Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận Đông y gọi là “Thận giảo thống”. Là hiện tượng sỏi nhỏ di chuyển xuống niệu quản làm cho co thắt thận và niệu quản mà sinh ra cơn đau.

Nguyên nhân do bàng quang và tiểu trường bị thấp nhiệt uất kết lâu ngày mà thành sỏi, khiến làm cho rối loạn chức năng khí hóa, tiểu không thông gây ra cơn đau bụng dữ dội, hướng đau xuyên ra sau lưng, xuyên xuống vùng sinh dục đùi.
Triệu chứng: Đột nhiên đau quặn bụng vùng sườn lưng dữ dội, đau như cắt, đau lan tỏa ra sau lưng và lan tỏa xuống mé trong đùi, đường tiểu đau, tức, muốn tiểu không đi được, mặt tái, vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa. Đau dữ dội có thể bị ngất xỉu. Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào vị trí và tính chất của từng loại sỏi mà cơn đau xảy ra cũng biểu hiện khác nhau.
- Đau do sỏi tại bể thận: Ít đau nếu như vị trí sỏi nằm trong nhu mô thận. Khi sỏi lại nằm ở đài hay bể thận sẽ gây ứ nước tiểu tại bể thận, đài thận hoặc gây ra viêm nhiễm thứ phát hoặc gây đau âm ỉ tại một vùng ở bên hông, cũng có khi đau cả hai bên. Khiến cho nước tiểu bị sẫm màu hoặc đái ra máu.
- Sỏi nằm trên đường niệu quản: Đau từng cơn dữ dội mỗi khi sỏi di chuyển làm cho người bệnh có khi đứng ngồi không yên, mồ hôi vã ra. Tính chất đau cũng khá dữ dội, đau như xé, như dao đâm, lan xuống bàng quang và vùng bẹn, đùi, có thể kèm đái máu.
- Sỏi bàng quang thường thấy đau ở vùng bụng dưới kèm theo tiểu gắt, tiểu buốt, cũng có khi đang tiểu đột ngột bị tắc và làm đau buốt, nhưng khi thay đổi vị trí tư thế lại tiểu được.
- Sỏi niệu đạo thường gây ra bí tiểu, tiểu buốt ra đầu dương vật và đau như xé làm bệnh nhân phải kêu la.
Căn cứ vào nguyên nhân bệnh sinh mà biện chứng luận trị cần thanh lợi thấp nhiệt, tuyên khí, trấn thống.
BS. Hoàng Xuân Đại

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Chứng hay quên

Trong Đông y, chứng hay quên còn gọi là chứng kiến vọng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên nhân chủ yếu: do tâm và thận kém, tâm tàng thần, thận tàng chí.

Chứng hay quên còn do tuổi già tạng thận suy kém không sinh ra được tinh tủy để nuôi dưỡng não. Vì vậy tùy cơ địa và bệnh chứng mà dùng bài thuốc thích hợp.

Do tạng tâm và tạng thận kém, thủy hỏa không giao nhau, dẫn đến mắc chứng tâm thận bất giao, ngủ kém, hư phiền, váng đầu ù tai, lưng đau hai chân yếu mỏi.

Do tâm hư huyết trệ: thường hồi hộp, hay quên, mất ngủ, đầu choáng váng mà đau, môi lưỡi tím tái, ngực khó chịu.

Do tinh huyết của can thận hư tổn: tinh thần hốt hoảng, hay quên, nhức đầu, choáng váng, trì trệ, có khi suyễn thở, đại tiện khó.

