Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Bài chữa đau đầu do khí huyết hư theo đông y

  Đau nhức đầu

là một triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý của nhiều bệnh, do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương). Theo YHCT, nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là do nội thương. Nguyên nhân đau đầu do nội thương gồm: can khí nghịch lên, đàm ủng huyết trệ, thận khí suy tổn và khí huyết hư..

Đau đầu do khí hư: 

Người bệnh khi đau khi không, đau tăng khi lao động, sắc mặt trắng, người mệt mỏi, ngắn hơi, ngại nói, hay đổ mồ hôi, sợ lạnh, miệng nhạt, lưỡi nhợt ít rêu, mạch tế vô lực.

 Phép chữa Đau đầu do khí hư: 

 ích khí thăng dương.

Đau đầu do huyết hư: 

Người bệnh đau đầu âm ỉ, ngồi dậy đau tăng, nằm thì giảm đau, xế trưa đau nhiều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ hay quên, chân tay tê dại, mắt khô, lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế.

Phép chữa Đau đầu do huyết hư: 

tư âm dưỡng huyết.

Bài chữa nhức đầu do ngoại cảm phong thấp theo y học cổ truyền

 Chứng đau nhức đầu 

là triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh lý của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ  thể (nội thương). Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm, nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là nội thương.

Đau đầu do ngoại cảm 

phần lớn là thực chứng. Người mắc chứng đau đầu do phong thấp thường có biểu hiện: nhức đầu như búa bổ, sợ gió, lồng ngực buồn bực, chân tay nặng nề, mỏi mệt, miệng nhạt dính, tiểu tiện không lợi, đại tiện lỏng nhão. Nếu rêu lưỡi trắng trơn, ướt, mạch phù hoãn là thiên về hàn; nếu rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác là thiên về nhiệt.

 Phép chữa Đau đầu do ngoại cảm 

 khu phong hóa thấp. 


Trị chứng bất lực thế nào mới đúng theo y học cổ truyền ?

  Theo y học cổ truyền, “dương nuy” là chứng bệnh dương vật không cương cứng lên được khi có cảm hứng. Y học hiện đại gọi là chứng “bất lực”.

Nguyên nhân gây nên bệnh chứng bất lực  rất phức tạp như: 

tình chí uất kết (yếu tố tâm lý, tình cảm), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), lục dâm xâm nhập (các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như hàn, thấp…), phòng sự quá độ (sinh hoạt tình dục bừa bãi), niên cao thể nhược (tuổi cao sức yếu), cửu bệnh sở luỵ (bị bệnh lâu ngày), bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền, tật bệnh từ nhỏ)... Những nguyên nhân này làm rối loạn công năng các tạng phủ, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên chứng dương nuy.  Song vì nhiều lý do khác nhau, khi lâm vào trạng thái bất lực, không ít bệnh nhân nghĩ ngay rằng: thận của mình quá kém và tự động đi tìm những vị thuốc đông y có tác dụng bổ thận tráng dương để trị liệu.

Thực tế lâm sàng cho thấy, không ít người ở vào độ tuổi 20 - 40 mắc chứng dương nuy - lâm vào tình trạng bất lực nhưng cơ thể vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh, không hề có các biểu hiện của hội chứng thận hư (thận theo quan niệm của Đông y) như đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc, răng long tóc rụng... Phần lớn nguyên nhân gây nên chứng này là do yếu tố tâm lý tình cảm (tình chí uất kết) tác động trước hết đến các tạng như can, tâm và tỳ, tạo nên những thể bệnh như Can khí uất kết, Tâm tỳ lưỡng hư... Quan niệm nguyên nhân của chứng bất lực chính là do “thận hư” là sai lầm.

Chứng bất lực không chỉ do thận hư.

Thuốc cường dương có chữa khỏi “bất lực”?

Trong khi bản thân người bệnh không có kiến thức chuyên môn và đang rất hoang mang thì một số thầy lang và người kinh doanh Đông dược lại vô tình hoặc cố ý khuếch đại một cách quá mức về công dụng của thuốc bổ thận tráng dương khiến cho người bệnh vì quá tin mà lạm dụng. Hậu quả là bệnh trạng của người bệnh không những không được cải thiện mà còn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như: căng thẳng thần kinh, mất ngủ, lở loét miệng, chảy máu chân răng, mụn nhọt, khô miệng, tăng huyết áp... Đối với những người bị bệnh bất lực do dùng tân dược để trị liệu tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, đái tháo đường... thì việc dùng nhầm hoặc lạm dụng các thuốc cường dương, ôn nhiệt là hết sức nguy hiểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu dùng kéo dài, thuốc tráng dương có thể gây ức chế sự hưng phấn của trục nội tiết vùng dưới đồi - tuyến yên - tinh hoàn vốn có vai trò rất lớn trong việc cường dương. Hơn nữa, lạm dụng thuốc tráng dương có thể còn làm cho tuyến tiền liệt ở nam giới phì đại nhanh chóng và dễ dẫn đến trạng thái ung thư hoá. Do vậy, không phải những vị thuốc và bài thuốc có công dụng bổ thận tráng dương là có thể chữa khỏi bệnh bất lực, từ đó đi đến việc sùng bái thuốc tráng dương, cường dương hậu quả lợi bất cập hại.

