Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Bệnh huyết tinh

Huyết tinh là hiện tượng tinh dịch có nhiều hồng cầu, thậm chí mang màu đỏ hoặc hồng và trong tinh dịch có thể có huyết dịch.

Nguyên nhân có thể do sinh hoạt tình dục quá độ, làm cho dương vật bị cọ xát mạnh gây thương tổn đến mao mạch của đường sinh dục, xuất hiện hiện tượng huyết tinh; do hậu quả của những chứng bệnh như: viêm tinh nang, viêm tuyến tiền liệt bị lao hoặc đóng sỏi, tạo u... gây ra hiện tượng huyết tinh.

Theo Đông y, bệnh huyết tinh có 2 loại hư chứng và thực chứng. Thực chứng thường do hạ tiêu thấp nhiệt hay do những tác động của vết thương nơi hạ bộ gây ra

Thể âm hư hỏa vượng: tinh dịch màu hồng tươi, bộ phận dương vật có cảm giác nhẽo chảy hoặc đau đớn. Người bệnh gầy gò, đau lưng, nhũn gối, cảm giác mệt mỏi, tinh thần rệu rã, miệng khô khan, lưỡi ít tưa, màu đỏ, mạch chậm và yếu. 

Thể hạ tiêu thấp nhiệt: tinh dịch có màu đỏ hoặc thẫm, đau eo lưng, ngứa hoặc đau dương vật, hạ bộ đau âm ỉ, nước tiểu đỏ, đái dắt, lưỡi vàng, mạch nhanh, không rõ nhịp.

Thể tụ huyết nội trở: tinh dịch có màu hồng hoặc có huyết đông, bụng dưới đau nhói, bên lưỡi có các điểm tụ máu màu tím thẫm, mạch tắc không rõ ràng

Theo Lương y Vũ Quốc Trung 

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ BỆNH ALZHEIMER

Alzheimer là một căn bệnh hành hạ khoảng 10 triệu người trên thế giới, đặc trưng là sự thương tổn ở não khiến cho dòng ý tưởng, cảm xúc và trí nhớ của người bệnh ngày càng rối loạn, chậm dần và ngừng hẳn. 

Theo nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp đôi so với đàn ông. Điều này có liên quan tới hooc môn giới tính.

Các nhà khoa học đang tích cực tìm kiếm các phương pháp điều trị mới và hiệu quả cho bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, công việc này đang gặp nhiều khó khăn do phần lớn các nghiên cứu về bệnh Alzheimer lại tập trung vào bộ não của nam giới, và gần như bỏ qua việc nghiên cứu của phái nữ. Đây được coi là một điểm mù trong nghiên cứu do bộ não của hai giới, về cơ bản, là khác nhau.

Nghiên cứu từ Đại học Kansas còn cho thấy rằng nếu đứa trẻ có người mẹ mắc bệnh Alzheimer thì nó có nguy cơ mắc bệnh này tăng gấp đôi so với việc có một người bố mắc bệnh Alzheimer. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng các thí nghiệm trên não chuột, nhưng sự khác biệt về bộ não của hai giới là một trở ngại lớn đối với họ. 

Cùng với sự gia tăng dân số và tuổi thọ, số người mắc bệnh Alzheimer cũng có xu hướng tăng lên, ước tính vào năm 2050 số bệnh nhân sẽ tăng lên gấp 3 lần so với hiện nay.

Mặc dù đã bỏ ra rất nhiều công sức, nhưng cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa kết luậ được nguyên nhân của căn bệnh này và chính vì vậy, việc tìm ra phương thức trị liệu hữu hiệu vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Cùng với sự nỗ lực của y học hiện đại, giới y học cổ truyền (YHCT), đặc biệt là Trung Quốc đã và đang lưu tâm nghiên cứu vấn đề này về cả lý thuyết và thực tiễn điều trị. Căn cứ trên các triệu chứng lâm sàng, các nhà YHCT nhận thấy bệnh Alzheimer đã được Đông y mô tả từ rất sớm trong phạm vi các chứng "bạch si", "ngai si", "thần ngai", "ngai bệnh", "si ngai"... với một hệ thống lý luận và các phương pháp điều trị, phòng bệnh hết sức phong phú và về cơ bản đã thống nhất những điểm cơ bản sau đây:

Về nguyên nhân và cơ chế sinh ra bệnh:

Y thư có câu: "Tâm trí tương lai, thận tàng dĩ vãng" là muốn nhấn mạnh đến vai trò của tạng thận đối với năng lực tư duy, ghi nhớ.

