Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Theo đông y Tỳ, phế khí hư dễ mắc chứng cảm mạo

 Chứng tỳ phế khí hư

 thường gặp trong các bệnh: cảm mạo, cảm mạo lưu hành (cúm), viêm họng, ho, suyễn chứng…

là một loại bệnh phức hợp tỳ khí hư đồng thời có cả phế khí hư hoặc do tỳ khí hư từ trước, liên lụy đến phế tạo thành chứng tỳ phế khí cùng hư. Hoặc do phế khí hư từ trước liên lụy đến tỳ mà dẫn đến chứng phế tỳ khí cùng hư.

 Bệnh chứng Chứng tỳ phế khí hư gây cảm mạo

chủ yếu là tỳ mất sự kiện vận, phế mất sự tuyên giáng, tân dịch không phân bố được, đờm và thấp ngăn trở mà sinh bệnh. Nhân cơ hội tạng phủ bất túc mà sinh ra hư chứng, bệnh chủ yếu do nội thương gây ra.

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, thể lực hư yếu hoặc ốm lâu ngày, cơ thể suy yếu, phụ nữ sau khi sinh chính khí chưa hồi phục… sinh chứng ngoại cảm phong hàn lưu hành (cảm cúm).

Triệu chứng Chứng tỳ phế khí hư gây cảm mạo:

 sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng mạch phù, đoản hơi, mệt mỏi, đàm ẩm, ho ra đờm trắng, mạch hư vô lực.

Phép trị Chứng tỳ phế khí hư gây cảm mạo:

 Ích khí giải biểu tuyên phế hóa đàm.

Trên lâm sàng có thể chia ra hai nhóm chứng trạng:

Một là do phế khí hư thì ho kéo dài, đờm trắng loãng, ngực khó chịu đoản hơi, tiếng nói nhỏ, có khi khản tiếng, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, dễ cảm mạo.

Hai là tỳ khí bất túc thì ăn kém, bụng trướng đầy, đại tiện phân nhão, chân tay nặng nề, mặt và tay chân phù thũng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch tế nhược.

Do phế khí hư tổn mà sinh ra chứng khái thấu (ho). 

Bệnh phát ở phế rồi sau mới truyền sang tỳ.

Triệu chứng Do phế khí hư tổn mà sinh ra chứng khái thấu (ho): 

Bệnh nhân ho nhiều, đờm nhiều có màu trắng,bụng đầy, ăn kém, chân tay mỏi mệt, hụt hơi, tự ra mồ hôi, đại tiện phân nhão, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.

Phép trị Do phế khí hư tổn mà sinh ra chứng khái thấu (ho):

 Ích khí kiện tỳ hóa đờm chỉ ho.

Do tỳ khí bất túc sinh chứng suyễn

do đờm thấp ủng tắc ở trong, đường thở của phế bị tắc nghẽn, phế khí mất sự hòa giáng mà sinh chứng suyễn.

Triệu chứng Do tỳ khí bất túc sinh chứng suyễn:

 Bệnh nhân ho suyễn, nhiều đờm dính, khạc khó ra, mạch hoạt.

Phép trị Do tỳ khí bất túc sinh chứng suyễn: 

Bổ tỳ ích khí, tiêu đờm giáng khí bình suyễn.

Bài đau răng, sưng bọng răng theo đông y

 Đau răng, sưng bọng răng, đau lợi

 là những chứng bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Theo Đông y, sưng lợi, đau răng, sưng bọng răng thuộc “phong nha đông thống”. Bệnh có thể tái phát từng đợt hoặc tự nhiên xảy ra khi gặp gió lạnh, sau khi ăn thức ăn lạ: thịt trâu, thịt gà cũng như một vài thực phẩm khác. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị ngay, lâu ngày ảnh hưởng đến ăn uống và toàn bộ cơ thể.

Biểu hiện Đau răng, sưng bọng răng, đau lợi

sưng bọng ở một hay nhiều chân răng, có thể ở một hoặc cả hai bên hàm răng, thường sưng khu vực xương hàm. Nếu sưng cả hai bên làm cho má sưng to, ăn uống kém; mạch tế sác. 

Nguyên nhân Đau răng, sưng bọng răng, đau lợi

do kinh vị hỏa thịnh phối hợp với phong nhiệt tà ở bên ngoài xâm nhập lưu trú, làm phong nhiệt hóa hỏa tại vùng lợi và chân răng gây sưng. Nếu phong tà mạnh làm bọng răng đau nhức khó chịu, người bệnh sốt hoặc sưng tấy một hoặc cả hai bên hàm răng. 