Theo TTND.BS Nguyễn Xuân Hướng - Sức khỏe và Đời sống



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Bệnh do vị khí hư

Chứng vị khí hư Đông y thường gọi là chứng vị khí (dịch vị) bất túc. Công năng thu nạp và làm ngấu nhừ thức ăn đồ uống bị sút kém, dẫn đến vị mất đi sự hòa giáng. Bệnh sinh ra do ăn uống không điều độ, hoặc do mệt nhọc làm hư tổn, hoặc do tiêu chảy lâu ngày làm tổn thương vị khí mà sinh bệnh.
Biểu hiện: Người vị khí hư thường môi trắng nhợt, mạch hữu quan nhuyễn nhược, vùng thượng vị đau âm ỉ, khi ấn tay vào thì đỡ đau, không muốn ăn uống, khi ăn vào thì không tiêu hóa được, hoặc ăn vào thì nôn ra, hụt hơi, lười nói, tiếng nói nhỏ, sắc mặt vàng bủng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.
Tùy cơ địa và bệnh chứng mà dùng bài thuốc thích hợp với từng thể:
Chứng vị quản thống (đau vùng thượng vị)
Biểu hiện: Vị quản đau âm ỉ, khi đói thì đau tăng, ăn vào thì giảm đau, ấn tay vào thì dễ chịu, lưỡi nhạt, mạch nhược.
Điều trị: Bổ ích vị khí.
Chứng tào tạp (cồn cào trong dạ dày)
Biểu hiện: Bệnh nhân thấy trong vị cồn cào không yên, khó mô tả, có cảm giác như đói mà không phải đói, giống như đau mà không phải đau, miệng nhạt, hay lợm lòng buồn nôn, có khi nôn mửa.
Điều trị: Kiện tỳ hòa vị.
Chứng ách nghịch (nấc): Do vị khí không đủ khí mất đi sự hòa giáng nghịch lên mà sinh ra nấc.
Điều trị: Bổ vị hòa trung trừ nấc.
Chứng ái khí (ợ hơ i).
Biểu hiện: Bệnh nhân ợ hơi liên tục nhưng không có mùi nồng của thức ăn, vùng dưới tâm vị đầy, thích xoa bóp liên tục.
Điều trị: Bổ hư giáng nghịch.
Chứng ẩu thổ (nôn mửa).
Biểu hiện: Bệnh nhân nôn mửa ra nước trong, hoặc sau khi ăn cũng nôn mửa, thường ăn uống kém, đại tiện phân lỏng.
Điều trị: Kiện bổ tỳ vị.
Chứng hư lao
Biểu hiện: Cơ thể gầy còm, sắc mặt vàng bủng, ăn kém, người mệt mỏi, hụt hơi, tiếng nói nhỏ, lười nói.
Điều trị: Bổ tỳ ích vị.

TTND.BS. Nguyễn Xuân hướng

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Kiểm soát tăng huyết áp

Trong y văn của YHCT không có bệnh danh tăng huyết áp (THA), nhưng căn cứ vào những triệu chứng lâm sàng cho thấy bệnh này thuộc phạm vi chứng huyễn vựng trong YHCT.

Theo quan niệm của YHCT, nguyên nhân của chứng huyễn vững là do:
- Yếu tố tinh thần (rối loạn thất tình): do tinh thần căng thẳng kéo dài, hay lo nghĩ, tức giận khiến can khí uất kết, dẫn đến can thận âm hư, can dương vượng.
-  Yếu tố ăn uống không điều độ: ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá... dẫn đến đàm thấp nội sinh mà phát bệnh.
-  Nội thương hư tổn: thường gặp ở những người do lao lực quá độ hay ở người cao tuổi, thận yếu, can không được nuôi dưỡng dẫn đến can phong nội động sinh ra chứng huyễn vựng.
Thầy thuốc YHCT xưa đã quy nạp chứng huyễn vựng thành 4 thể lâm sàng chính: can dương vượng, can thận âm hư, đàm thấp, tâm tỳ hư và tùy thuộc vào tính chất bệnh lý của mỗi thể bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. 
Trong 4 thể lâm sàng này thì có 3 thể tương đồng với bệnh tăng huyết áp của YHHĐ, đó là:
Thể can dương vượng
-  Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường đau đầu, hoa mắt hay có cơn bốc hỏa, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền.
-  Pháp điều trị: Bình can tiềm dương.

Thể can thận âm hư
-  Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường chóng mặt, đau đầu, gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, hay ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, khô, mạch huyền tế.
-  Pháp điều trị: Dưỡng thận tư âm.

Thể đàm thấp

-  Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường hoa mắt, chóng mặt, đầu thường có cảm giác nặng, người thường béo phì, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.

-  Pháp điều trị: Trừ đàm, hóa thấp.

-  Bài thuốc cổ phương: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.

Người xưa, trong điều kiện chưa có YHHĐ, để điều trị chứng huyễn vựng người ta thường sử dụng thuốc YHCT tùy theo từng thể lâm sàng. Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng châm cứu để điều trị các triệu chứng của chứng huyễn vựng như: đau đầu, cơn bốc hỏa, mất ngủ… 

Ngày nay, kết hợp YHCT với YHHĐ thì vai trò của YHCT trong kiểm soát THA nên như thế nào để vừa đảm bảo phát huy được vai trò của dược thảo, cùng với kinh nghiệm và lý luận trị bệnh độc đáo của YHCT vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình kiểm soát huyết áp, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra?