Ảnh chỉ có tính minh họa
Vấn đề cốt lõi ở chỗ khi cơ thể trở về già, tùy theo mức độ và tính chất khác nhau mà các tạng phủ dần dần đi đến chỗ thoái hóa, trong đó đậc biệt là tạng thận. Theo quan niệm của YHCT, thận ràng tinh, tinh sinh tủy, tủy thông với não, não là bể của tủy. Thận tinh không ngừng được đưa lên để nuôi dưỡng và phát huy cái "thần" của não. Khi thận tinh sút kém thì bể tủy sẽ cạn kiệt, mạch lạc trong não bị trở ngại làm cho tinh thần trở nên trì trệ, trí nhớ dần giảm sút.

Ngoài ra vai trò của các yếu tố căng thẳng thần kinh tâm lý mà YHCT gọi là "Thất tình" bao gồm: hỉ (vui), nộ (giận), ưu (lo), tư (nghĩ), bi (buồn), khủng (sợ), kinh (khiếp). Các loại tình chí này khí cường độ vượt quá khả năng điều tiết của cơ thể và tác động kéo dài có thể gây thương tổn vào tạng phủ, làm hại đến nguyên thần, từ đó gây rối loạn hoạt động trí năng tinh thần của cơ thể, cái mà YHCT gọi là "linh cơ, ký tinh".

Về điều trị:

Hiện nay các nhà YHCT nghiên cứu điều trị căn bệnh này theo 2 hướng chính và 1 hướng bổ sung

Hướng thứ 1:  dựa trên cơ sở biện chứng luận trị của YHCT mà phân chia thành các thể bệnh khác nhau như Tủy hải bất túc, Can thận khuy hư, Tỳ thận lưỡng hư, Tâm can hỏa thịnh, Đàm trọc trở khiếu và Huyết ứ não khiếu, từ đó lựa chọn các bài thuốc, vị thuốc, các công thức huyệt vị và phương thức tác động thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong điều trị.

Các bài thuốc cổ  như Hoàng liên giải độc thang, Đương qui xích thược tán, Câu đằng tán, Ức can tán, Khai tâm tán,  Ôn đởm thang, Thận khí hoàn, Tứ vật thang, Thông khiếu hoạt huyết thang, Bổ dưỡng hoàn ngũ thang, Đạo đàm thang, Qui tỳ thang, Xỉ tâm thang... Nhìn chung các bài thuốc này đều có khả năng cải thiện năng lực ghi nhớ, tính toán, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm của người bệnh. 

Ví dụ Hoàng Liên giải độc thang có tác dụng cải thiện lưu lượng tuần hoàn và quá trình chuyển hóa của não, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chuyển lượng máu từ vùng giáp ranh và hồi hải mã để gia taqwng cho khu vực trung tâm, cải thiện rõ rệt trí năng của người bệnh.

Hay bài Câu đằng tán có tác dụng làm tăng men cholinesterase và số lượng adrenaline và norodrenaline trong máu, từ đó có tác dụng bảo vệ tế bào não, cải thiện năng lực ghi nhớ của não bộ một cách rõ rệt.

Hướng thứ 2: tiến hành nghiên cứu có chọn lọc tìm ra những vị thuốc, xây dựng những bài thuốc mới có tác dụng ích trí kiện não. Hàng chục vị thuốc đã được khảo sát như nhân sâm, đẳng sâm, lá bạch quả, nhưng hươu, hạt rau cần, cát căn, xích thược, hoàng kỳ, chi tử, thiên ma, kim tiền thảo, linh chi, bá tử nhân, xuyên khung, hà thủ ô, dâm dương hoắc, nữ trinh tử, ích trí nhan, thỏ ty tử, tỏa dương, bạch truật, phục linh, tam thất, ngũ vị tử, viễn trí, phá cố chỉ, đỗ trọng, kỷ tử, toan táo nhân...

