Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Bài trị viêm xoang theo y học cổ truyền

 Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh, đặc biệt là vào mùa thu đông, thời tiết lạnh và khô hanh, môi trường ô nhiễm…

Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh, đặc biệt là vào mùa thu đông, thời tiết lạnh và khô hanh, môi trường ô nhiễm… Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn (huyết nhiệt), dị ứng do lạnh (phế khí hư, vệ khí hư) gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc mà gây bệnh

Viêm xoang được chia làm hai loại: 

viêm xoang dị ứng và viêm xoang nhiễm khuẩn. 

Viêm xoang dị ứng: 

Nguyên nhân thường do phong hàn kết hợp với phế khí hư và vệ khí hư. 

Phép chữa Viêm xoang dị ứng:

bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn. 

Viêm xoang do nhiễm khuẩn: 

Nguyên nhân thường do nhiệt độc. Có hai thể cấp và mạn tính:

Viêm xoang do nhiễm khuẩn thể cấp tính:

 Bệnh mới phát, người bệnh ngạt mũi, chảy nước mũi vàng có mủ, xoang hàm và xoang trán đau, viêm mũi, người sợ lạnh, sốt, nhức đầu. 

Phép chữa Viêm xoang do nhiễm khuẩn thể cấp tính:

thanh phế nhiệt giải độc.

Viêm xoang do nhiễm khuẩn thể mạn tính: 

Bệnh kéo dài, xoang hàm và trán ấn đau, thường chảy nước mũi có mủ, mùi hôi, mất khứu giác, thường xuyên nhức đầu. 

Phép chữa Viêm xoang do nhiễm khuẩn thể mạn tính: 

dưỡng âm nhuận táo, thanh nhiệt giải độc. 

Huyết hư trong đông y

  Huyết trong Đông y và Máu trong Tây y là một dạng vật chất hữu hình - một loại dịch lỏng, màu đỏ, lưu thông khắp cơ thể, là nền tảng cấu trúc và chức năng của cơ thể. Chứng Huyết hư và Thiếu máu có những nét tương đồng cho chúng ta một sự hình dung về sự giao thoa của hai nền y học.

Chứng huyết hư trong Đông y

Theo Đông y, huyết hư là một chứng hậu, nguyên nhân bao gồm tất cả các yếu tố dẫn đến sự thiếu hụt huyết lưu hành trong tạng phủ, kinh mạch, biểu hiện ra bên ngoài là sự thiếu nuôi dưỡng. Huyết là “tinh” của đồ ăn, thức uống, được nạp vào Vị, được Tỳ hóa ra, rồi vận lên Tâm, Tâm dùng chân âm Hỏa mà hóa sắc đỏ cho “tinh” tạo ra huyết. Huyết lại nương vào Phế để lưu thông khắp cơ thể, rồi lại về tàng trữ ở Can. Thận thuộc Thủy, chủ về tất cả “Thủy”- mà huyết là một loại thuỷ, nên Thận Tinh cũng sinh huyết. Đây là con đường tạo ra và vận hành của huyết trong cơ thể.

Huyết là một phạm trù lớn, thuộc tính Âm trong Âm Dương - nên “thường bất túc” mà sinh Hư chứng. Lẽ ấy là do người xưa quan sát trời đất, thấy Mặt trăng có lúc vơi lúc đầy, so với sự rực rỡ của Mặt trời,thuộc Dương - thì thường sinh thực chứng. Huyết có quan hệ mật thiết với Khí - thuộc Dương - Tạo thành một “cặp đôi” không thể tách rời. Huyết chủ tĩnh, dựa vào khí mà hành, cũng là nơi để khí nương tựa mà thực hiện công năng. Huyết chảy trong kinh mạch tựa như sông ngòi chảy trên mặt đất, nước dồi dào đất được tươi tốt; nước cạn dòng chảy yếu sinh mà ứ trệ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Huyết hư, trong đó, Hư lao là một trong những nguyên nhân chính. Hư lao là tên gọi chung của “ngũ lao, thất thương, lục cực”. “Ngũ lao” chỉ sự hoạt động quá sức của cơ thể làm tổn thương ngũ tạng, gồm tâm lao, can lao, tỳ lao, phế lao, thận lao.

Nội Kinh viết: nhìn lâu hại huyết (Tâm) vì huyết dựa vào mạch chứa đựng, các mạch lại quy về mắt, nằm lâu hại khí (Phế) do khí thuộc Dương, Dương chủ động, tĩnh làm khí trở trệ, ngồi lâu hại cơ nhục (Tỳ) vì Tùy chủ cơ nhục, chủ vận động, đứng lâu hại cốt (Thận) vì Thận chủ cốt tủy, cốt vững đứng được, đi lâu hại cân (Can) vì Can chủ cân, cân mạnh đi được, đó là thương tổn về ngũ lao.

Trong Nội Kinh, “thất thương” chỉ sự tổn thương tạng phủ do bảy loại tình chí gây ra, Tôn Tư Mạo đời Đường khi bàn về “thất thương” còn thêm các nguyên nhân từ bên ngoài, ông cho rằng: ăn no quá tổn thương tỳ; giận quá khí bốc lên tổn thương can, gắng sức mang nặng quá, ngồi lâu ở chỗ cát ướt tổn thương thận; để thân thể bị lạnh và uống thứ lạnh tổn thương phế; buồn rầu lo nghĩ tổn thương tâm; mưa gió rét nắng tổn thương hình thể; khiếp sợ quá không tiết chế được tổn thương ý chí. “Lục cực” chỉ sự suy yếu đến mức cùng cực, gồm: Khí cực, Mạch cực, Cân cực, Cốt cực, Nhục cực, Tinh cực.

Giữa Nam và Nữ Nữ thường gặp Huyết hư, vì Nữ thuộc Âm - như Huyết, lấy huyết làm gốc. phụ nữ có kinh nguyệt, thai sản, đều phụ thuộc vào huyết mà điều hoà, nhờ huyết đến hai Mạch Xung - Nhâm vượng mà phụ nữ có thể thụ thai, nhờ Huyết đủ mà kinh nguyệt đều đặn.


Bài trị thấp tim theo y học cổ truyền

 Bệnh thấp tim là một bệnh viêm nhiễm toàn thân, biểu hiện ở nhiều cơ quan mà chủ yếu là ở khớp và tim. Bệnh gặp chủ yếu ở tuổi thiếu niên (7 - 15 tuổi), chiếm đến 50% các bệnh về tim mạch; đặc biệt bệnh về van tim là do biến chứng của thấp tim.

Theo y học cổ truyền, bệnh thấp tim thuộc phạm vi các chứng nhiệt tý, chính xung, thủy thũng... Tạng phủ người bệnh vốn nhiệt, lại gặp phải ngoại tà xâm phạm kinh lạc và lưu ở đó không bài tiết ra được. Âm gặp dương phát sinh chứng hầm hập khó chịu, ngoài cơ nhục nóng như đốt, gọi là nhiệt tý. Nếu để lâu không chữa, hỏa càng thịnh, phát sinh chứng thũng, đau nhức như có lửa đốt; nếu những nơi sưng đỏ lặn vào bụng gây nốt dưới da, ban vòng, lại làm cho tâm thần hôn mê (múa giật), thường có nôn ọe, đó là khí độc công tâm (viêm cơ tim). 

Bệnh thấp tim thể viêm khớp cấp:

Người bệnh sốt cao, nhiệt độ lên xuống thất thường, có khi sợ lạnh, các khớp sưng nóng đỏ đau, cử động rất đau, di chuyển từ khớp này đến khớp khác; miệng khát, môi khô, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi trắng dày hay vàng, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác. 

Phương pháp chữa thấp tim thể viêm khớp cấp: 

Khu phong thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, lợi niệu trừ thấp. 

Thể viêm khớp cấp có kèm theo tổn thương ở tim

 (viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc) tương đương thể nhiệt tý và tâm tỳ hư.

Người bệnh sốt, các khớp sưng nóng đỏ đau, lưỡi đỏ, khát nước, hồi hộp trống ngực, thở gấp, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác vô lực hoặc mạch kết đại (loạn nhịp).

Phương pháp chữa Thể viêm khớp cấp có kèm theo tổn thương ở tim:

 bổ ích tâm tỳ, khu phong thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi niệu trừ thấp. 

Bài trị động kinh theo đông y

 Chứng động kinh Đông y gọi chứng bệnh Giản là chứng trạng bệnh lý của thần khí, bệnh xảy ra đột ngột...

Chứng động kinh Đông y gọi chứng bệnh Giản là chứng trạng bệnh lý của thần khí, bệnh xảy ra đột ngột, khi lên cơn choáng ngất, hôn mê bất tỉnh nhân sự mắt trực thị (trợn ngược) sùi bọt mép sau đó tự khỏi mọi hoạt động trở lại bình thường.

Nguyên nhân của chứng Giản có 2 nguyên  nhân chính. 

Do tiên thiên bất túc; do di truyền hoặc do bố mẹ cảm nhiễm bệnh tà trong khi thai nghén; do quá trình sinh đẻ không bình thường ảnh hưởng tới thai nhi...

Do hậu thiên: Các nguyên nhân làm thương tổn đến can, thận làm cho hỏa của can dấy lên, can phong nội động, thủy không chế được hỏa, hỏa phối hợp với đàm làm che lấp các khiếu và kinh lạc mà gây nên.

Triệu chứng Chứng động kinh:

Đột ngột lên cơn choáng ngã lăn bất tỉnh nhân sự, sùi bọt mép tay chân co quắp, thở đều; người trưởng thành có thể tìm chỗ trước khi ngất.

Sau khoảng 5 - 10 phút bệnh nhân lại hồi phục mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

Phương pháp điều trị Chứng động kinh: 

Tư bổ can thận an thần, hóa đàm.

Bài tóc bạc sớm gtheo y học cổ truyền

 Tóc bạc sớm thường do rối loạn nội tiết tố, do yếu tố di truyền nào đó, do lão hóa, do ăn uống thiếu một vài vitamin...

Tóc bạc sớm thường do rối loạn nội tiết tố, do yếu tố di truyền nào đó, do lão hóa, do ăn uống thiếu một vài vitamin, khoáng tố nào đó lâu ngày. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân như: stress, rối loạn miễn dịch.

Theo y học cổ truyền, tóc bạc sớm trước tuổi là do tinh huyết không đầy đủ. Bên cạnh đó còn do suy nghĩ nhiều, lao tâm. Tóc chính là phần huyết dư, vì thế khi cơ thể có tạng thận sung mãn, tinh huyết đầy đủ thì tóc sẽ đen bóng lâu bạc. Ngược lại, nếu tinh huyết không đầy đủ thì tóc dễ gãy rụng mau bạc sớm. Căng thẳng tinh thần thuộc về tình trạng tâm trí không được điều hòa, dẫn đến u uất mà phát hỏa và xuất hiện “huyết nhiệt” (máu nóng). Còn suy nghĩ quá nhiều, dễ hại tâm tỳ (hại tâm huyết và tỳ khí) từ đó gây khí huyết thiếu hụt, tóc bị mất đi sự nuôi dưỡng nên bạc sớm. Ngoài ra, nếu sinh hoạt và ăn uống không đầy đủ, mất ngủ... làm tăng tốc độ tóc bạc.

Trị vẹo cổ theo đông y

  Vẹo cổ Đông y còn gọi là trúng phong kinh lạc.

 Bệnh xuất hiện rất đột ngột: sáng sớm khi ngủ dậy đã thấy mình bị vẹo cổ, không quay đầu được, vùng cổ gáy không sưng, ấn vào thấy đau, cảm giác tê bì co cứng, toàn thân mệt mỏi, ngại vận động, tinh thần uể oải không được nhanh nhẹn như trước.

Nguyên nhân vẹo cổ : 

do bị nhiễm cảm phong hàn, tà khí thừa cơ xâm nhập làm cho khí huyết trở trệ, kinh lạc ách tắc mà gây ra bệnh.

Nguyên tắc điều trị vẹo cổ : 

Trừ phong tán hàn, điều hòa khí huyết.

Bài chữa trúng phong kinh lạc theo y học cổ truyền

 Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây trúng phong là do gió độc từ ngoài vào cơ thể, nhân người khí hư, huyết suy, doanh, vệ mất sự điều hòa, tấu lý không được kín đáo mà gây bệnh.

Người bị trúng phong kinh lạc có các triệu chứng: 

liệt mặt, lưỡi lệch về một bên, liệt nửa người, thoáng mất ý thức, hoa mắt, chóng mặt, mạch huyền tế sác thuộc chứng âm hư hỏa vượng; hay gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch thể can thận âm hư.

Nếu người bệnh chân tay co quắp, miệng sùi bọt, cử động lưỡi khó khăn, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoạt hoặc huyền hoạt, thuộc chứng phong đàm; hay gặp ở người cao huyết áp tạng béo có cholesterol máu cao. Chứng liệt nửa người này không có hôn mê như tai biến mạch máu não (trúng phong tạng phủ). 

Phương pháp chữa trúng phong kinh lạc: 

Tư âm tiềm dương (nếu do âm hư hỏa vượng). Trừ đàm thông lạc (nếu do phong đàm).