Khi bị “bất lực” có nên tuyệt dục?

Đương nhiên, khi cơ thể suy yếu thì việc tiết dục là hết sức cần thiết để bảo tồn tinh khí và giữ gìn sức khoẻ. Một con ngựa què thì đừng cố bắt nó leo dốc, nhất là khi lại phải kéo một chiếc xe bánh vuông. Tuy nhiên, ngoại trừ những trường hợp bị bất lực ở mức độ nặng, nghĩa là không thể “hành sự” được, còn thì với mức độ nhẹ và vừa thì vẫn nên duy trì sinh hoạt tình dục với tần số thích hợp dù cho tỉ lệ thành công không cao. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì không chỉ có tác dụng giải toả về mặt tâm lý mà còn tạo ra những kích thích có tính hưng phấn rất cần cho sự phục hồi của bệnh trạng. Ngay cả với những trường hợp bất lực ở mức độ nặng, nếu như không có sự gần gũi với người khác giới, không có sự động viên, khích lệ, ve vuốt của người bạn đời thì dẫu cho thuốc có hay đến mấy thì kết quả trị liệu cũng rất hạn chế. Khi có ham muốn tình dục nhưng lại ở trong tình trạng một thời gian dài không phóng tinh thì sẽ phát sinh hậu quả “ức chế tình dục”. Theo y học cổ truyền, việc ái ân có thể khơi thông ngũ tình, làm cho can khí thông suốt, tâm huyết điều đạt, tuyệt dục lâu ngày thì can khí không điều hoà, khí huyết ứ trệ, từ đó mà không đạt được mục đích dưỡng sinh.

Bài trị suy nhược cơ thể do can âm hư theo đông y

 Suy nhược cơ thể do can âm hư 

hay gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, tăng huyết áp và xơ cứng động mạch ở người già, người bị suy nhược thần kinh.

Biểu hiện Suy nhược cơ thể do can âm hư 

 Người bệnh dễ cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, lưỡi khô, mạch huyền tế sác.

Theo Đông y phương pháp chữa Suy nhược cơ thể do can âm hư 

chủ yếu là bổ can âm. Sau đây là một số bài thuốc  và các món ăn hỗ trợ điều trị

Bài sạm da theo đông y

 Sạm da 

là một bệnh da mắc phải do hắc tố lắng đọng quá mức. Tổn thương sạm da tại các vùng 2 bên má, mũi, quanh miệng. Bệnh hay gặp ở phụ nữ trung niên, do khí huyết và hoạt động của các tạng phủ bắt đầu suy yếu.

 Đông y cho rằng bệnh Sạm da 

phần nhiều do thận âm bất túc hoặc do can khí uất kết lâu ngày gây tổn thương âm huyết. Trên lâm sàng, bệnh hay kèm với các triệu chứng của thận âm không đầy đủ, rối loạn kinh nguyệt, đau lưng mỏi gối hoặc các triệu chứng của can khí uất tinh thần dễ cáu gắt bực bội…và có nhiều thể 

Sạm da do tỳ vị suy yếu

Biểu hiện Sạm da do tỳ vị suy yếu:

 da nhợt nhạt, ngực bụng đầy tức, người mệt mỏi, ăn không tiêu, đau bụng khi hành kinh, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. 

Sạm da do can khí uất kết

Biểu hiện Sạm da do can khí uất kết

thường hay tức ngực, miệng khô, hỏa nhiệt bốc lên mặt, đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, đau đầu khi hành kinh, tâm trí bất an. 

Sạm da do khí hư

Biểu hiện Sạm da do khí hư

người mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, sợ lạnh, nước tiểu trong, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng. 

Sạm da do huyết hư

Biểu hiện Sạm da do huyết hư

người gầy yếu, da khô, sắc mặt vàng, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện táo, tiểu vàng, nóng, người bứt rứt, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, lưỡi nhạt, rêu vàng.

Bài Trị chứng vô sinh do đa nang buồng trứng theo đông y

 Trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới thì đa nang buồng trứng được xem là khá phổ biến. Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu thường gặp nhất của người mắc chứng tổng hợp đa nang buồng trứng, đa số ở dạng bế kinh liên tục, trước khi bế kinh biểu hiện kinh nguyệt loãng quá ít.

Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được biểu hiện như thưa kinh (có kinh dưới 8 lần 1 năm), thiểu kinh (lượng kinh ra ít, ngày thứ 2 thứ 3 chỉ ra nhỏ giọt không thấm một miếng băng vệ sinh), kinh nguyệt thất thường, không theo chu kỳ, (tháng có tháng không, đến nhanh, chậm bất thường)…

Không có thai (có thể chẩn đoán được các nguyên nhân không có thai, trong đó không đậu thai do bẩm sinh là thường thấy nhất); Đa mao – tức là cơ thể có nhiều lông, mọc nhiều vào sau thời kỳ dậy thì, chẳng hạn như vùng trên miệng, xung quanh núm vú, đường dọc bụng, xung quanh hậu môn và tứ chi lông mọc tương đối nhiều, thô và đen. Bên cạnh đó, điều rất dễ nhận thấy là phụ nữ mắc đa nang buồng trứng rất hay bị béo phí.

Đối với y học cổ truyền theo các tài liệu và thư tịch không có bệnh danh nào là đa nang buồng trứng. Căn cứ vào triệu chứng và nguyên nhân bệnh lý của đa nang buồng trứng cho thấy bệnh này có liên quan đến thận hư, đàm ẩm và can uất.

Chứng vô sinh do đa nang thể Thận hư:

Thận gắn với sinh dục, đó là bản chất thiên bẩm. Thận khí hư suy không thể sinh tinh huyết, gây thành bệnh.

Phép trị Chứng vô sinh do đa nang thể Thận hư:

bồi bổ khí huyết, bổ thận từ đó giúp sinh huyết, dưỡng khí làm cho có kinh.

Chứng vô sinh do đa nang thể Đàm thấp 

là chứng người mắc bệnh đa nang buồng trứng thường béo, đôi lúc bị chứng béo phì. Đàm thấp quan hệ đến hai tạng tỳ, thận: Tỳ thận âm hư làm cho vận chuyển thủy dịch mất điều hòa, nước tinh không thể phân phát tứ phương tích tụ lại sinh đờm, đờm dính kết lại làm trở ngại cơ chế vận hành thủy dịch, làm tổn thương dương khí, đờm thấp trì trệ, vận khí không suôn sẻ, cơ năng sinh hóa không đủ, kinh nguyệt không đều nên không thể có thai. Bệnh này do quan hệ với tỳ hư thấp thịnh, tích tụ thành đờm, đờm đọng không thông có thể thành cục, tỳ hư huyết thiếu, nước bọt khô, dạ dày nóng cũng có thể thành khối cục.

Phép trị Chứng vô sinh do đa nang thể Đàm thấp 

trừ đờm , thẩm thấp (hút nước) ,lưu thông.khí huyết 

Chứng vô sinh do đa nang thể Can uất

Chứng bệnh đa nang buồng trứng có quan hệ với thất tình (là trạng thái tâm lý tình cảm). Phụ nữ không con đều là do kinh nguyệt không điều hòa, bên trong có thương tổn tình chí (tình cảm và ý chí), bên ngoài là do lục dâm chi phối, hoặc khí huyết hưng thịnh, âm dương tương thừa gây ra. Nếu vì thất tình lục dục phân ưu, khiến cho gan khí uất kết lại, sự điều tiết thất thường, khí trì huyết đọng, xung nhâm không thể tương tu, tử cung ra máu thường xuyên, hành kinh không điều hòa nên sẽ khó thụ thai. 

Phép trị Chứng vô sinh do đa nang thể Can uất

sơ can, giải uất làm cho tinh thần được thoải mái, khí huyết được thông sướng, kinh nguyệt điều hòa.

Bài bệnh chàm theo đông y

 Trong bệnh chàm,

 thương tổn lúc đầu xuất hiện trên da màu đỏ hồng. Trên nền da đỏ, xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti như rôm, mụn nước rập vỡ chảy nước vàng sau vài ngày dịch khô thành một lớp vảy, vảy bong để lại lớp da đỏ hồng. Bệnh tái diễn thành từng đợt. Tại vùng tổn thương rất ngứa. 

Đông y chia bệnh chàm thành hai thể:

Chàm cấp tính:

Chàm cấp tính Thể thấp nhiệt : 

Da hồng đỏ, ngứa, nóng rát, có mụn nước, loét chảy nước vàng.

Chàm cấp tính Thể phong nhiệt: 

Da hơi đỏ, có mụn nước, phát triển toàn thân, ngứa gãi chảy nước, ít loét.

Chàm mạn tính

Biểu hiện: Da dày thô, khô, ngứa, nổi cục có mụn nước, hay gặp ở mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối.