Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Hiếm muộn trong đông y

 Về lĩnh vực chữa vô sinh, hiếm muộn, Y học cổ truyền từ lâu đã có nhiều kinh nghiệm điều trị dựa trên các lý luận của âm dương ngũ hành, với những bài thuốc hay và rất hiệu quả.

Theo y học cổ truyền, tinh người cha thuộc dương, trứng người mẹ (mẫu huyết) thuộc âm, âm dương giao hòa sẽ thụ thai. Sách Linh khu có ghi: “Lưỡng thần tương tác, hợp nhị thành hình”. Nghĩa là hai thần chung đúc nhau hợp lại mà nên con người, vật chất để chung đúc ấy là tinh cha và huyết mẹ

Theo Hải Thượng Lãn Ông: Tinh cha huyết mẹ nhân cảm hứng mà giao hội với nhau, tinh nhờ dương tiết ra, huyết thu liễm tinh, tinh thành xương, đó là muôn vật nhờ ở càn nguyên (càn là dương, là cha, nguyên là đầu, là trước, càn nguyên là đức đầu tiên của càn tạo ra muôn vật) làm nguồn gốc.

Huyết khí hộ vệ bên ngoài, thành bào thai, tinh dày đặc bên trong để hóa sinh nuôi dưỡng, đó là muôn vật sinh trưởng nhờ khôn nguyên (đức đầu tiên của khôn là sinh ra muôn vật). Âm dương giao cấu, ngưng kết thành thai, chỗ thai ở gọi là tử cung, một cuống ở dưới, trên phân 2 ngả, một ngả thông sang tả, một ngả thông sang hữu.

Như vậy, theo y học cổ truyền, tinh cha huyết mẹ đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên con cái. Tinh cha huyết mẹ có lành lặn, đầy đủ, khí chất của thai nhi mới hoàn bị, yếu tố bẩm sinh mới tốt đẹp.

Vô sinh do nữ

Đông Y gọi là Chủng tử môn. Chủng tử môn bao gồm các chứng trạng không thụ thai được hoặc đã thụ thai mà không có khả năng để giữ noãn bào đã thụ thai ở lại trong bào cung hoặc không phát triển thành thai nhi.

Theo Hải Thượng Lãn Ông: phụ nữ không có thai, có người do lục dâm thất tình làm tổn thương mạch Xung Nhâm, hoặc bệnh cũ ẩn nấp, di chuyển trong tạng phủ, hoặc tử cung hư lạnh, hoặc khí thịnh huyết suy, tỳ vị hư tổn. Do đó không nuôi dưỡng được mạch xung nhâm hoặc tích đờm ngưng trệ ở bào lạc.

Vô sinh nam:

Do đàn ông phòng lao quá độ, tiết tinh quá nhiều, tinh loãng như nước, hoặc lạnh như băng, lo nghĩ quá nhiều... Tất cả các nguyên nhân ấy đều dẫn đến khó có con.

Vì tâm chủ thần, tâm có lo nghĩ, thần chạy ra ngoài, làm cho quân hỏa bị uất mà không xuống được.Thận chủ chí, thận có nhọc mệt, chí loạn ở trong dẫn đến thận thủy thiếu mà không thăng lên được.Trên dưới (tâm ở trên, thận ở dưới) không giao hòa với nhau, mà có thể sinh dục được chưa bao giờ có.

Y học cổ truyền từ lâu có những bài thuốc để điều trị chứng vô sinh, hiếm muộn nam, nữ. Danh y Hải Thượng Lãn Ông có nói: “Người thầy thuốc giỏi chữa bệnh không có con, về  phía con trai nói là ở chủ tinh, về phía gái nói chủ ở huyết.

Tinh hoa của ngũ tạng đều thu nạp về thận, thận là nơi hội tụ của các cơ quan. Nhưng tinh sinh ở huyết, huyết kém làm gì sinh được tinh. Tâm chủ huyết cho nên không con trách cứ vào tâm bạc, bạc đầu trách cứ vào thận. Cho nên người xem trọng việc cầu tự chẳng những phải bổ thận mà càng nên dưỡng tâm.Lại thêm điều hòa ngũ tạng, làm cho tinh khí của ngũ tạng thường thịnh vượng luôn, mà tràn đầy tới thận được dồi dào.