Phép chữa Đau răng, sưng bọng răng, đau lợi

là khu phong thanh nhiệt, trừ thấp.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Bài trị bệnh tâm cam theo y học cổ truyền

 Bệnh tâm cam (tâm yếu) 

phần nhiều do ăn uống không phù hợp, có khi tạng tâm uất nhiệt. Bệnh tâm cam mới mắc biểu hiện đi tiểu như nước đục, tâm thuộc hỏa sắc đỏ, chủ huyết mạch. Nếu để lâu, bệnh khó điều trị.

Biểu hiện Bệnh tâm cam (tâm yếu):

 mặt hay đỏ, mắt có tia máu, người nóng ra mồ hôi, hay sợ, giật mình, miệng khô khan, khát nước, phát lở ở miệng, tiểu tiện vàng và ít, ngực và mạng sườn đầy tức… 

Bệnh tâm cam nhiệt thịnh, bứt rứt, miệng lở, tiểu đỏ

Phép trị Bệnh tâm cam nhiệt thịnh, bứt rứt, miệng lở, tiểu đỏ

thanh tâm, lợi thủy

Bệnh tâm cam do Tạng tâm hư nhiệt lâu

Phép trị Bệnh tâm cam do Tạng tâm hư nhiệt lâu

thanh tâm định kinh tiêu cam.

Bệnh tâm cam do Tâm khí hư, hay giật mình hoảng hốt

Phép trị Bệnh tâm cam do Tâm khí hư, hay giật mình hoảng hốt

bổ tâm dưỡng huyết.

Bệnh tâm cam lâu ngày, tinh thần hoảng hốt đêm ngủ không yên

Phép trị Bệnh tâm cam lâu ngày, tinh thần hoảng hốt đêm ngủ không yên

ích tâm, bổ khí dưỡng huyết.

Bài trị chứng vị khí hư theo đông y

 Chứng vị khí hư 

thường gọi là chứng vị khí bất túc, công năng thu nạp và ngấu nhừ thức ăn, đồ uống sút kém dẫn đến tình trạng vị mất đi sự hòa giáng,

phần nhiều là do ăn uống không điều độ, cơ thể mệt nhọc hư tổn. Hoặc do thổ tả thái quá, làm tổn hại vị khí mà gây bệnh.

Biểu hiện Chứng vị khí hư:

 môi trắng nhợt, mạch hữu quan nhuyễn nhược, thường gây ra các chứng nôn mửa, nấc, không ăn được, đau vị quản, dạ dày đau âm ỉ cả ngày. Khi ấn tay vào thì đỡ đau. Không muốn ăn uống, khi ăn vào thì lâu tiêu hoặc ăn vào thì nôn ra, có kiêm chứng hụt hơi, lười nói, tiếng nói nhỏ nhẹ, sắc mặt vàng bủng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.

Do vị khí hư sinh chứng vị quản thống:

 thời kỳ đầu thuộc thực chứng, phần nhiều do can khí phạm vị hoặc do đàm ẩm lưu trệ ở vị hay do ngoại tà xâm nhập. Nếu bệnh để lâu ngày không được điều trị, làm tổn thương chính khí, khi vị khí bị tổn hại, bệnh thuộc hư chứng. Đây là do vị khí hư yếu, kinh mạch không được nuôi dưỡng mà gây nên bệnh.

Triệu chứng do vị khí hư sinh chứng vị quản thống: 

Vị quản đau âm ỉ, khi đói thì đau tăng, khi ăn vào thì giảm đau, ấn tay vào thì dễ chịu, lưỡi nhạt, mạch hư nhược.

Điều trị do vị khí hư sinh chứng vị quản thống: 

Bổ ích vị khí.

Do vị khí hư nhược gây cồn cào:

 do không làm được chức năng ngấu nhừ thức ăn, trọc âm không giáng xuống, đàm ẩm lưu trệ mà sinh ra bệnh chứng tào tạp (cồn cào). Sách Bút hoa y kính viết: “Tào tạp là cồn cào quấy nhiễu không yên, khi ăn vào thì tạm dễ chịu, thở gấp mà kém ăn. Đó là do trung tiêu hư yếu, có kiêm đàm ẩm vậy”.

Triệu chứng Do vị khí hư nhược gây cồn cào: 

Bệnh nhân thấy trong vị (dạ dày) cồn cào không yên, khó mô tả hình dung, có cảm giác như đói mà không phải đói, giống như đau mà không phải đau, miệng nhạt không có mùi vị, lợm giọng buồn nôn, có khi nôn mửa.

Phép trị Do vị khí hư nhược gây cồn cào: 

Kiện tỳ hòa vị.

Do vị khí bất túc gây nấc:

 khí mất sự hòa giáng nghịch lên trên mà sinh chứng ách nghịch (nấc).

