Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Cách trị mụn trứng cá theo y học cổ truyền

 Y học cổ truyền cho rằng mụn trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở phế kinh, phát ra ở mặt mũi;

Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.

Nhiều chị em có thói quen thoa kem chống nắng hoặc một số mỹ phẩm không cẩn thận có thể làm tắc lỗ chân lông làm mụn trứng cá nặng lên.

Y học cổ truyền cho rằng mụn trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở phế kinh, phát ra ở mặt mũi; Hoặc do ăn quá nhiều chất cay nóng, dầu mỡ sinh ra thấp nhiệt, tràng vị không giáng được mà lại nghịch lên; Hoặc do Tỳ vận hóa kém, thấp ngưng kết lâu ngày hóa đàm hóa nhiệt ngưng trệ ở bì phu. Đặc biệt ở tuổi dậy thì nhiệt thịnh, hợp với đàm, nhiệt độc uất kết ở bì phu gây nên bệnh.

Y học cổ truyền chia mụn trứng cá theo các thể:

Mụn trứng cá do thể phế kinh phong nhiệt

Biểu hiện của bệnh thường là mụn trứng cá nóng, đỏ, hoặc sưng đau, có mụn mủ, hơi ngứa, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế sác hoặc phù sác.

Điều trị mụn trứng cá do thể phế kinh phong nhiệt

 sơ phong tuyên phế, thanh nhiệt giải độc.

 Mụn trứng cá do thể trường vị thấp nhiệt

Bệnh thường có biểu hiện: da trơn nhầy, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Điều trị mụn trứng cá do thể trường vị thấp nhiệt:

 thanh trường hóa thấp, thông phủ tiết nhiệt.

Mụn trứng cá do thể tỳ hư không kiện vận

Bệnh có biểu hiện: kéo dài, sắc da xám, kém tươi nhuận, bệnh tái phát nhiều lần, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhu hoạt.

Điều trị mụn trứng cá do thể tỳ hư không kiện vận

 kiện tỳ hóa thấp.

Mụn trứng cá do thể can uất huyết ứ

Thường có biểu hiện: người hay bực tức dễ nổi nóng, có nhiều loại mụn kết lại thành đám hoặc những vết sẹo hay vết thâm sau khi hết mụn, lưỡi thâm, rêu mỏng, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.

Điều trị mụn trứng cá do thể can uất huyết ứ

hoạt huyết hóa ứ, sơ can giải uất.


Cách trị viêm họng theo y học cổ truyền

  Viêm họng là hiện tượng yết hầu và lớp niêm mạc trong cổ họng bị tổn thương, sưng và tấy đỏ. Nguyên nhân có thể do thời tiết...

Viêm họng là hiện tượng yết hầu và lớp niêm mạc trong cổ họng bị tổn thương, sưng và tấy đỏ. Nguyên nhân có thể do thời tiết, do thói quen uống nước đá, hút thuốc hoặc do bị lây nhiễm… Viêm họng có 2 thể: cấp tính và mạn tính.

Theo y học cổ truyền, thể cấp tính thường do phong hàn, phong nhiệt hay do nhiệt từ vị gây ra. Thể mạn tính thường do phế âm hư hay vị âm hư. 

Viêm họng cấp tính:

 người bệnh có biểu hiện họng đỏ khô, đau rát, niêm mạc họng hơi phù nề, sung huyết kèm theo sốt nhẹ, nhức đầu. 

Phương pháp chữa viêm họng cấp tính:

sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm

Viêm họng mạn tính: 

người bệnh có biểu hiện họng khô cảm thấy khó chịu, niêm mạc họng có những điểm sung huyết màu đỏ nhạt hoặc có những hạt lâm ba rải rác (viêm họng hạt). 

Phương pháp chữa viêm họng mạn tính

dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa đàm.


Trị bệnh sởi theo Đông y

 Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Đông y gọi chứng này là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Đông y gọi chứng này là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị.

Xin giới thiệu một số bài thuốc thường dùng trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Thời kỳ khởi phát sởi: 

bệnh nhi thường phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi, khái thấu, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt. Pháp điều trị là thấu chẩn (thúc sởi mọc), tán phong, thanh nhiệt.

Thời kỳ sởi mọc:

trẻ thường có triệu chứng họng đau, khái thấu, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, chân tóc, vùng cổ rồi lan dần ra toàn thân, phải tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết và dưỡng âm.

Thời kỳ sởi bay: 

nốt sởi hơi mờ mờ, người hơi sốt, họng khô, ho ít cần dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại.

Bài vàng da theo y học cổ truyền

 Hoàng đản là một biểu hiện của tình trạng tăng nhiều bilirubin trong máu và là triệu chứng bệnh lý ở hệ thống gan mật biểu hiện chủ yếu là củng mạc (lòng trắng mắt)...

Hoàng đản là một biểu hiện của tình trạng tăng nhiều bilirubin trong máu và là triệu chứng bệnh lý ở hệ thống gan mật biểu hiện chủ yếu là củng mạc (lòng trắng mắt), niêm mạc và da vàng. Ngoài ra còn có triệu chứng nước tiểu sẫm màu, vàng như nghệ. Nguyên nhân do tế bào gan bị tổn thương (viêm gan xơ hóa, ung thư gan), do tắc ống mật (sỏi mật, giun chui ống mật) khi mật bị tắc, không xuống được ống tiêu hóa nên ứ lại trong gan và thấm vào máu làm tăng bilirubin máu, hoặc do tan huyết, khi hồng cầu bị vỡ nhiều đã giải phóng rất nhiều huyết cầu tố, tiền thân của sắc tố mật và gây ra hiện tượng hoàng đản.

Theo y học cổ truyền, hoàng đản là một chứng bệnh do thấp ở tỳ, nhiệt ở vị làm ảnh hưởng tới chức năng sơ tiết của can đởm. Hoàng đản chủ yếu phân làm 2 loại: dương hoàng và âm hoàng.

Vàng da do Dương hoàng 

thường thời gian mắc bệnh ngắn, cơ thể khỏe, sắc da vàng tươi, mắt vàng, sốt nhẹ, miệng khát, chán ăn, tiểu tiện vàng sẻn, sẫm màu, đầy bụng, rêu lưỡi dày, dính, nhớt, mạch huyền hoặc sác.

Nếu dương hoàng thiên về thấp nhiệt thịnh 

(đại tiện táo kết, đau bụng vùng hạ sườn phải từng cơn nổi u cục).

Nếu dương hoàng thiên về cảm nhiễm thời khí ôn dịch 

(đại tiện lỏng, phân trắng, mệt mỏi).

Vàng da do Âm hoàng

 thường thời gian mắc bệnh dài, người yếu, sắc da vàng tối (vàng sạm), mắt vàng, vàng toàn thân, sợ lạnh, sôi bụng, ăn uống kém, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, người gầy yếu, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế vô lực.

Vàng da do Cấp hoàng 

giai đoạn cuối của bệnh do chính khí quá suy hoặc do hiệp tà xâm nhập khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Da vàng, toàn thân vàng, mắt vàng, bệnh phát nhanh, cấp tính hoặc tái diễn nhiều lần, sốt, nước tiểu vàng, ăn uống kém, mệt mỏi. Nếu bệnh nặng sốt cao, hôn mê, vật vã, nói nhảm; quá nặng chảy máu mũi, miệng, đại tiện ra máu.

Bài nhức đầu theo đông y

  Theo y học cổ truyền, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm; nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là nội thương.

Tuy vậy phải kết hợp với triệu chứng toàn thân thì chẩn đoán mới chính xác.

Nhức đầu vùng thái dương: 

nếu cấp tính là cảm cúm, sốt nhiễm khuẩn; nếu mạn tính gặp trong bệnh tăng huyết áp.

Nhức đầu vùng đỉnh: 

thường thuộc quyết âm can, gặp trong các bệnh: viêm gan, đau vùng gan, thiếu máu, đau mắt, rối loạn tiền đình...

Nhức đầu vùng trán :

 thường thuộc dương minh vị như loét dạ dày, hành tá tràng hoặc ăn uống tiêu hóa kém.

Nhức đầu vùng gáy:

 thường thuộc kinh thái dương (bàng quang), như trong bệnh viêm não, lao màng não, thương hàn, xơ vữa động mạch não...

Nhức nửa đầu bên trái hoặc bên phải :

thường thuộc kinh thiếu dương đởm, hay gặp ở loại suy nhược thần kinh (thể hưng phấn): rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh chức năng, đau túi mật, thần kinh tim, rối loạn tiền đình.

Trị thừa cân - béo phì theo đông y

 Theo y học cổ truyền, nguyên nhân thừa cân béo phì do ăn nhiều, ngồi nhiều, ít vận động... bệnh còn do nội thương, ngoại cảm thấp tà ảnh hưởng đến công năng của các tạng: tỳ, thận, can, đởm.

Đặc biệt là công năng thăng thanh giáng trọc của tỳ bị ảnh hưởng biến thành đàm thấp tích tụ lại ở cơ nhục bì phu mà gây béo phì.

Có nhiều nguyên nhân gây béo phì: 

Thận khí không đủ, không thể hóa khí hành thủy, trợ tỳ kiện vận, thông điều thủy đạo mà thấp trọc nội kết tràn ra bì phu gây béo phì.

Tỳ thận dương hư, can đởm thất điều, không bài xuất được đàm trọc, thủy thấp đình trệ cũng làm cho khí cơ không được lưu thông, mạch đạo không lợi, do đó bệnh thường kết hợp với khí trệ hoặc huyết ứ... Vì vậy, béo phì đa phần là do bản hư tiêu thực; bản hư lấy khí hư làm chủ, tiêu thực lấy đàm trọc làm chủ, thường kiêm có thủy thấp, cũng có thể có khí trệ, huyết ứ.

Các thể bệnh béo phì 

béo phì do tiêu đạo pháp: 

Gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì, mệt mỏi ngại vận động, sau ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng.

béo phì do hóa thấp pháp:

 Do tỳ hư vận hóa không tốt làm cho thấp tụ lại mà gây béo phì. Biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống không ngon, tâm ngực đầy tức, rêu lưỡi bẩn, mạch trầm tế.

béo phì do khứ đàm pháp: 

Do đàm trọc gây béo phì. Biểu hiện các chứng khí hư, ngực đầy tức, đầu nặng, thích ngủ, ngại vận động, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.

béo phì do lợi thủy pháp:

 Hay gặp ở những người béo bệu. Biểu hiện: mặt phù, chân phù, tiểu tiện ít, bụng trướng, đại tiện nát, mạch trầm tế.

béo phì do thông phủ pháp: 

Thường gặp ở những người béo phì do ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày, mạch thực.

béo phì do sơ lợi pháp:

 Người béo phì kiêm có can uất khí trệ hoặc huyết ứ; lâm sàng biểu hiện đau mạng sườn, cấp táo, huyễn vựng, mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng, phiền muộn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế hoặc trước kỳ kinh nhũ phòng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

béo phì do kiện tỳ pháp: 

Thường có biểu hiện của tỳ hư khí nhược, người mệt mỏi không có lực, đoản khí ngại nói, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.

béo phì do ôn dương:

 Bệnh lâu ngày, tuổi cao. Biểu hiện: sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tứ chi phù nặng, thường hay gặp ở người do thận dương hư.


Tiểu đêm nhiều theo đông y

 Theo Đông y, việc bài niệu là kết quả khí hóa của bàng quang. Bất kể nguyên nhân nào, khi ảnh hưởng đến bàng quang khí hóa thì sẽ xảy ra bài niệu bất thường.

Bàng quang khí hóa là do thận dương điều chỉnh, thận dương suy sẽ ảnh hưởng đến bàng quang khí hóa bình thường. Nói vậy, tại sao ban ngày không tiểu nhiều, mà ban đêm lại tiểu nhiều?

Đặc điểm của người già tiểu đêm nhiều là số lần đi tiểu ban ngày không nhiều, lượng cũng không nhiều, nhưng sau khi ngủ phải dậy nhiều lần để tiểu tiện, hằng đêm ít là 2 - 3 lần, nhiều 4 - 5 lần, 7 - 8 lần… Việc này tuy không đau đớn, nhưng ảnh hưởng giấc ngủ nghiêm trọng.

Y học hiện đại cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều, do sinh lý: có thói quen uống nhiều nước, trà đậm, cà phê hoặc thuốc lợi tiểu trước khi ngủ…; do thần kinh: người rối loạn thần kinh hoặc căng thẳng (stress), khi bàng quang hơi căng phồng (ít hơn 300ml) lại có ý muốn tiểu, dẫn đến số lần bài niệu trong đêm gia tăng, thậm chí tạo thành thói quen tiểu đêm; do bệnh lý: rối loạn chức năng tim, thận, viêm thận. Đặc biệt là tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, vì xơ hóa tiểu động mạch thận, chức năng đào thải thận suy thoái, rất dễ xảy ra tiểu đêm nhiều.

Thực tế, nếu do sinh lý chỉ cần thay đổi thói quen uống nước, do thần kinh chỉ cần loại bỏ trạng thái căng thẳng thì giải quyết được vấn đề. Do bệnh lý thì Tây y cho rằng do tiểu động mạch thận xơ hóa, chức năng đào thải suy giảm mà dẫn đến tiểu đêm nhiều, nhưng tại sao ban ngày lại không tiểu nhiều? Xem ra vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây tiểu đêm nhiều.

Đông y cho rằng, ban ngày thuộc dương, dương khí thịnh, thận dương tuy suy yếu nhưng có dương khí của tự nhiên “chống đỡ”, chứng hư suy không đến nỗi biểu hiện rõ. Thế nhưng, ban đêm thuộc âm, âm khí thịnh, không những không đạt tác dụng “chống đỡ”, trái lại âm hàn ban đêm quá thịnh mà gây tiêu hao dương khí cơ thể. Thận âm vốn bất túc, lại chịu ảnh hưởng của âm hàn ban đêm rồi gây ra hư suy, dẫn đến thận dương không đạt tác dụng “ôn ấm”, làm cho bàng quang khí hóa không bình thường tạo ra tiểu đêm nhiều.

Điều quan trọng hơn, căn cứ theo lý luận Đông y, việc chữa bằng thuốc, hoặc ăn uống, đều có hiệu quả tốt. Kiến nghị người có triệu chứng nặng hơn trước tiên dùng thuốc, hoặc thuốc và món ăn dùng chung.