Hướng thứ 3: Ngoài các bài thuốc nói trên các biện pháp điều trị không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, khí công, dưỡng sinh cũng đã và đang được chú trọng nghiên cứu. Nhìn chung, các nhà khoa học đều cho rằng tuy trước mắt còn nhiều khó khăn, nhưng việc nghiên cứu và vận dụng các phương pháp điều trị của YHCT trong việc giải quyết căn bệnh Alzheimer là rất có triển vọng và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Điều này chứng tỏ YHCT có đủ khả năng trong việc góp phần giải quyết các căn bệnh nan giải của thời hiện đại, miễn sao mọi người nhìn nhận đúng đắn và chọn được một hướng đi thích hợp.

Thông tin tham khảo:

Học ngoại ngữ giúp tăng cường sức khỏe trí não và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, theo một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học Canada.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học York ở Toronto (Canada) phát hiện, những người có khả năng thành thạo 2 ngôn ngữ linh hoạt hơn số người chỉ nói được tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, những người nói được 2 ngôn ngữ mắc chứng đãng trí khi về già muộn hơn từ 4 - 5 năm so với những người chỉ thành thạo một ngôn ngữ. 

CÁC DẤU HIỆU BỆNH LÝ VỀ GAN VÀ CÁCH PHÁT HIỆN SỚM CÁC BỆNH VỀ GAN MẬT

Gan là một trong những tạng quan trọng nhất của cơ thể. Nếu chức năng gan hoạt động không tốt. Cơ thể sẽ mắc rất nhiều bệnh. Một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn cần lưu ý nhận ra trước khi quá muộn.

1. Hơi thở "có mùi"Có thể chưa bao giờ bạn nghĩ rằng hơi thở "có mùi" lại có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan. Nếu gan của bạn không hoạt động tốt thì miệng thường có mùi. Tình trạng này là do cơ thể sản sinh quá nhiều ammonia.

2. Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt: Chức năng gan bị tổn thương có thể liên quan với tổn thương da và mệt mỏi ở mắt. Da dưới mắt cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Nếu bạn thấy rất khó để khỏi quầng thâm mắt và mỏi mắt thì hãy đi khám bác sĩ ngay. Đó có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan.

3. Các vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa: Nếu gan chứa nhiều chất béo, bạn sẽ không thể tiêu hóa cả nước. Tuy nhiên, các vấn đề về tiêu hóa ở mức nhẹ song xảy ra trong khoảng thời gan đều đặt thì cũng có thể là chỉ báo cho thấy gan bị tổn thương.
4. Thay đổi về màu da: Những thay đổi ở màu da có thể xảy ra là do tổn thương gan. Những đốm trắng trên da có thể xuất hiện khi chức năng gan hoạt động không tốt.
5. Phân và nước tiểu màu ngăm đen: Những người có các vấn đề về mất nước thường có phân và nước tiểu màu nâu sậm. Ngoài triệu chứng của mất nước thì hiện tượng này cũng là chỉ báo về chức năng gan hoạt động không tốt.
6. Mắt và móng tay bị vàngKhi màu trắng của mắt và của móng tay ngả sang màu vàng thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay để được chữa trị kịp thời.
7. Trướng bụngGan sẽ to lên do nhiễm trùng hoặc tổn thương gan. Nếu bệnh tình không được điều trị, dạ dày của bạn cũng sẽ phình lên.

Để giúp gan khỏe mạnh, bạn nên tránh các thói quen ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều chất béo. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe như rau và trái cây hoặc nếu có điều kiện, nên dùng các sản phẩm có chức năng thải độc cho gan và thanh lọc cơ thể.

Việc điều trị bệnh gan, mật được quyết định rất lớn bởi thời gian chuẩn đoán. Chính vì vậy, chuẩn đoán sớm một cách chính xác là một nhân tố mấu chốt để chữa trị các bệnh về gan, mật. Do vậy cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về gan, mật từ đó có thể tiến hành điều trị sớm

1) Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ

Để phát hiện một cách sớm nhất các bệnh về gan, mật, nên thường xuyên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Xét nghiệm tiêu chí viêm gan:

Khi xét nghiệm viêm gan cần xét nghiệm một số chỉ số sau:
HbsAg: Kháng nguyên bề mặt viêm gan B
HbsAb: Kháng thể bề mặt viêm gan B
HBeAg: Kháng nguyên e viêm gan B
HbeAb: Kháng thể e viêm gan B
HbcAb: Kháng thể nhân viêm gan B

b) Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan để giúp bác sĩ đưa ra một vài nhận định rằng: Đang có vấn đề gì đó về gan.

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm nhiều xét nghiệm máu khác nhau để kiểm tra nồng độ men gan; bilirubin; và protein gan.

Thông thường những người có kết quả xét nghiệm viêm gan thể hiện dương tính hoặc có tiền sử uống rượu, sử dụng thuốc, nếu xuất hiện chỉ số men gan tăng cao có thể cho thấy đã bị mắc bệnh viêm gan.

c) Xét nghiệm chuẩn đoán ung thư gan

Các xét nghiệm thường được làm để chuẩn đoán ung thư gan là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-FP, khi AFP cao trêm 500 microgam/ml thì được gợi ý tới ung thư gan.

Ngoài ra, các xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT scaner ổ bụng có tác dụng xác định vị trí và sự xâm lấn của khối u gan. Xét nghiệm sinh thiết gan bằng chọc kim nhỏ đơn thuần hoặc sự hướng dẫn của siêu âm để chuẩn đoán mô bệnh học.

2) Dấu hiện của các bệnh gan, mật thời kỳ đầu

Nếu thấy xuất hiện một số hiện tượng dưới đây, có thể bạn đã bị mắc bệnh gan, mật:

a) Đau bụng: Đau bụng vùng trên kéo dài (đặc biệt là vùng bụng bên phải), đau âm ỉ, đau một chỗ, đau nhiều chỗ có thể đau lan cả vùng lưng bên phải. Sau khi ăn những đồ ăn béo có hàm lượng dầu mỡ cao thì càng đaudữ dội hơn.

b) Vàng da: Là triệu chứng chủ yếu của bệnh sỏi mật, có thể kèm theo các hiện tượng ớn lạnh, phát sốt, có sự tổn thương về gan như viêm gan, xơ gan cũng có thể xuất hiện vàng da.

c) Tiêu hóa không tốt: Trướng bụng, ợ chua, sợ ăn dầu mỡ, cơ thể mệt mỏi. Có thể buồn nôn, nôn mửa, khó chịu vùng bụng, đi ngoài (tiêu chảy).

d) Triệu chứng ngoài gan: Có thể nổi mẩn ngứa, viêm khớp, đau khớp. Kèm theo các triệu chứng giống như bị cảm cúm: Ớn lạnh, phát sốt. Còn có thể sút cân, suy kiệt cơ thể.


e) Thể trọng: Thể trọng giảm sút, bụng trướng nước, chảy máu chân răng, chảy máu cam; da nổi mẩm hoặc xuất huyết, bầm tìm…. Đối với nữ giới thì thường có kinh nguyệt quá nhiều, ở nam giới có hiện tượng vú nở to, có thể bị trở ngại về tình dục, đồng thời có một số biểu hiện về bệnh thần kinh.

"BÍ ẨN" CHÂM CỨU

Châm cứu là gì?
Khởi nguồn chính xác của châm cứu là giả định các chiến binh cổ đại tổn thương nhẹ do bị trúng tên lại thấy các chứng bệnh mạn tính suy giảm. Các đồ hình từ thời nhà Thương (1600-1100 trước CN) cho thấy "châm" được dùng cùng với "cứu". Mặc cho sự xuất hiện của kim loại phải đến tận thế kỷ thứ II trước CN, "kim châm" mới thay thế "thạch châm".
Thư tịch cổ nhất về châm cứu là tác phẩm “Hoàng đế nội kinh”, xuất hiện khoảng 200 năm trước CN. Nó không phân biệt "châm" và "cứu", với cùng các chỉ định cho cả hai kỹ thuật. Cùng với sự lan tỏa văn hóa, châm cứu xâm nhập các quốc gia láng giềng, như Triều Tiên, Nhật Bản hoặc Việt Nam, với sự cải biến riêng thích hợp với từng vùng.
Tại châu Âu, các nghiên cứu cho thấy, trên cơ thể người băng Otzi có tới 15 nhóm hình xăm, một số trùng với các huyệt vị. Điều đó dẫn tới giả định, thực hành kiểu châm cứu đã xuất hiện trên khắp lục địa Á-Âu từ 5.000 năm trước.
Châm cứu là kỹ thuật dùng vật mảnh và nhọn (châm) hoặc mồi ngải (cứu) tác động lên các huyệt trên da để chữa bệnh. Theo y lý phương Đông, đó là kỹ thuật khôi phục sự cân bằng âm dương, các loại sinh khí vẫn được lưu hành theo hệ kinh mạch trong cơ thể.
Châm cứu là một y thuật có lịch sử từ hàng ngàn năm và đã được Tổ chức y tế thế giới WHO bước đầu công nhận. Tuy nhiên, bản chất thực sự của châm cứu vẫn là bí ẩn đối với khoa học hiện đại, khi nó được xem như một trường hợp khá điển hình của y học năng lượng.
Các nghiên cứu ủng hộ việc dùng châm cứu để giảm đau hoặc điều trị chứng nôn ói sau phẫu thuật hoặc sau xạ trị ung thư. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học vẫn cho rằng, đó chỉ là một kiểu tâm lý liệu pháp.
Tác dụng của châm cứu
Tác dụng nổi bật của châm cứu là giảm đau. Các nghiên cứu chặt chẽ về phương pháp luận đã chứng tỏ, châm cứu tỏ ra hiệu quả với viêm khớp, đau nửa đầu, đau cổ vai cánh tay, đau thắt lưng cấp và mạn tính… Chính vì vậy, trong 40 chỉ định của WHO cho châm cứu, các chứng đau chiếm đa số và tác dụng càng rõ rệt khi dùng phương pháp điện châm hoặc hỏa châm.
Điện châm
Những nghiên cứu từ năm 1976 cho thấy, cơ chế giảm đau của châm cứu là kích thích hệ chống đau tự nhiên của cơ thể, qua việc phóng thích các chất giảm đau nội sinh trong não bộ. Đó là các morphine nội sinh, serotonin và noradrenaline.
Nôn ói sau phẫu thuật hoặc sau xạ trị ung thư là chỉ định ưu tiên khác của châm cứu. Dùng châm cứu trước hoặc sau xạ trị đều dẫn tới việc giảm tần suất và mức độ nôn, do đó giảm lượng thuốc chống nôn dùng cho người bệnh.
Tăng khả năng thụ thai và tạo thuận cho cuộc sinh nở cũng là lựa chọn ưa thích của giới châm cứu. Một báo cáo tổng kết trên Cochrane (nơi tiến hành các tổng kết quy chuẩn trong y khoa) năm 2008 cho thấy, với các trường hợp thụ thai trong ống nghiệm, châm cứu vào ngày cấy phôi vào dạ con làm tăng khả năng thụ thai; tuy nhiên kết luận chưa thực sự thuyết phục do số phụ nữ tham gia thử nghiệm chưa nhiều.
  
Mặc cho còn nhiều nghi ngờ về tác dụng,  nhưng châm cứu ngày càng được ưa chuộng tại phương Tây, nhất là với kỹ thuật điện châm dùng điện cực bề mặt thay kim để tránh đau và lây nhiễm. Và như một trường hợp điển hình của y học năng lượng, châm cứu vẫn là một thách thức đối với y học hiện đại, với những "bí ẩn" chờ đang được khám phá.

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU

Mặc dù đã có rất nhiều bằng chứng từ xa xưa cho rằng châm cứu có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh, từ các bệnh dị ứng đến điều trị giảm hay cắt cơn đau, châm cứu vẫn đối mặt với hai vấn đề cần giải quyết để được chấp nhận rộng rãi. 

Thứ nhất, nhiều công trình tổng họp nghiên cứu cho rằng còn thiếu dữ liệu lâm sàng đối chứng (giả châm cứu); thứ hai, chưa có một cơ chế khoa học giải thích tác dụng của châm cứu. 

