Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Bài trị bệnh vẩy nến theo y học cổ truyền

 Khái niệm bệnh vẩy nến được y học cổ truyền  mô tả rất sớm

 cùng ra đời với những bệnh danh: Ngân Tiêu Bệnh, Tùng Bì Tiễn, Bạch Chủy, Chủy Phong, Bạch Xác Sang, Tùng Hoa Tiễn. Nghĩa là chứng ngứa, sần ở da. Theo y lý cổ truyền là bệnh mạn tính, tái phát liên tục, đa phần phát sinh ở tứ chi, mặt bên đùi, đầu gối, cẳng chân, mặt ngoài tay, hông và vùng đầu. Tổn thương chủ yếu là những sần cộm kiểu đốm, đám hoặc mảng, đỏ hoặc trắng mốc như sáp nến và ngứa

Do ngoại tà khách ở bì phu: lục dâm (phong, hàn, nhiệt, thấp, thử, táo) xâm nhập vào phần cơ, phu làm cho khí của Phế vệ không được tuyên thông, làm cho kinh lạc bị ngăn trở, ứ đọng lại ở da (phu tấu), không nuôi dưỡng được da gây nên. Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận viết: “Tấu lý hư yếu, phong và khí xâm nhập vào, huyết ứ lại không nuôi dưỡng được cơ nhục gây nên bệnh”.

Do tình chín nội thương: thất tình bị ức chế, uất kết lâu ngày hóa thành hoả, hoả nhiệt hoá thành độc tà vào phần doanh huyết, bên ngoài ảnh hưởng đến phu tấu (da), lỗ chân lông bị bít lại không thông, khí trệ huyết ứ gây nên bệnh.

Do trúng độc: ăn nhiều thức ăn cay, nóng, tanh, tươi sống, trứng … khiến cho phong bị động, Tỳ Vị không điều hòa, khí trệ không thông, thấp nhiều cùng kết lại, thấm vào tấu lý, gặp phải hàn thấp, khí huyết tương bác nhau gây nên bệnh.

Do mạch Xung và Nhâm không điều hòa: mạch Xung và Nhâm liên hệ với tạng Can và Thận, vì vậy kinh nguyệt và sinh dục là yếu tố làm cho mạch Xung và Nhâm không điều hòa, khiến cho âm dương của Can Thận thiên lệch gây nên, biểu hiện bằng âm hư nội nhiệt hoặc do dương hư ngoại hàn, lâu ngày làm cho âm dương đều hư hoặc chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn.

Điều trị vẩy nến theo y học cổ truyền

Điều trị vẩy nến tại chỗ:

- Giai đoạn phát triển: bôi ngoài nhũ cao lưu hoàng 5%.

- Giai đoạn ổn định: bôi ngoài cao mềm lưu hoàng 10%, cao mềm hùng hoàng ngày 2 - 3 lần.

- Thuốc ngâm rửa: khô phàn 120g, cúc hoa dại 240g, xuyên tiêu 120g, mang tiêu 500g, sắc nước tắm mỗi ngày hoặc cách nhật, dùng cho trường hợp bệnh tổn thương rộng.

Điều trị vẩy nến toàn thân:

Bệnh vẩy nến Thể phong hàn:

- Nhiều vết chấm xuất hiện giống như đồng tiền hoặc từng mảng mầu hồng, trên mặt mụn có thể thối nát.

- Phát bệnh quanh năm. Từ mùa đông đến mùa hè thường tự bớt hoặc giảm ẩn đi.

- Lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch phù khẩn.

Phép trị Bệnh vẩy nến Thể phong hàn

sơ phong, tán hàn, hoạt huyết, điều doanh.

Bệnh vẩy nến Thể huyết ứ:

Vết ban màu đỏ tối hoặc tím, to nhỏ không đều, bề mặt hơi lõm, khô trắng đục, không bong da.

Có một ít vết ban nhỏ mới xuất hiện kèm theo ngứa hoặc không ngứa, miệng khô, không muốn uống.

Lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết.

Rêu lưỡi trắng nhạt hoặc hơi vàng.

Mạch huyền sáp hoặc trầm sáp.

Điều trị Bệnh vẩy nến Thể huyết ứ:

hoạt huyết hóa ứ, thông lạc.


