Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Bài trị chứng động thai theo y học cổ truyền

  Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ có cảm giác thai trệ xuống, đau bụng âm ỉ, ra huyết... gọi là chứng thai động không yên. Nếu không kịp thời điều trị dẫn đến sẩy thai, đọa thai hoặc tiểu sản. Trong y học cổ truyền tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Bài trị chứng động thai theo y học cổ truyền 

Do khí hư hạ hãm động thai

Triệu chứng động thai do khí hư hãm : 

Bào thai trệ xuống, âm đạo ra ít huyết.

Điều trị động thai do khí hư hãm

Ích khí chỉ huyết an thai.

Khí hư kiêm đờm thấp sinh chứng động thai

Triệu chứng động thai do khí hư kiêm đờm thấp: 

  Thai phụ ăn uống kém, cổ họng có nhiều đờm, rêu lưỡi trắng có nhiều nhớt, âm đạo ra huyết nhợt.

Điều trị động thai do khí hư kiêm đờm thấp: 

Ích khí kiện tỳ hóa đờm, chỉ huyết an thai.

Do khí hư huyết thiếu thận hư không bền sinh chứng động thai

Triệu chứng: Thai phụ đau trệ lưng, tim hồi hộp, đầu choáng váng, sắc mặt vàng bủng.

Điều trị chứng động thai do khí hư huyết thiếu thận hư không bền:

 Ích khí dưỡng huyết, phù nguyên an thai.

Do tỳ thận hư suy thai nguyên không bền động thai

Triệu chứng: Khi mang thai thấy bụng dưới nặng trệ, hoặc trướng đau, kèm theo đau lưng, hai chân yếu, ù tai, ăn uống kém, tinh thần mệt mỏi, âm đạo ra huyết.

Điều trị:

 Kiện tỳ, bổ thận chỉ huyết.

Do thận âm hư suy huyết nhiệt động thai

Triệu chứng: Khi thai nhi chưa đủ 3 tháng tuổi, người mẹ thấy âm hộ ra máu tươi, miệng khô, mỏi lưng, là hiện tượng của sẩy thai.

Điều trị: Kiện tỳ bổ thận âm thanh huyết nhiệt an thai.

Do tỳ hư thận âm thận dương cùng hư

Triệu chứng: Ăn uống kém, người mệt mỏi, thể trạng gầy yếu, đầu choáng váng, tim hồi hộp, đau lưng, động thai.

Điều trị: kiện tỳ bổ thận dưỡng huyết bồi bổ nguyên khí an thai.

Bài trị chứng sa trực tràng theo đông y

  Chứng sa trực tràng 

là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Các lứa tuổi đều có thể mắc sa trực tràng nhưng hay gặp ở trẻ em 1 - 3 tuổi (sa niêm mạc) và người lớn trên 50 tuổi (thường gặp cả sa niêm mạc và sa toàn bộ). Nguyên nhân ở trẻ em do tiêu chảy, ho gà, hẹp bao quy đầu. Ở người lớn do chứng táo bón, viêm đại tràng mạn, bí tiểu, u tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang... người làm nghề khuân vác nặng.

Hình ảnh trực tràng bị sa.

Hình ảnh trực tràng bị sa.

Đông y gọi sa trực tràng là “chứng thoát giang”. 

Nguyên nhân sa trực tràng theo đông y

chủ yếu là do tỳ dương hư, làm trung khí hạ hãm, nguyên khí bị suy tổn, sự thăng giáng của dương khí thất thường mà sinh bệnh. Đối với người cao tuổi, nguyên khí bị suy tổn, đại tiện táo bón, khi đi đại tiện bị rặn nhiều, làm đại tràng sa xuống không co lên được. Đối với phụ nữ do khi sinh nở rặn quá nhiều, hoặc sinh nhiều lần cũng là nguyên nhân thường thấy. Đối với trẻ em do khí tiên thiên bất túc, sau khi sinh nuôi dưỡng kém, ăn uống thất thường, làm tỳ vị tổn thương, chính khí bị suy kém, hoặc mắc chứng kiết lỵ, tiêu chảy, khi đi đại tiện rặn nhiều mà mắc chứng thoát giang.

Liệu pháp an thai trong y học cổ truyền

 Sản phụ khoa đã được y học cổ truyền (YHCT) quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, thể hiện trên các y thư lưu truyền lại. Ngành sản phụ khoa có một sự quan tâm đặc biệt của các y gia bằng các nghiên cứu, các khảo luận nối từ các thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên một bề dày lịch sử của riêng ngành sản phụ khoa YHCT.

Ở nước ta có các tác phẩm Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh của Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Trong đó có tập Phụ đạo xán nhiên tổng luận về kinh nguyệt đến thai mạch, Tọa thảo lương mô nêu điều thai huấn đến cách tính thai, và những phần liên quan phụ khoa rải rác trong tập Hành giản trân nhu.

Thường dùng phép an thai khi phụ nữ bị động thai. Phụ nữ có thai, thai động cảm  thấy như thai sa xuống, hoặc hơi mỏi lưng, đau bụng, trong âm hộ có chút ít huyết dịch chảy ra thì gọi là thai động không an. Nếu đau và huyết ra nhiều, mỏi lưng, đau bụng dữ dội, mà sẩy thai thì gọi là đọa thai hoặc tiểu sản. Thường khi có thai trong 3 tháng, thai nhi chưa hình thành, gọi là đọa thai; ngoài 3 tháng đã thành hình gọi là tiểu sản hoặc bản sản. Nếu sau khi sẩy thai hoặc đẻ non và lần sau có thai đúng kỳ lại sẩy, thì gọi là hoạt thai.

Phụ nữ có thai mà thai động không an, thường là dấu hiệu sẽ sẩy thai hoặc đẻ non. Trong lúc mang thai mà âm hộ ra huyết hoặc huyết nhỏ ra từng giọt dầm dề không dứt, hiện tượng đó gọi là thai lậu, người xưa gọi là bào lậu hoặc lậu thai. Nếu lậu huyết lâu ngày cũng có thể làm cho thai không vững, thậm chí đến đọa thai hoặc tiểu sản.

Nguyên nhân gây động thai trong y học cổ truyền

Khí huyết hư nhược: Phụ nữ có thai thể chất vốn yếu hoặc sau khi có thai bị bệnh làm cho khí huyết hư suy, mạch xung - nhâm yếu, không điều hòa giữ gìn được huyết để nuôi dưỡng thai. Triệu chứng: Có thái huyết ra từng giọt, lưng mỏi, bụng đau trướng, đau hoặc không đau, sắc mặt xanh nhợt, da dẻ khô khan, đầu nặng choáng, tinh thần mỏi mệt. Nói không ra tiếng, sợ lạnh, miệng nhạt không muốn ăn, nặng thời thai động không an. Huyết ra nhiều, thai muốn sa xuống, đi tiểu luôn, lưỡi đỏ nhợ, rêu trắng mỏng. Mạch phù hoạt vô lực hoặc trầm nhược.

Liệu pháp an thai

Tỳ hư: Tỳ khí hư nhược không thể vận hóa tinh vi của thủy cốc để sinh huyết, khiến mạch xung, nhâm hao tổn, không thể nuôi thai. Triệu chứng: Có thai mà thai động sau xuống, lưng mỏi, bụng trướng, hoặc đau bụng ra huyết, sắc mặt vàng nhợt, mặt hơi sưng nặng, tinh thần mỏi mệt yếu sức, tay chân mát lạnh, miệng nhạt nhớt. Ngực tức không muốn ăn, đại tiện lỏng, khí hư, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư hoạt.

Thận hư: Bẩm thụ vốn yếu, tiên thiên bất túc, thận khí hư kém hoặc do phòng dục không kiêng dè, tình dục bừa bãi làm hao tổn thận khí, không đủ sức để giữ thai. Người bệnh lưng vốn đã mỏi chân yếu, khi có thai bị động thai không an, hoặc âm hộ ra huyết, bụng trướng lưng mỏi càng tăng nhiều hơn. Đầu choáng tai ù, đái són, hoặc tiểu luôn luôn, mạch xích vi nhược, hoặc hư hoặc đại.