Triệu chứng Do vị khí bất túc gây nấc:

 Do tỳ vị đều hư, lại cảm nhiễm phong tà cho nên khi ăn cơm vào vị không chuyển hóa được, khí của thức ăn cũ và thức ăn mới chống lại nhau, không chuyển hóa được, làm cho vị khí nghịch lên, vị nghịch thì tỳ khí cũng nghịch, bụng trướng đầy, lại bị khí lạnh nhập vào mà sinh ra chứng ách nghịch.

Phép trị Do vị khí bất túc gây nấc: 

Bổ vị hòa trung, trừ nấc.

Do phát hãn hoặc thổ hạ quá mức làm tổn thương vị khí gây ợ hơi:

 vị khí hư yếu, thực trệ tích lại làm cho vị khí nghịch lên sinh chứng ái khí (ợ hơi). Sách Loại chứng trị tài viết: “Vị khí ẩn náu nghịch lên, sinh ra ợ hơi, buồn nôn, phải dùng vị mặn làm mềm chứng bỉ (tích tụ), dùng chất nặng để giáng nghịch.

Triệu chứng Do phát hãn hoặc thổ hạ quá mức làm tổn thương vị khí gây ợ hơi:

 Bệnh nhân ợ hơi liên tục nhưng không có mùi nồng của thức ăn, dưới tâm bỉ đầy, thích xoa bóp.

Phép trị Do phát hãn hoặc thổ hạ quá mức làm tổn thương vị khí gây ợ hơi:

 Bổ hư tỳ vị giáng khí nghịch.

Do tỳ vị hư yếu, khí thăng giáng thất thường mà sinh chứng ẩu thổ (nôn mửa). 

Sách Y học chính truyền viết: “Bệnh nhân mắc bệnh đã lâu, khí hư, vị khí bị suy nặng, ngửi thấy mùi thức ăn thì nôn ọe”.

Triệu chứng Do tỳ vị hư yếu, khí thăng giáng thất thường mà sinh chứng ẩu thổ (nôn mửa): 

Bệnh nhân nôn mửa ra nước trong hoặc ăn uống không cẩn thận cũng gây nôn mửa, ăn kém, đại tiện phân lỏng.

Phép trị Do tỳ vị hư yếu, khí thăng giáng thất thường mà sinh chứng ẩu thổ (nôn mửa): 

Kiện bổ tỳ vị.

Do tỳ vị hư yếu, nguồn sinh hóa của huyết không đủ mà sinh chứng hư lao. 

Sách Chư bệnh nguyên hậu luận viết: “Tỳ vị cai quản cơ nhục toàn thân, vị là bể chứa thủy cốc, khi mắc chứng hư lao thì tỳ vị không hòa, khí của tỳ vị hư yếu mà ăn uống kém”.

Triệu chứng Do tỳ vị hư yếu sinh chứng hư lao:

 Bệnh nhân gầy còm, ốm yếu, sắc mặt vàng bủng, ăn kém, người mỏi mệt, tiếng nói nhỏ, hụt hơi, lười nói.

Phép trị Do tỳ vị hư yếu sinh chứng hư lao: 

Bổ tỳ ích vị.

Do vị khí hư yếu gây nôn oẹ khi mang thai:

 sau khi thụ thai, khí huyết dồn xuống để nuôi thai nhi càng làm cho vị khí yếu thêm mà mất đi sự hòa giáng, khí của xung mạch nghịch lên mà sinh ra chứng nôn ọe. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận viết: “Chứng ớ trở (nôn ọe) này chỉ là do vị khí yếu, lại kiêm cả trệ nữa”.

Triệu chứng Do vị khí hư yếu gây nôn oẹ khi mang thai:

 Bệnh nhân thời kỳ đầu có thai thường buồn nôn, nôn mửa, ăn vào thì nôn ra ngay, ngửi thấy mùi thức ăn thì buồn nôn, ăn uống kém, người mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch hoãn hoạt.

Phép trị Do vị khí hư yếu gây nôn oẹ khi mang thai: 

Kiện tỳ vị, hòa trung, giáng nghịch chỉ nôn.


Bài trị đau nhức khớp theo y học cổ truyền

 Ðau nhức các khớp thuộc phạm vi chứng tý của y học cổ truyền. 

Nguyên nhân Ðau nhức khớp

 do vệ khí của cơ thể không đầy đủ; phong, hàn, thấp nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây nên. Hoặc do người già can thận bị hư, hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận hư, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm khớp xương bị thoái hóa, biến dạng...

Người bệnh thường đau mỏi các khớp; khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp, đau tăng lên hoặc tái phát, lâu ngay trở thành mạn tính. Tùy theo triệu chứng lâm sàng mà phân ra các thể: phong tý, hàn tý, thấp tý.

 Phương pháp chung trị  Ðau nhức khớp

là khu phong tán hàn trừ thấp.