Quan niệm như vậy, xưa kia Đông y thường chẩn đoán trên bằng vọng (nhìn), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (bắt mạch) để từ đó tìm ra nguyên nhân gây vô sinh - nam và nữ để cóa những bài thuốc thích hợp. Ngày nay, các thầy thuốc còn có “vũ khí mới” là các xét nghiệm, chẩn đoán bằng y học hiện đại để rõ hơn về nguyên nhân gây hiếm muộn, như làm tinh dịch đồ xem số lượng và chất lượng tinh trùng như thế nào, siêu âm xem vòi trứng có bình thường không, tử cung có u xơ không…

Từ sự kết hợp tuyệt vời của hai nền y học Đông - Tây, thầy thuốc sẽ có chỉ định điều trị thích hợp nhất. Từ đó, bệnh nhân sẽ được sử dụng những bài thuốc hay của các danh y tiền bối với sự gia giảm theo kinh nghiệm của thầy thuốc điều trị. Các bài thuốc hay trong những trường hợp này có thể: Bát vị, Lục vị gia giảm, Quy tỳ hoàn…

Bài chứng khó tiêu

 Chứng tỳ vị dương hư còn gọi là chứng trung tiêu dương hư hoặc chứng tỳ vị hàn. Do trung tiêu hư hàn mất đi chức năng thu nạp vận hóa nên đồ ăn thức uống không tiêu...

Chứng tỳ vị dương hư còn gọi là chứng trung tiêu dương hư hoặc chứng tỳ vị hàn. Do trung tiêu hư hàn mất đi chức năng thu nạp vận hóa nên đồ ăn thức uống không tiêu, thủy thấp ứ đọng lại ở bên trong. Dương khí không sưởi ấm tạng phủ và tay chân. Nguyên nhân chủ yếu phần nhiều do ăn quá mức độ, ăn nhiều thức ăn sống lạnh hoặc do ốm đau lâu ngày không được chăm sóc chu đáo, hoặc do thận dương hư, tỳ không được sưởi ấm mà sinh bệnh. Chứng này thường gặp ở người cao tuổi, kể cả nam và nữ. 

Tỳ vị dương hư sinh chứng hư lao.

Triệu chứng: Bệnh nhân ăn uống kém, sắc mặt úa vàng, mỏi mệt, cơ thể hay ớn lạnh, sôi bụng, đại tiện thường xuyên đi lỏng, lưỡi trắng, mạch vi tế. 

Do tỳ vị dương hư sinh chứng đau bụng, đau vị quản.

Triệu chứng: Bệnh nhân đau bụng liên miên. Thích ấm, ưa xoa bóp, lúc đói hoặc mệt nhọc thì đau tăng lên, khi ăn vào hoặc được nghỉ ngơi thì giảm đau, đại tiện lỏng. Nếu đau vị quản thì ăn uống tiêu hóa chậm, nôn ra nước trong, tay chân lạnh. 

Tỳ vị dương hư sinh chứng ách nghịch.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường hay bị nấc, đoản hơi, mặt trắng xanh, tay chân lạnh. 

Tỳ vị dương hư sinh chứng nôn mửa.

Triệu chứng: Ăn uống không điều độ, mệt nhọc, chóng mặt buồn nôn. 

Tỳ vị dương hư sinh chứng phản vị (trào ngược).

Triệu chứng: Bệnh nhân ăn xong thì nôn ra, có khi đang ăn mà nôn ra hoặc sáng ăn thì trưa nôn ra, trưa ăn thì tối nôn ra. Chất nôn ra là thức ăn chưa tiêu hóa. 

Tỳ vị hư sinh tiết tả.

Triệu chứng: Bệnh nhân đau bụng, sôi bụng, đại tiện nhiều lần trong ngày, phân có nhiều thức ăn chưa tiêu hóa. Bài thuốc: phụ tử 8g; nhục quế 8g. Sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.

