hòa máu lưu thông kém, đặc biệt là vùng xa như đầu ngón tay, chân; nên có dấu hiệu ngón chân lạnh, tê dại kiến bò; bàn tay, bàn chân, cẳng chân đau, tê lạnh, đau cách hồi. Thời kỳ tiếp theo: Khí trệ huyết ứ, mạch máu tắc nghẽn, ngón chân hoặc ngón tay tím đỏ dần chuyển thành tím, đen, đau tê, nhức không chịu được. Thời kỳ cuối: Hàn tà bị bó lại, uất kết nung nấu tân dịch, hóa hỏa, hỏa độc làm cơ nhục tổn thương, sưng to, vỡ, chảy nước vàng hoặc máu, mủ tùy thuộc vào hỏa độc tà mạnh hay yếu, nhiều hay ít; cuối cùng gây tổn thương cơ nhục, cân mạc, xương khớp hoại tử thậm chí rụng đốt xương. 

Viêm tắc tĩnh mạch chi thể hư hàn

Biểu hiện: Sắc mặt tái nhợt, người mệt mỏi, thích ấm sợ lạnh, chi mắc bệnh lạnh sắc da tái nhợt, tê dại đau, chườm nóng hoặc đắp ấm dễ chịu, cẳng chân, tay hay giật, đau mỏi tăng dần, nhiều khi đang đi phải đứng lại vì đau (đau cách hồi), tiểu tiện trong, đầy bụng hoặc sôi bụng, đại tiện lỏng; Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; Mạch trầm trì vô lực.

Phương pháp điều trị: Ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết, thông lạc.

Viêm tắc tĩnh mạch chi do khí trệ huyết ứ 

Biểu hiện: Sắc mặt tối sạm, tinh thần ủ rũ, bứt rứt dễ nóng nảy, đêm đau tăng, chân hoặc tay lạnh, sắc da thâm tím, khô; Chất lưỡi đỏ hoặc tím thâm. Mạch trầm tế.

Phương pháp điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, hành khí giải uất.

Viêm tắc tĩnh mạch chi thể nhiệt độc thịnh

Biểu hiện: Sắc mặt sạm khô, người bứt rứt khó chịu, ù tai chóng mặt, chi mắc bệnh đen tím, sưng to mọng, đau liên tục, tại chỗ bắt đầu lở loét hoại tử, chi phù da bóng, chảy nước hoặc chảy máu, mủ; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy. Mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc.

Viêm tắc tĩnh mạch chi thể khí huyết lưỡng hư

Biểu hiện: Người mệt mỏi, gầy yếu, ra nhiều mồ hôi, chi bị bệnh đau ít hoặc đỡ đau, vết loét lâu ngày chảy mủ, máu hoặc nước vàng, không liền miệng, da sắc vàng sạm; Chất lưỡi bệu, nhợt, mạch trầm tế vô lực.

Phương pháp điều trị: Bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc.

Bài chữa quai bị

 Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Y học hiện đại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này, chủ yếu điều trị triệu chứng và cách ly.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...

Đông y gọi quai bị là “hà mô ôn”, một bệnh độc ôn dịch. Nguyên nhân do dịch độc qua mũi, miệng vào kinh thiếu dương, rồi theo đởm kinh ra ngoài sinh bệnh. Can và đởm có quan hệ biểu lý và tạng phủ nên có cả các triệu chứng của can và kinh can kèm theo (viêm tinh hoàn, tổn thương thần kinh, viêm tụy...).

Trường hợp nhẹ, người bệnh thấy ê ẩm vùng dái tai, sau đó sưng nóng đỏ đau, có thể phát sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai (một hoặc hai bên). Trường hợp nặng, người bệnh sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác, hữu lực.

Phép chữa là thanh nhiệt giải độc hoặc khu phong thanh nhiệt giải độc tiêu viêm.

Bài trị chóng mặt theo y học cổ truyền

 Theo y học cổ truyền, chóng mặt thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, do nhiều nguyên nhân.

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng, “huyễn vựng xét chỉ bởi hỏa, vì âm huyết hậu thiên hư yếu thì hỏa động lên, chân thủy tiên thiên hư yếu thì hỏa bốc lên, bệnh nhẹ thì bổ huyết thêm vị mát, bệnh nặng thì bổ thủy nhưng đều thêm vị liễm giáng hỏa”.

Phép trị chủ yếu bổ âm huyết giáng hỏa, trừ đàm thấp, thông kinh lạc, tăng cường máu nuôi dưỡng lên não. Sau đây là một số bài cổ phương có tác dụng bổ âm huyết giáng hỏa, trừ đàm thấp, thông kinh lạc, tăng cường máu nuôi dưỡng lên não, phòng trị chóng mặt rất hiệu quả.

Chóng mặt do can hỏa vượng

Người bệnh đau đầu vùng đỉnh, hay tức giận, miệng đắng khát nước, lưỡi đỏ, mạch huyền.  Phép trị: thanh can, giáng hỏa.

Chóng mặt do khí huyết đều hư

Người bệnh chóng mặt khi ngồi xuống đứng dậy, nằm nghỉ thấy đỡ, ăn ngủ kém. Phép trị bổ khí dưỡng huyết kiện tỳ.

Chóng mặt do thận tinh bất túc:

Người bệnh chóng mặt, ù tai, kém trí nhớ, lưng gối yếu. Phép trị: thiên về âm hư bổ âm, thiên về dương hư bổ dương.

Chóng mặt do đàm trệ: 

Người bệnh chóng mặt, đầu âm u, ngực bụng buồn đầy, người nặng nề. Phép trị: kiện tỳ tiêu đàm...