Học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông

 Với Hải Thượng Lãn Ông, y lý của Đông phương với các học thuyết triết học duy vật cổ như âm dương, ngũ hành... được vận dụng vào lĩnh vực y học đã được khai thác một cách sâu sắc và sáng tạo.

Tại sao lại gọi là “Học thuyết Thủy hỏa”?

Học thuyết thủy hỏa hay còn gọi là học thuyết tâm thận, 

được Hải Thượng Lãn Ông xây dựng dựa trên cơ sở của các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng tượng của YHCT Đông phương. Với thuyết âm, dương, thủy thuộc nước thuộc âm, hỏa thuộc lửa thuộc dương, với thuyết ngũ hành, thủy hỏa lại là hai hành tương khắc với nhau, với thuyết tạng tượng, hai tạng tâm,  thận lại nằm trong phạm vi “ngũ tạng”. Tuy nhiên chúng lại thường xuyên có sự giao nhau trong cuộc sống, hai thứ đó luôn có mối quan hệ hữu cơ, ví như ánh sáng của mặt trời là nguồn gốc tạo ra sức sống của muôn vật, nước thì nuôi sống muôn loài. Cuộc sống không thể thiếu một trong hai thứ đó. Trên cơ sở như vậy, Hải Thượng Lãn Ông lấy sự cân bằng của hai tạng tâm thận trong cơ thể làm gốc với nguyên tắc “Giáng tâm hỏa và ích thận thủy”. Ông cho rằng “Con người cũng như vũ trụ, muốn tồn tại, phải có hỏa”, cái hỏa trong con người trước hết thuộc tạng tâm (quân hỏa), tiếp theo là cái hỏa của thận (tướng hỏa). Hai thứ hỏa này luôn được cân bằng với phần “thủy” của tâm huyết: Phần âm của tâm và thận thủy: thận âm. Hải Thượng cho rằng, bệnh tật phát sinh trong con người  là do sự thiên lệch của thủy và hỏa, tức có sự mất cân bằng của hai tạng tâm và thận. Ông cho rằng  “chữa bệnh nặng không biết đến thủy, hỏa; chữa bệnh nhẹ không biết đến khí huyết thì chẳng khác chi trèo cây tìm cá”.

 Vận dụng của thuyết Thủy hỏa!

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng, đối với người mà chân dương thịnh thì phải bổ âm, người chân âm thịnh thì phải bổ dương; tuy vậy khi bổ âm phải kèm theo vị bổ dương để không ảnh hưởng đến tỳ vị. Thông thường để bổ âm, Hải Thượng khuyên dùng phương lục vị; còn khi bổ nguyên khí củng cố chân hoả của thận thì dùng phương bát vị. Còn người âm dương đều hư thì ông khuyên dùng phương thập toàn đại bổ.

Ngoài ra, Hải Thượng đã vận dụng phép biến phương vào hai phương lục vị và bát vị để tạo ra tới hơn 50 phương thuốc khác nhau để trị rất nhiều loại bệnh tật trong cơ thể. Chẳng hạn từ phương “lục vị”, một cổ phương do Trương Trọng Cảnh danh y đời nhà Hán xây dựng, gồm thục địa 8 lạng, phục linh, đan bì, trạch tả, mỗi vị 3 lạng,  sơn thù du, hoài sơn, mỗi vị  4 lạng. Các vị luyện mật ong làm hoàn ngày uống 12 -16g, dùng để chữa thận âm hư,  tinh khô, huyết kiệt, đau lưng, mỏi gối, hoa mắt ù tai, tiêu khát. Hải Thượng đã gia thêm cúc hoa, kỷ tử mỗi thứ 3 lạng vào phương “lục vị” tạo ra phương Kỷ cúc địa hoàng hoàn, trị thận âm hư gây hoa mắt, thị lực giảm. Cũng với cách làm tương tự, ông gia đương quy, bạch thược, kỷ tử, cúc hoa, thạch quyết minh, bạch tật lê vào Lục vị để có phương Minh mục địa hoàng hoàn, trị mắt khô, quáng gà, giảm thị lực.

Đối với  cổ phương bát vị hoàn: thục địa 8 lạng, sơn thù du, hoài sơn, mỗi vị 4 lạng,  đan bì, trạch tả, phục linh, mỗi vị 3 lạng, phụ tử, nhục quế, mỗi vị 1 lạng. Các vị luyện mật ong làm hoàn ngày uống 12-16g,  dùng để bổ thận dương, trị chứng mệnh môn suy,  người gầy, lưng gối đau lạnh tiểu không lợi hoặc không kiềm chế được. Tiểu đêm nhiều lần, Hải Thượng đã dùng  quế chi thay quế nhục để có phương Kim quỹ thận khí hoàn, trị phù do thận, khí huyết bị ứ trệ. Bát vị hoàn gia ngưu tất, xa tiền thành Tế sinh thận khí hoàn, trị thuỷ thũng, phù nề, bụng đầy trướng.

Học thuyết Thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông không những vừa mang tính sáng tạo, tính thực tiễn mà còn mang tính khoa học của thời đại.

Bài trị bệnh phát sinh từ chứng thủy ẩm theo đông y

 Chứng thủy ẩm

 thường do sự vận hành và phân bố của thủy dịch trong cơ thể mất bình thường, nước ứ đọng lại mà thành chứng ẩm.

Thủy ẩm thường tích tụ ở ngực, bụng, vị (dạ dày), trường (ruột), tay chân và trong các bộ vị khác nhau của cơ thể. 

Nguyên nhân gây ra chứng thủy ẩm 

là do dương khí hư, âm khí bế tắc không vận chuyển được thủy dịch. Sự khí hóa không đầy đủ, đàm ẩm ứ đọng lại mà sinh bệnh. Biểu hiện trong vị có tiếng nước óc ách, suyễn thở đoản hơi, nôn hoặc buồn nôn. Sau lưng có vùng lạnh bằng bàn tay, hay chóng mặt, hoa mắt, có khi mặt hơi phù, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm huyền.

Một số phép trị  dưới đây giúp trị các chứng bệnh phát sinh từ chứng thủy ẩm :

Chứng đàm ẩm

Triệu chứng: Người bệnh vốn béo mập, bỗng nhiên sút cân, bụng trướng đầy mà đau, trong vị tràng có tiếng nước ọc ạch khó chịu, miệng khô, lưỡi ráo, mặt và mắt phù nhẹ, đại tiện táo kết, tiểu tiện vàng sẻn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Điều trị Chứng đàm ẩm: 

Tiêu thủy ẩm lợi tiểu.

Chứng huyền ẩm

Triệu chứng: Bệnh nhân ho, đau hai bên mạn sườn, mỗi khi thở, ho, hoặc cử động thì đau tăng lên, đoản hơi, thở gấp, rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền.

 Điều trị Chứng huyền ẩm

Công trục thủy ẩm.

Chứng chí ẩm

Triệu chứng: Bệnh nhân ho nhiều khí nghịch lên, phải ngồi tựa mà thở, đờm nhiều bọt trắng, người phù nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền khẩn.

Điều trị Chứng chí ẩm: 

Ôn phế hóa đờm ẩm.

Chứng ẩm tà ứ đọng dưới tâm (nước ngoài màng tim)

Triệu chứng: Bệnh nhân hoa mắt chóng mặt buồn nôn, ho khan khí nghịch, dưới tâm có thủy dịch, ngực sườn đau tắc nghẹn và đầy, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt.

Điều trị Chứng ẩm tà ứ đọng dưới tâm (nước ngoài màng tim): 

Kiện tỳ hóa ẩm làm hưng phấn trung dương.

Chứng dật ẩm

Triệu chứng: Bệnh nhân tay chân phù nhẹ, mồ hôi không ra được, toàn thân đau nhức nặng nề khi ẩm tà đang ở biểu. Nếu hàn tà vào lý ẩm thịnh thì bệnh nhân sốt cao mà sợ lạnh, ho suyễn đờm nhiều có bọt trắng.

Điều trị Chứng dật ẩm

Phát hãn giải biểu.


Bài viêm đường dẫn mật theo đông y

 Viêm đường dẫn mật :

là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan. Bệnh nhân đau ở vùng hạ sườn phải, đau lan đến vùng thượng vị, đau tức khó chịu, có khi đau dữ dội, đau lan ra phía sau, đau lan lên vai phải.

Bệnh nhân thường sốt từ 39-400C, sốt kéo dài và âm ỉ, miệng đắng, ăn ít hoặc bỏ ăn, tiêu hóa rất kém, mỏi mệt sút cân nhanh. Kèm theo da và mắt vàng do dịch mật bị ứ lại, người bệnh bị ngứa ngoài da, nước tiểu cũng vàng.

Nguyên nhân gây bệnh Viêm đường dẫn mật

là do sỏi, do vi khuẩn, do can khí uất kết hoặc do thấp nhiệt. 

Phép điều trị bệnh Viêm đường dẫn mật

là chống viêm thanh nhiệt, lợi mật hóa thấp. Nếu có sỏi thì cần phải bài thạch…

Bài zona theo y học cổ truyền

 Theo Y học cổ truyền, zona thuộc loại “ôn bệnh”, 

Nguyên nhân mắc zona: 

do thấp nhiệt, do uất kết làm cho kinh lạc bị trở trệ mà sinh ra bệnh. zona nằm trong phạm trù bệnh ngoại khoa. Đối với mỗi giai đoạn của zona, Đông y sẽ có những cách chữa tương ứng với nhiều biện pháp khác nhau.

Zona là bệnh do virút Vacirella Zosterirus gây nên được dân gian quen gọi là bệnh giời leo. Virút Vacirella Zosterirus xâm nhập vào dây thần kinh, hạch giao cảm, chúng nhân lên ở hạch rễ sau và gây viêm cấp tính. Virút lan dọc theo rễ dây thần kinh cảm giác ngoại vi làm tổn thương bao Myelin gây tăng nhạy cảm ngoại vi, đau đớn, bỏng rát. Cơn đau, bỏng rát theo đường đi của dây thần kinh cảm giác đó chi phối. Tuy zona là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để bệnh nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, bệnh quá nặng thì vi rút sẽ tiêu hủy tế bào thần kinh tủy sống và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da.

Theo Y học cổ truyền, zona thuộc loại “ôn bệnh”, nguyên nhân: do thấp nhiệt, do uất kết làm cho kinh lạc bị trở trệ mà sinh ra bệnh. Zona nằm trong phạm trù bệnh ngoại khoa. Trong các y văn cổ có ghi lại, zona có rất nhiều tên gọi khác nhau như: hỏa đái sang, triền yên hỏa đơn, tri thù sang hay xà xuyên sang… Những tên gọi này được đặt theo vị trí, đặc điểm và hình thái của bệnh zona.

Bệnh zona gây nên bởi các nguyên nhân:

- Nội thương tình chí, can uất hóa hỏa dẫn đến can đởm hỏa thịnh, can khí uất kết và chạy đến bàng quang quấn lấy mạch đới.

- Do thấp nhiệt ứ trệ ở kinh tỳ, chức năng vận hóa của tỳ bị suy giảm và tích lại bì phu sinh nên bệnh.

- Do ngoại cảm độc tà hình thành thấp nhiệt hỏa độc dẫn tới bệnh càng trầm trọng hơn.

- Do hỏa độc tích tụ tại huyết sinh ban đỏ, thấp nhiệt độc gây tắc kinh mạch làm khí huyết không thông.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh

- Xuất hiện nốt mụn nước: khi bị zona thần kinh, da sẽ bị đỏ, dần dần xuất hiện những đám mụn nước căng bóng, khó vỡ.

- Bị một bên cơ thể: do bệnh có biểu hiện dọc theo dây thần kinh mà virút cu trú nên thường bệnh nhân chỉ bị một bên cơ thể. Nếu bị 2 bên cơ thể thì bệnh rất nặng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

- Đau nhức: đau nhức dọc theo dây thần kinh có virút khu trú, đau mình, đau mắt, đau tai, đau ngực... Đau nhức kèm cảm giác kim châm, kèm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát.

Người khỏe mạnh cũng bị zona tấn công nhưng thường gặp hơn ở người cao tuổi, càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Người đang mắc một số bệnh có thể là yếu tố thuận lợi mắc zona như: bệnh về máu (lympho mạn, hodgkin...), đái tháo đường, ung thư, viêm não - màng não, suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần, suy nhược cơ thể, xạ trị, thủy đậu...