Chính vì hai lý do này mà theo quan điểm của phần đông trong nền y học hiện đại, châm cứu không được coi là một liệu pháp điều trị thay thế. 
 
Nhóm nhà khoa học tại Đại học Rochester (New York) mới công bố kết quả nghiên cứu về cơ chế sinh học có thể giúp làm sáng tỏ cơ chế tác dụng của phương pháp chữa bệnh này, 

Như chúng ta đã biết, khi mô bị tổn thương sẽ sản sinh adenosine có tác dụng giảm đau. Nhóm nghiên cứu cho rằng adenosine liên quan đến cơ chế tác dụng của châm cứu. 

Xác định huyệt Túc Tam Lý
Thí nghiệm được Nedergaard và đồng nghiệp thực hiện như sau: gây đau chân sau của chuột (gây đau cơ giới hay bằng nhiệt) sau đó châm kim vào huyệt túc tam lý (ở phía dưới gò chày ngoài), vê kim. Sau khi châm một giờ, phản ứng với kích thích đau đến chậm hơn. Như vậy châm huyệt túc tam lý đã có tác dụng làm giảm đau. Các phương pháp nghiên cứu của nhóm cũng xác định được rằng lượng adenosine tăng cao tại vị trí châm. Để khẳng định vai trò của adenosine trong cơ chế tác dụng của châm cứu, các nhà khoa học châm huyệt túc tam lý của chuột thiếu thụ quan đối với adenosine (adenosine receptor). Kết quả, chuột không có đáp ứng như trên. 

Vitaly Napadow, nhà thần kinh học tại ĐH Y khoa Harvard (Boston, Massschusettes) cho rằng cơ chế được Nedergaard và đồng nghiệp mô tả có thể giải thích tác dụng giảm đau đầu.
 
Dominik Irnich , giám đốc trung tâm nghiên cứu đau đa nguyên nhân và cũng là nhà châm cứu tại khoa y ĐH Munich (CHLB Đức) cho biết những nghiên cứu khác về cơ chế tác dụng của châm cứu cho biết các chất như endorphin hay các chất dẫn truyền trung gian thần kinh khác cũng có vai trò trong cơ chế tác dụng của châm cứu. 

Tuy nhiên Nedergaard cho rằng các chất dẫn truyền trung gian thần kinh có tác dụng với toàn bộ hệ thần kinh trong khi adenosine không có tác động như vậy. Kết luận của bà được đưa ra dựa trên cơ sở kết quả thí nghiệm: nếu châm vào chân không chịu tác động gây đau, adenosine không được sinh ra tại nơi châm. 

Edzard Ernst, chuyên gia nghiên cứu các liệu pháp thay thế tại Exter (Anh) tin vào cơ chế này. Tuy vậy, phần còn thiếu ở đây, theo Edzard Ernst, là chứng minh hiệu quả của châm cứu; nếu tác dụng lâm sàng không dựa trên điều trị đối chứng (giả châm cứu) thì cơ chế đưa ra vẫn chưa thỏa đáng. 

Jana Sawynok tại ĐH Dalhousie (Canada) cho rằng cafein đã khóa thụ quan adenosine trong nghiên cứu này. Nếu thực sự như vậy, việc thử nghiệm lâm sàng xác định cơ chế tác dụng của châm cứu tại các vùng tiêu thụ nhiều cafein sẽ là vấn đề gây tranh cãi. 

Nedergaard cho rằng nghiên cứu của bà và cộng sự có thể tạo tiền đề giúp châm cứu mang lại hiệu quả cao hơn. Nhóm cũng tiến hành kiểm tra tác dụng kéo dài hiệu quả giảm đau khi châm của deoxycoformycin, chất có tác dụng ức chế phân giải adenosine. Thử nghiệm lâm sàng trên người sẽ được Nedergaard và đồng nghiệp tiến hành. 

BẢNG PHÂN LOẠI TÁC DỤNG TÂN, KỲ HUYỆT - PHẦN 10 - CÁC LOẠI BỆNH KHÁC

Phần cuối cùng, chúng tôi xin gửi nốt phần Phân loại tác dụng của Tân Kỳ huyệt ở nhiều chứng bệnh khác nhau.

Bệnh CẢM CÚM:
  1. Cảm mạo: Tam thương; Ấn đường; Thái dương; Sùng cốt
  2. Cúm: Tam thương
  3. Say nắng: Thập vương; Thập tuyên; Nội nghinh hương
  4. Hôn mê: Thập tuyên; Thập nhị tỉnh
  5. Choáng, ngất: Thốn bình
  6. Ngất xỉu: Thập tuyền
Bệnh SỐT
  1. Sốt cao: Bát phong; Thượng bát phong; Bát chùy hạ; Nhị chùy hạ; Sùng cốt; Ngược môn
  2. Sốt cao: Nhĩ tiêm; Thập tuyên; Tam thương
Bệnh về MÁU
  1. Thiếu máu: Lục hoa; Bát hoa; Bần huyết linh; Khí trung
  2. Tất cả các loại xuất huyết: Huyết sầu
Bệnh RẮN CẮN
  1. Rắn cắn: Bát phong; Thượng bát phong; Bát tà; Thượng bát tà
Bệnh MỒ HÔI
  1. Chứng nhiều mồ hôi: Kiên nội năng
Bệnh CƠ HOÀNH
  1. Cơ hoành co thắt: Hải tuyền; Ách nghịch; Hô hấp
  2. Nấc: Trung khôi
Bệnh NÔN MỬA
  1. Nôn mửa: Vị nhiệt huyệt; Chỉ ấu; Trung khôi
  2. Thổ tả: Đại cốt không
ĐỜM
  1. Nhiều đờm: Chí ấu
Bệnh TRẺ EM KINH PHONG
  1. Trẻ em co giật: Ấn đường; Yến khẩu; Nội dương trì; Thập tuyên
  2. Số cao co giật: Thập nhị tỉnh huyệt
  3. Trẻ em kinh phong: Thập vương; Lý nội đình
Bệnh NGOÀI DA:
  1.  Bệnh ngoài da: Tĩnh mạch sau tai
  2. Viêm bì thần kinh: Bát phong; Thượng bát phong
  3. Phong nhiệt ẩn chẩn: Kiên nội lăng
  4. Dị ứng mẩn ngứa: Bách trùng sào; Định xuyễn; Bách chủng phong; Chỉ dương
  5. Quá mẫn cảm viêm da: Chỉ dương
  6. Mụn nhọt: Trửu tiêm; Đinh du
  7. Ghẻ lở: Ngược môn
  8. Ghẻ ruồi: Thiếu dương duy; Chỉ dương
  9. Phù thũng: Tê tứ biên
Bệnh PHỤ KHOA:
  1. Bệnh phụ khoa: Yêu nhỡn; Yêu nghi
  2. Kinh nguyệt không đều: Bát phong; Ngoại tứ mãn; Trường di; Tử cung; Hạ chùy; Giao nghi; Kinh trung; Liên liêu; Túc la; Thái âm kiểu
  3. Hành kinh đau bụng: Thập thất chùy hạ; Tử cung; Định thần; Can viêm điểm
  4. Bế kinh: Huyết phủ
  5. Kinh nguyệt quá nhiều: Bào môn; Tử hộ
  6. Xuất huyết dạ con: Thập thất chùy hạ
  7. Công năng dạ con xuất huyết: Thái âm kiểu
  8. Xuất huyết do liệt dạ con: Khí môn
  9. Băng lậu huyết: Liêu liêu; Cưu kỷ; Long môn; Túc tâm
  10. Nhiều khí hư: Giao nghi; Cưu kỷ
  11. Viêm phần phụ: Trường di
  12. Viêm buồng trứng: Huyết phủ
  13. Viêm cổ dạ con mãn tính: Tử cung cảnh
  14. Sa dạ con: Thái âm kiểu;; Duy bào; Tử cung; Đình đầu; Đề thác huyệt; Đề giang cơ; Xung gian; Bàng cường
  15. Vô sinh: Thái âm kiểu; Long môn; Tân khí huyệt
  16. Muộn con: Tử cung; Bào môn; Tử hộ
  17. Không muốn đẻ: Tuyệt nhâm
  18. Khó đẻ: Ngọc điền
  19. Sót nhau: Độc âm
  20. Sốt cao sau đẻ: Đại luân; Túc minh; Túc la
  21. Khí hư sau đẻ: Bào môn; Tử hộ