Đau nhức khớp do phong tý hay hành tý:

 Nguyên nhân Đau nhức khớp do phong tý hay hành tý:

 do phong là chính. 

Triệu chứng Đau nhức khớp do phong tý hay hành tý:

đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù. 

Phép chữa  Đau nhức khớp do phong tý hay hành tý:

khu phong là chính, tán hàn trừ thấp, hoạt huyết hành khí. 

Đau nhức khớp do hàn tý hay thống tý: 

Nguyên nhân Đau nhức khớp do hàn tý hay thống tý: 

 do hàn là chính.

Triệu chứng  Đau nhức khớp do hàn tý hay thống tý: 

 đau dữ dội ở một khớp, trời lạnh đau tăng, chườm nóng thì đỡ, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn. 

Phép chữa Đau nhức khớp do hàn tý hay thống tý: 

 tán hàn là chính, khu phong trừ thấp, hành khí hoạt huyết.

Đau nhức khớp do thấp khớp hay trước tý:

Triệu chứng Đau nhức khớp do thấp khớp hay trước tý:

 nhức mỏi các khớp, đau một chỗ, tê bì, đau các cơ, bệnh lâu ngày làm người bệnh khó vận động, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn, người nặng nề mệt mỏi. 

Phép chữa Đau nhức khớp do thấp khớp hay trước tý:

trừ thấp là chính, tán hàn khu phong, hành khí hoạt huyết. 


Bài yết hầu sưng đau theo đông y

 Yết hầu thũng thống là hiện tượng yết hầu sưng đau, 

lúc đầu có thể thấy ngứa họng, thích khạc nhổ, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Nếu nặng không chữa kịp thời, yết hầu nghẹn đau, ăn uống khó khăn, họng sưng đỏ lưỡi gà đỏ, nuốt nước bọt cũng đau, lưỡi đỏ hoặc hồng nhợt. 

Yết hầu sưng đau Thể đàm hỏa:

Triệu chứng Yết hầu sưng đau Thể đàm hỏa:

 yết hầu sưng, đau, nuốt nước bọt đau, người ậm ạch khó chịu, lợm giọng buồn nôn, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, ngại nói, nặng thì khò khè, khó thở, tâm phiền; mạch hoạt sác.

Yết hầu sưng đau Thể khí hư:

Triệu chứng Yết hầu sưng đau Thể khí hư:

 họng hơi sưng mà khô, đau, nhức nuốt nước bọt đau, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, đau nhiều vào lúc gần trưa, đại tiện phân lỏng, chân tay mềm nhẽo, người mệt mỏi; mạch hư nhược.

Yết hầu sưng đau Thể tỳ hư can uất:

Triệu chứng Yết hầu sưng đau Thể tỳ hư can uất:

 cổ họng hơi sưng mà khô, đau, nuốt nước bọt đau, ăn uống nghẹn khó nuốt, hai mạng sườn đau, thỉnh thoảng nóng lên cổ họng, lợm giọng, buồn nôn, ăn uống kém tiêu, người mệt, đại tiện thất thường, rêu lưỡi vàng cáu; mạch huyền.

Yết hầu sưng đau Thể thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà:

Triệu chứng Yết hầu sưng đau Thể thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà:

cổ họng khô, sưng đau, thường xuyên cảm giác nóng rát ở yết hầu, nuốt nước bọt khó khăn, đau, người phiền muộn, háo khát, ăn uống nghẹn khó nuốt, lưng đau, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện vàng sẻn. Rêu lưỡi vàng; chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Bài trị chứng tâm thống huyết ứ theo đông y

 Tâm thống huyết ứ (đau tim do huyết ứ) thuộc chứng bệnh “Tâm hung tý” trong y học cổ truyền. 

Biểu hiện Tâm thống huyết ứ

đau tức ngực khi gắng sức, ở ngay sau xương ức, đau nhói, đau như thắt, lan ra vai, tay trái, đau giảm đi khi nghỉ ngơi, lưỡi có đốm ứ huyết. Nếu không phòng trị kịp thời rất dễ gây tai biến huyết ứ nhồi máu cơ tim.

Người tuổi cao, người ốm lâu ngày thể lực suy yếu, hay căng thẳng thần kinh, ăn uống không phù hợp, lạm dụng chất kích thích, chất béo, thiếu vận động đều có thể sinh bệnh tâm thống huyết ứ. Sách cho rằng chứng tâm thống huyết ứ do mạch máu không thông. Có khi vì tà khí phong, hàn, thấp phạm huyết mạch ảnh hưởng tới tâm ở trong, tâm mạch bị nghẽn, doanh huyết vận hành không thông mà đau. 

Phép trị Tâm thống huyết ứ

hoạt huyết hoá ứ, trợ dương thông mạch…