Biến chứng của bệnh zona thần kinh

Nếu không được điều trị kịp thời zona sẽ có thể bị biến chứng, thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau khi bệnh đã được chữa khỏi, đặc biệt là ở người cao tuổi. Đau sau zona hay gặp và được đánh giá là “đáng sợ”. Các biến chứng khác ít gặp hơn là bội nhiễm da, tạo mụn mủ loét sâu, sưng bỏng và đau, viêm màng não, viêm tụy cắt ngang hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu, Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt, hoặc vào tai sẽ bị giảm thị lực.

Điều trị zona

Một trong những điều cần lưu ý là giữ vùng tổn thương do zona được khô ráo sạch sẽ, không tắm, tránh đổ mồ hôi hay sát trùng bằng các dung dịch lỏng thành dòng chảy trên da vì bệnh sẽ dễ lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành nếu bị ướt. Nên mặc quần áo rộng, tránh cọ phải vết thương.


Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Điều trị bệnh đái tháo đường theo đông y

 Bệnh đái tháo đường thuộc phạm trù “Tiêu khát” của Y học cổ truyền.

Đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường thuộc phạm trù “Tiêu khát” của Y học cổ truyền. Tiêu khát là sự đốt cháy tân dịch ở bên trong cơ thể (tiêu) từ đó mà nhu cầu cơ thể đòi hỏi phải ăn nhiều, uống nhiều để bù đắp tân dịch. Tiêu khát có nhiều hình thức đốt cháy, tiêu hao tân dịch, có thể chủ yếu bằng đường niệu, bằng đường sốt, ra mồ hôi hoặc nung đốt phần âm dịch làm cơ thể luôn luôn nống hơn bình thường… Cuối cùng gây ra 3 chứng trạng chủ yếu: Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh trong nước tiểu có nhiều đường nên thấy ruồi và kiến bâu.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh đái tháo đường

Bệnh này chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, ngũ tạng nhu nhược lại do ăn uống không điều độ, nhiều chất béo, ngọt. Nguyện vọng tình cảm mất điều hoà, lao động, tình dục quá độ mà dẫn tới thận âm suy hư, phế vị táo nhiệt. Có âm hư là gốc, táo nhiệt là ngọn. Bệnh kéo dài lâu ngày, âm tổn tới dương, dương hư hàn ngưng có thể dẫn tới ứ huyết ở bên trong.

Biến chứng của bệnh đái đường

a. Biến chứng nhiễm trùng

Có thể từ những mụn nhọt rất thường, những vết thương bề ngoài không đáng kể đến nhiễm trùng quan trọng hơn như hoại thư và lao phổi.

b. Biến chứng về thoái hoá

Tình trạng thoái hoá thường xảy ra ở các động mạch hoặc các bộ phận khác, nhất là mắt.

c. Biến chứng về thần kinh

Có thể từ viêm dây thần kinh đơn thuần đến những biến chứng quan trọng hơn như hôn mê do đái đường.

d. Hôn mê do đái đường (Toan – Xeton máu)

Xảy ra vào dịp:

- Nhiễm trùng hoặc nhiễm đôc nặng.

- Chấn thương tinh thần.

- Áp dụng chế độ giảm gluxit quá khắt khe

- Có khi không có nguyên nhân gì cả.

Điều trị đái tháo đường theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền tiêu khát gồm nhiều thể bệnh và có pháp điều trị cho từng thể bệnh như sau:

Đái tháo đường Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu)

* Chứng trạng Đái tháo đường Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu)

Phiền khát uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác.

* Pháp điều trị Đái tháo đường Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu): 

Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt

Đái tháo đường Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu)

* Chứng trạng Đái tháo đường Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu): 

Tiểu nhiều lần lượng nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác.

* Pháp điều trị Đái tháo đường Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu)

Tư dưỡng thận âm

Đái tháo đường Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu)

* Chứng trạng Đái tháo đường Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu)

Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gầy sút nhanh.

* Điều trị Đái tháo đường Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu)

Dưỡng vị sinh tân

Đái tháo đường Thể âm dương đều hư:

* Chứng trạng Đái tháo đường Thể âm dương đều hư

Tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.

* Pháp điều trị Đái tháo đường Thể âm dương đều hư

Tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương.

Đái tháo đường Thể ứ huyết

* Chứng trạng Đái tháo đường Thể ứ huyết: 

Quá trình bệnh lâu ngày, hoặc bệnh này phối hợp với biến đổi bệnh huyết quản tim mạch não, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ, chấm ứ, mạch tế sáp.

* Pháp điều trị Đái tháo đường Thể ứ huyết

Hoạt huyết hoá ứ



Bài xơ vữa động mạch não theo đông y

  Vữa xơ động mạch não là một trong những bệnh đáng chú ý nhất hiện nay, đặc biệt ở người có tuổi, với tình trạng tổn thương nội mạc động mạch vừa và lớn ở não dưới hình thái mảng vữa và tổ chức xơ.

Vữa xơ động mạch não 

có thể dẫn đến những hậu quả rất nặng nề như thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não, teo não..., thậm chí có thể gây tử vong.

Trong y học cổ truyền, vữa xơ động mạch não 

thuộc phạm vi nhiều chứng bệnh tùy theo biểu hiện của bệnh như “huyễn vựng”, “đầu thống”, “kiện vong”, “trúng phong”... 

Xơ vữa động mạch não Thể Can dương thượng cang

Chứng trạng: Đầu choáng, mắt hoa, đau đầu, buồn phiền, bức bối, dễ cáu giận, ù tai, mất ngủ, sắc mặt đỏ, ngực sườn đầy tức, miệng khô, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Can dương thượng cang

Cần bình can tiềm dương

Xơ vữa động mạch não Thể Âm hư hỏa vượng

Chứng trạng: Lòng bàn tay bàn chân nóng, bức bối, phiền muộn, hay có cơn bốc hỏa, ngủ kém hay mê mộng, dễ hồi hộp, đầu choáng, tai ù, hay quên, vã mồ hôi ban đêm, lưng đau, gối mỏi, môi khô, miệng khát, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch nhanh nhỏ.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Âm hư hỏa vượng: 

Cần tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần

Xơ vữa động mạch não Thể Đàm trọc trở lạc

Chứng trạng: Thể trạng béo trệ, đầu đau và nặng như đeo đá, hoa mắt chóng mặt, ngực bụng đầy chướng, hay quên, chất lưỡi bè bệu có vết hằn răng, rêu lưỡi trắng dầy dính, mạch hoạt hoặc huyền hoạt.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Đàm trọc trở lạc: 

Cần kiện tỳ táo thấp, hóa đàm khai khiếu

Xơ vữa động mạch não Thể Đàm nhiệt thượng nhiễu

Chứng trạng: Đầu đau, căng chướng, chóng mặt, ợ chua, ợ hơi, mất ngủ, miệng đắng và khô, đại tiện bí kết, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi đỏ dính, mạch huyền sác.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Đàm nhiệt thượng nhiễu: 

Cần thanh nhiệt hóa đàm, khai khiếu

Xơ vữa động mạch não Thể Khí huyết lưỡng hư, phong tà nhập trung

Chứng trạng: Mệt mỏi vô lực, tinh thần uể oải, hoa mắt chóng mặt, khó thở, đầu đau có cảm giác trống rỗng, tư duy trì trệ, trí nhớ suy giảm, tứ chi tê dại, chán ăn, chậm tiêu, sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù nhược.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Khí huyết lưỡng hư, phong tà nhập trung: 

Cần bổ khí dưỡng huyết, khứ phong thông lạc

Xơ vữa động mạch não Thể Khí huyết lưỡng hư, đàm ứ trở lạc

Chứng trạng: Chóng mặt, đau đầu có cảm giác trống rỗng, mệt mỏi, khó thở, ngủ kém hay mê mộng, trí nhớ suy giảm, toàn thân nặng nề, chất lưỡi xám tối, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi dầy dính, mạch hoạt.

Trị liệu Xơ vữa động mạch não Thể Khí huyết lưỡng hư, đàm ứ trở lạc: 

Cần phải ích khí bổ huyết, kiện tỳ hóa đàm, khứ ứ thông lạc