BẢNG PHÂN LOẠI TÁC DỤNG CỦA TÂN, KỲ HUYỆT - PHẦN 9: BỆNH VÙNG BỤNG; DẠ DÀY; RUỘT; KÝ SINH TRÙNG; TIÊU HÓA

Sau đây chúng tôi giới thiệu Bảng Phân loại Tác dụng của một số bệnh ở Vùng Bụng.

Bệnh VÙNG BỤNG:

  1. Tự nhiên đau bụng: Độc âm
  2. Đau bụng: Thủy thượng; Cứu tam giác
  3. Đau bụng dưới: Đề thác huyệt
  4. Đau có thắt bụng dưới: Duy bào; Khí môn
  5. Bệnh nội tạng trong bụng: Giáp tích D5 - L5
Bệnh DẠ DÀY:

  1. Bệnh Dạ dày: Tụy du; Khu biên; Cự khuyết du
  2. Đau dạ dày: Tiếp cốt; Lạc chẩm; Quan thỏ; Bát phong; Thượng bát phong; Vị lạc; Trung tuyền; Thống Linh; Vị nhiệt huyệt; Thực thương; Long hàm
  3.  Sa dạ dày: Đề vị; Vị thượng huyệt; Vị lạc; Thực thượng
  4. Viêm dạ dày: Bĩ căn; Mai hoa; Thực quản
  5. Co thắt dạ dày: Vị thư; Cứu tam giác; Tê tứ biên; Lạch linh ngũ
  6. Thừa toan dạ dày: Thủy thượng
  7. Loét dạ dày: Vị thư
  8. Lớt dạ dày, tá tràng: Thủy thượng; Hội Lưng huyệt
  9. Lóet tá tràng: Thực thương; Mai hoa
  10. U thực quản thời kỳ cuối gây ra chướng hơi ở ruột: Xuất khí huyệt
  11. Co thắt thực quản: Tuyền sinh túc; Trung khôi
Bệnh ở RUỘT:

  1. Bệnh đường ruột: Vạn lý; Trường phong
  2. Bệnh đường ruột trẻ em: Minh nhỡn
  3. Viêm ruột cấp: Phúc tứ huyệt; Thủ tứ huyệt; Nhị lý bán; Thập vương; Kim tân; Ngọc dịch
  4. Viêm ruột: Chỉ tả; Tiếp cốt; Bĩ căn; Quan thỏ; Kinh trung; Trúc trượng; Thực quản; Khí trung
  5. Viêm ruột thừa cấp: Lan vĩ
  6. Viêm ruột thừa: Tử cung
  7. Viêm ruột mạn tính: Tê tứ biên; Cứu tam giác
  8. Tăng nhu động ruột: Duy bào
  9. Ruột co thắt: Khí trung
  10. Lao ruột: Trúc thượng
Bệnh KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT:

  1. Ký sinh trùng đường ruột: Chỉ tả
  2. Bệnh giun đũa: Tứ phùng
  3. Bệnh giun móc: Sáng tân môn; Hạ tiêu du; Trung tiêu du
Bệnh TIÊU HÓA:

  1. Ăn uống không ngon miệng: Trọc dục
  2. Tiêu hóa kém: Lan vĩ; Đề vị; Mai hoa; Thực quản; Tê tứ biên
  3. Trẻ em tiêu hóa kém: Tứ phùng
  4. Cam tích: Tứ phùng
  5. Bí đại tiệ: Yến khẩu
  6. Lị: Lị tật mẫn cảm điểm
  7. Ỉa chảy: Thủy thượng
  8. Bại liệt gây ra bí đại tiện: Thông tiện
  9. Bại liệt gây ra đại tiểu tiện không tự chủ: Thâm yêu du; Đả nhãn; Lý tiện; Giang tứ huyệt (điểm 6 giờ); Vĩ cốt bằng
  10. Trẻ em ỉa chảy: Tuyệt nhâm