Tỳ vị dương hư sinh chứng thủy thũng.

Triệu chứng: Bệnh nhân tay chân, có khi cả toàn thân bị phù thũng, sức khỏe yếu, hay mệt mỏi, nước tiểu ít mà đỏ. 

Tỳ vị dương hư đại tiện ra huyết.

Triệu chứng: Bệnh nhân đại tiện ra huyết có màu sẫm hoặc phân đen, bụng đau âm ỉ, mặt trắng nhợt, người mệt mỏi, tay chân lạnh.

Bạch điến trong đông y

 Bạch điến trong đông y là gì ?

Bạch điến phong là tình trạng có từng vùng trên da tự nhiên xuất hiện các đốm trắng, có thể lan tràn sang các vùng lân cận, thường không đau, ít ngứa.

Bạch điến phong là tình trạng có từng vùng trên da tự nhiên xuất hiện các đốm trắng, có thể lan tràn sang các vùng lân cận, thường không đau, ít ngứa. Đông y cho nguyên nhân gây bệnh do tâm hỏa vượng, mồ hôi ra quá nhiều hay do uống rượu quá độ làm bì phu và khiếu khai mở bất bình thường làm huyết thiếu tại bì phu, phong tà thừa hư mà xâm phạm vào bì phu tấu lý, ẩn phục lâu ngày gây tổn thương bì phu cơ nhục mà gây bệnh.

Biểu hiện bạch điến

Người bệnh có biểu hiện trên da xuất hiện những đốm màu trắng, bề mặt phẳng như các vùng da khác, không đau, ít ngứa. Bệnh hay gặp ở tuổi trung niên và hay lan tràn sang các vùng lân cận. Đa số tồn tại kéo dài, có khi suốt đời, không có biến chứng, không ảnh hưởng sức khỏe, chỉ gây mất thẩm mỹ.

 Phép điều trị bạch điến trong đông y

 Dưỡng âm, bổ huyết, khu phong, thanh nhiệt.

Bài trị suy nhược thần kinh theo đônng y

 Suy nhược thần kinh (còn gọi là tâm căn suy nhược) là bệnh phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân gây bệnh là do sang chấn về tinh thần do lo nghĩ quá nhiều, làm việc hoặc học tập quá sức gây căng thẳng thần kinh quá độ...

Do cơ địa của người bệnh thần kinh yếu (tiên thiên không đầy đủ) dẫn đến công năng của các tạng phủ đặc biệt là tâm, can, tỳ, thận (tinh, khí, thần) bị rối loạn. Dưới đây là các thể lâm sàng của suy nhược thần kinh và cách điều trị theo Đông y:

Suy nhược thần kinh thể can khí uất kết

Thể này tương ứng với giai đoạn hưng phấn tăng và do sang chấn tinh thần gây nên.

Triệu chứng suy nhược thần kinh thể can khí uất kết :          

Tinh thần uất ức hoặc phiền muộn, đầy tức, hay thở dài, bụng đầy trướng, ăn kém, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.

Phép điều trị suy nhược thần kinh thể can khí uất kết :

 Sơ can, lý khí, an thần.

 Suy nhược thần kinh thể can tâm thận âm hư

Thể này tương ứng với giai đoạn ức chế thần kinh giảm gồm 4 loại:

Suy nhược thần kinh do âm hư hỏa vượng

Triệu chứng suy nhược thần kinh do Âm hư hỏa vượng:        

 Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hay quên, hồi hộp, hay xúc động, vui buồn thất thường, ngủ ít, hay mơ, miệng khô, họng khô, trong người hay cảm thấy bừng nóng, táo bón, nước tiểu đỏ, mạch huyền, tế, sác.

Phép điều trị suy nhược thần kinh  do Âm hư hỏa vượng

Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, an thần, bình can tiềm dương

Suy nhược thần kinh do tâm can thận âm

Triệu chứng suy nhược thần kinh do tâm can thận âm:

Lưng đau, tai ù, di tinh, ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu, nước tiểu trong, táo bón, miệng ít khô, mạch tế.

Phép điều trị suy nhược thần kinh  do tâm can thận âm:

Bổ thận âm, bổ can huyết, an thần, cố tinh.

Suy nhược thần kinh do tâm tỳ hư

Triệu chứng suy nhược thần kinh do tâm tỳ hư

 Ngủ ít, dễ hoảng sợ, ăn kém, sút cân, mệt mỏi, mắt thâm quầng, hồi hộp, nhức đầu, rêu lưỡi trắng, mạch nhu, tế, hoãn.

Phép điều trị suy nhược thần kinh do tâm tỳ hư

Pháp điều trị: Kiện Tỳ, dưỡng Tâm, an thần.

Suy nhược thần kinh do thận âm thận dương hư

Triệu chứng suy nhược thần kinh do thận âm thận dương hư

Sắc mặt trắng, tinh thần uể oải, lưng đau, gối mỏi, di tinh, liệt dương, chân tay lạnh, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu nhiều, nước tiểu trong, dài, lưỡi trắng nhạt, mạch trầm tế không lực.

Phép điều trị suy nhược thần kinh do thận âm thận dương hư

 Ôn Thận dương, bổ Thận âm, an thần, cố tinh.

Suy nhược thần kinh là bệnh dễ mắc, tuy nhiên chúng ta có thể phòng ngừa suy nhược thần kinh bằng lối sống lành mạnh như: Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất; ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Trong công việc, nên sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học để tránh căng thẳng, mệt mỏi.


Bài chứng phế thận âm hư

 Phế thận âm hư thuộc chứng âm hư trong hư lao.

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh do tà nhiệt phạm phế, buồn thương quá độ, phòng lao buông thả, tiên thiên bất túc không nuôi dưỡng được phế âm. Phế âm khuy tổn lâu liên lụy tới thận, xuất hiện phần âm và tân dịch của hai tạng hư lao làm phế lạc suy yếu, thủy suy hỏa vượng.

Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ho ít đờm, có khi đờm lẫn máu, khàn tiếng, mất tiếng, lưng gối đau mỏi, di tinh, đau nhức trong xương, mồ hôi trộm, có khi sốt hâm hấp từng cơn, gò má ửng hồng, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế, sác. Phương pháp chữa là chữa phế âm hư và các triệu chứng thận âm hư.


Bài trị viêm bờ mi theo đông y

 Viêm bờ mi là bệnh về mắt thường gặp do môi trường ô nhiễm, các rối loạn nội tiết, dùng thuốc và mỹ phẩm…

Viêm bờ mi là bệnh về mắt thường gặp do môi trường ô nhiễm, các rối loạn nội tiết, dùng thuốc và mỹ phẩm… với biểu hiện đỏ mắt, cảm giác có sạn hoặc rát mắt, ngứa mắt, mi mắt sưng và đỏ, bong da xung quanh mi mắt, có vảy ở lông mi lúc ngủ dậy, nhạy cảm với ánh sáng, rụng lông mi… Bệnh dễ tái phát và có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Đôi khi gây ra tổn thương giác mạc do kích thích liên tục từ bờ mi bị viêm hoặc lông mi xiên gây xước, loét giác mạc.

Theo y học cổ truyền, viêm bờ mi chủ yếu do trong cơ thể vốn có thấp nhiệt ứ đọng ở 2 kinh tỳ, vị hoặc do tạng tâm quá nóng lại bị cảm nhiễm phong tà xâm nhập vào gây nên bệnh. Tùy theo từng chứng trạng cụ thể mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Nếu bờ mi bị sung huyết, lở ngứa, bong nhiều vảy, chân mi trắng xám:

Phương pháp điều trị viêm bờ mi: 

Trừ phong thắng thấp.

Nếu bờ mi đỏ tấy, lở loét, ngứa, có mủ, nhức mắt:

Phương pháp điều trị: Thanh hóa thấp nhiệt, tả hỏa giải độc.

Nếu bờ mi đỏ ửng, ẩm, ngứa dai dẳng:

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp.

Nếu bờ mi đỏ ửng, đau nhấm nhói, ngứa:

Phương pháp điều trị: Thanh tâm tả hỏa, hóa thấp.

Bài trị chứng thận khí hư trong đông y

 Chứng thận khí hư là do nguyên khí trong thận hư suy, xuất hiện các chứng trạng về công năng của thận bị giảm sút.

Bệnh phần nhiều do tiên thiên bất túc, do mắc chứng hư lao làm tổn thương quá mức hoặc do ốm đau lâu  ngày, do tuổi cao thận khí suy yếu hoặc do tình dục quá độ làm tinh khí hư suy liên lụy đến thận mà sinh ra bệnh. Chứng thận khí hư thường gặp trong các bệnh như: tai điếc, tai ù, hư lao, đau lưng, hai chân lạnh, liệt dương, di tinh, có trường hợp rối loạn cường dương, nam giới dẫn đến vô sinh...

Biểu hiện: thính lực giảm, tai ù, choáng váng, lưng gối yếu mỏi, ban đêm tiểu tiện nhiều lần, hoạt tinh, tảo tiết, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.

Theo Đông y, thận chứa tinh, tinh hợp với chí, thận khí hư thì hay chuột rút. Chứng thận khí hư thì khí trong thận khí không bền, khi giao hợp xuất tinh sớm, do dương không khống chế được âm nên đêm đi tiểu nhiều lần. Do thận khí hư, thận không đủ tủy để nuôi dưỡng não cho nên bệnh nhân hay choáng váng, ù tai, tai điếc.

Có thể thấy rõ chứng thận khí hư với các chứng trạng ở hạ tiêu khá đột xuất và khá nặng như: hạ tiêu hư hàn không đủ sức ấm để khống chế thủy dịch cho nên tiểu tiện không tự chủ được. Chứng thận khí hư bệnh chủ yếu ở hạ tiêu. Cơ chế của chứng thận khí hư giới hạn ở nguyên khí của tạng thận hư yếu gây nên. 

Chứng thận khí hư gây đau lưng

Lưng là phủ của thận, nếu xoay chuyển khó khăn là thận sắp suy bại. Bệnh phần nhiều do những nhân tố như: ốm lâu ngày, tuổi cao, phòng dục quá độ làm cho thận bị hư tổn mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Lưng đau mỏi dai dẳng không dứt, khi mệt nhọc thì bệnh tăng lên, khi nằm thì đỡ đau.

Điều trị chứng thận khí hư gây đau lưng: 

Bổ thận, khi thận mạnh thì hết đau lưng.

Chứng thận khí hư gây chứng tai ù tai, chóng mặt

Thận chủ về tai, thận khai khiếu ra tai. Thận hư thì tinh không dâng lên, cho nên thính lực giảm. Thận hư thì thủy suy mà mộc chao đảo.

Triệu chứng: Bệnh nhân tai ù, tai điếc, hoa mắt, chóng mặt, tinh thần ủy mỵ, lưng yếu mỏi.

Điều trị chứng thận hư gây chứng ù tai , chóng mặt : 

Bổ thận, tráng dương sinh tinh khí.

Cách dùng: ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2 viên với nước đun sôi để ấm.

Thận khí hư gây nên chứng dương nuy, di tinh

Do buông thả tình dục, phòng lao quá độ tổn hại thận khí mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Liệt dương, di tinh, tảo tiết, sinh lý giảm sút, tinh thần mệt mỏi, choáng váng, tay chân lạnh mà yếu.

Điều trị thận khí hư gây nên chứng dương nuy , di tinh :

 Bổ thận tráng dương, cố tinh.

Do thận khí hư xuất hiện chứng hư lao

Do lao động mệt nhọc, ốm lâu ngày, do già yếu mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Đầu choáng váng, tai ù, thính lực giảm sút, lưng gối mỏi, hay tiểu tiện về ban đêm...

Điều trị thận khí hư gây chứng hư lao: 

Đại bổ nguyên khí.