Trước hết trong điều trị THA của YHHĐ bước đầu ngay ở bệnh nhân THA độ I, không có biến chứng bệnh tim mạch và tổn thương cơ quan đích đã đề cập tới sự điều chỉnh lối sống ở ngay 4 - 6 tháng đầu và vấn đề này vẫn tiếp tục với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA nặng.

Thay đổi lối sống làm giảm huyết áp: giảm cân nặng; hạn chế muối ăn; tăng cường vận động thân thể; tăng cường ăn rau và hoa quả; giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa.

Các biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch: ngừng hút thuốc; thay chất béo bão hòa bằng chất béo đơn không bão hòa; tăng ăn cá.

Theo PGS.TS Nguyễn Nhược Kim - Sức khỏe và Đời sống




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Hen suyễn


Hen suyễn thể phong nhiệt

Ở thể phong nhiệt, người bệnh bị ho, khó thở, có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đờm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng, ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày.

Hen suyễn thể phong hàn
Ở thể phong hàn, người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ho có đờm màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt.

Hen suyễn thể phong đàm
Ở thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đàm nhớt, khò khè liên tục, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn. 


Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Sỏi thận tiết niệu



Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.

Sỏi tiết niệu




Bàng quang thấp nhiệt: Nguyên nhân do ăn nhiều thức ăn cay, nóng, béo, ngọt, hoặc nghiện rượu lâu ngày gây thấp nhiệt, thấp nhiệt lâu ngày làm cho cặn trong nước tiểu tụ thành sỏi. Người bệnh có biểu hiện tiểu tiện ra máu, kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt.


Thể khí trệ huyết ứ: Người bệnh có biểu hiện đau thắt lưng, bụng dữ dội, đau lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục; tiểu buốt, dắt, nước tiểu vàng, đôi khi tiểu máu, chất lưỡi đỏ thẫm, có điểm ứ huyết; mạch huyền hoặc huyền sác.


Thể thận khí bất túc: Nguyên nhân do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận khí hư suy, không khí hóa được bàng quang gây ra.


Người bệnh có biểu hiện tiểu ít, tiểu dắt, nhiều lần, không thông, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, lưng lúc đau, lúc không; chất lưỡi đạm, rêu trắng mỏng, mạch tế vô lực. Pháp điều trị: bổ thận ích khí, thông lâm bài thạch.

Thể thận âm hư suy: Nguyên nhân do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận âm suy hư, âm hư hỏa vượng, hư hỏa bức huyết vong hành gây nên tiểu tiện ra máu. 
Người bệnh có tiểu tiện ra máu, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác. Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, thông lâm bài thạch.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Bài thuốc bổ thận sinh tinh

Theo y học cổ truyền, Thận là một trong những tạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trạng thái con người như thế nào phần lớn đều do thận quyết định. Thận có ý nghĩa nhiều về sự phát dục, trưởng thành, thọ yểu của con người.
Thận tàng tinh
Ngoài chức năng chủ về thủy dịch tức là phụ trách về việc điều hòa duy trì sự thay cũ đổi mới của phần nước trong cơ thể, chủ về hỏa với vai trò của mệnh môn hỏa hay còn gọi là thận dương (mệnh môn tướng hỏa là một điểm vô hình dưới đốt sống thứ 14), chủ về xương và tóc, thận còn có một chức năng hết sức quan trọng là tàng chứa tinh.
Tinh ở đây được hiểu theo nghĩa là vật chất cơ bản của hoạt động sống, bao gồm hai loại: tinh sinh dục để duy trì nòi giống hay còn gọi là tinh tiên thiên và tinh được tạo nên từ đồ ăn thức uống hay còn gọi là tinh hậu thiên. Hai thứ tinh này có quan hệ mật thiết với nhau và gọi chung là thận tinh. Tác dụng của thận tinh được gọi là thận khí.
Y học cổ truyền đánh giá rất cao vai trò của thận khí, coi đây là nhân tố quyết định sự sinh trưởng phát dục cho đến sự sinh nòi đẻ giống sau này của cơ thể. Thận khí thịnh và đầy đủ thì răng bền, tóc tốt, gân xương cứng vững chắc, kinh nguyệt đầy đủ, tinh khí dồi dào...
Thận khí suy kiệt thì răng rụng, tóc khô, thân thể hao mòn, kinh nguyệt không còn, tinh khí cạn kiệt...
Bởi thế, Hải Thượng Lãn Ông trong cuốn “Châu ngọc cách ngôn” đã viết: “Thận là cội nguồn của tạng phủ, là gốc rễ của 12 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa tinh huyết”. Chức năng này của tạng thận đã được chứng minh là bao hàm cả vai trò của các tuyến nội tiết trong sinh lý học hiện đại, trong đó có tuyến sinh dục.
Bởi vậy, khi tạng Thận hư suy, ngoài các chứng trạng của bệnh lý toàn thân còn có những biểu hiện như suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (bất lực, liệt dương, yếu sinh lý), rối loạn xuất tinh (xuất tinh sớm, không xuất tinh, di mộng tinh), vô sinh, rối loạn kinh nguyệt... Theo Đông y, khi đàn ông mất khả năng hoặc khả năng sinh tinh yếu, thiếu là do tạng Thận hư yếu, bởi thận tàng tinh và sinh tinh. Do vậy, bài thuốc phải giúp bổ thận, tráng dương, sinh tinh. Danh y Hải Thượng Lãn Ông có nói: “Người thầy thuốc giỏi chữa bệnh không có con, về phía con trai thì nói là ở chủ tinh, về phía gái nói chủ ở huyết. Bàn luận lập phương thuốc: phía trai thì lấy bổ thận làm cốt, phía gái điều kinh làm đầu, lại tham khảo thêm những thuyết bổ khí, hành khí, xét lại thật thấu suốt có thể thụ thai được”.
Bài thuốc có các vị bổ thận nên bào chế viên hoàn mềm (tễ) để có tác dụng tốt.
Bài thuốc có các vị bổ thận nên bào chế viên hoàn mềm (tễ) để có tác dụng tốt.
Bài thuốc bổ thận, sinh tinh
Cụ thể bài Thất vị bổ tinh: thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, đơn bì 120g, trạch tả 120g, bạch linh 160g nhục quế 40g. Tại sao lại bỏ vị phụ tử trong bài Bát vị hoàn? Đây là tính toán của người bào chế, vì phụ tử có tính nóng, hơi độc không thích hợp với người bị cao huyết áp, người trẻ tuổi. Tuy nhiên, bài thuốc vẫn giữ lại vị nhục quế, thay vì bỏ đi như trong bài Lục vị hoàn. Bởi vì, nhục quế có vị cay ngọt, tính nhiệt; quy vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can. Nhục quế có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn Tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết.
Tuy nhiên để tăng tác dụng của bài thuốc, tôi gia các vị: nhục thung dung, thục địa, câu kỷ tử, đỗ trọng, lộc giác giao, liên nhục…
Trong đó: thục địa, nhục thung dung, kỷ tử: bổ thận sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết; liên nhục: bổ tâm, an thần, ích Tỳ, sáp trường, cố tinh...
Một vài vị thuốc đáng lưu ý nhất: nhục thung dung và thục địa. Đây là 2 vị hầu như không thể thiếu trong thuốc chữa vô sinh nam. Nhục thung dung là vị thuốc đã được sử dụng trong Đông y từ 2.000 năm trước và đã được đưa vào trong sách Thần Nông bản thảo, bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y học. Vị thuốc còn có những tên khác, như: địa tinh (nghĩa là tinh chất của đất), kim duẩn (cây măng vàng), đại vân, hắc tư lệnh (vì có tác dụng bổ thận mạnh).
Theo Đông y, nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào 2 kinh thận, đại tràng; có tác dụng bổ thận, ích tinh, nhuận táo, hoạt tràng. Chủ trị: nam giới liệt dương (dương nuy); nữ giới không có thai, đới hạ (nhiều khí hư), băng lậu, lưng gối lạnh đau, cơ bắp không có sức, huyết khô tiện bí (táo bón do huyết khô).
Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng hoạt chất sinh học trong nhục thung dung rất phong phú, có tác dụng như một loại hoóc-mônsinh dục, có khả năng kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận.
Trong khi đó, thục địa bổ thận, điều tinh, sinh huyết, là “thuốc thánh”, để bổ âm là đầu vị.
Bài thuốc trên được làm viên hoàn mềm (tễ) mới có tác dụng.
Bài thuốc “Thất vị bổ tinh” giúp bổ thận, bồi dưỡng ngũ tạng, sinh tinh, làm cho tinh khí mạnh mẽ, rất dễ thụ thai. Quan niệm Đông y: “Tinh sinh khí, khí sinh thần”, người uống bài thuốc này thường xuyên thì tinh huyết dồi dào, da mặt hồng hào, sức khỏe dẻo dai, cơ xương rắn chắc.
BS. Nguyễn Phú Lâm
(Chủ tịch Hội Đông y huyện Mang Thít, Vĩnh Long)