Can uất khí trệ: Thất tình uất kết, đường khí không lưu thông, thai khí bị ngăn trở không an. Triệu chứng: Bụng đau hoặc âm hộ ra huyết, tinh thần uất ức, sườn trướng đau, ợ hơi ăn kém, hoặc nôn đắng, mửa chua, mạch huyền.

Âm hư huyết nhiệt: Vốn đã âm hư hỏa thịnh, hoặc uống thuốc cay nóng, ráo huyết nhiều quá, nhiệt độc ẩn nấp ở mạch xung, nhâm, bức huyết khiến thai mất chỗ nuôi dưỡng. Triệu chứng: Có thai mình gầy sắc khô, phiền nhiệt, miệng ráo, hai gò má đỏ bừng, lòng bàn tay bàn chân nóng, bụng đau hoặc kiêm ra máu nhỏ giọt, lưỡi đỏ không rêu.

Vấp ngã sái trật tổn hại đến thai khí. Triệu chứng: Lưng mỏi, bụng đau, hoặc âm hộ ra máu, tinh thần mỏi mệt, mạch hoạt vô lực.

Phương pháp điều trị để an thai của y học cổ truyền

Người xưa có phép tính tháng để cho uống thuốc an thai. Thai khi không an, tất có nguyên nhân, hoặc hư hoặc thực, hoặc hàn hoặc nhiệt; đều có thể làm cho thai sinh bệnh, trừ hết bệnh là thai tự an. Phương pháp điều trị cụ thể theo đúng tình hình bệnh, xem hư, thực, hàn, nhiệt mà dùng các phương thuốc bổ, tả, ôn, thanh mà biện chứng để chữa. Chú ý bổ can- thận, làm cho thai được vững chắc.

Điều trị an thai do Khí hư : 

Phép trị an thai do Khí hư

bổ khí huyết.

Điều trị an thai do Tỳ hư: 

Phép trị an thai do Tỳ hư

bổ trung khí thêm thuốc an thai.

Điều trị an thai do Thận hư: 

Phép trị bổ thận an thai. 

Điều trị an thai doÂm hư huyết nhiệt:

 Phép trị tư tâm thanh nhiệt an thai. Bài thuốc: Bảo âm tiễn.

Điều trị an thai doCan khí uất trệ: 

Phép trị bình can, thư uất, lý khí an thai. Bài thuốc: Tử tô ẩm.

Điều trị an thai do Vấp ngã thương tổn: 

Phép trị an thai do Vấp ngã thương tổn

Điều nguyên, dưỡng huyết, an thai. Chưa ra huyết thì dùng bài Thánh dũ thang gia đỗ trọng, tang kí sinh, tục đoạn, sa nhân. Nếu đã ra huyết thì dùng bài Tiểu phẩm trữ căn thang gia đỗ trọng, tục đoạn, tang kí sinh.

Chẩn đoán động thai như thế nào?

Thầy thuốc YHCT phải vận dụng “tứ chẩn” (vọng - văn - vấn - thiết tức là nhìn - nghe, hỏi - bắt mạch) để thu thập tư liệu lâm sàng, trên tinh thần kết hợp Đông - Tây y. Phối hợp kiến thức y học hiện đại trong khám thực thể lâm sàng để xác định chính xác bệnh lý, qua đó không bỏ sót chẩn đoán, để ứng dụng điều trị tốt hơn.

Món ăn cần tránh hoặc không nên ăn nhiều khi có thai

Có những món ăn thông thường chúng ta nghĩ ăn vào là tốt cho thai, dễ đẻ, mát thai… nhưng thực ra ăn vào có nguy cơ gây hại cho thai, thâm chí sảy thai:

Đu đủ, rau ngót: Có chứa papaverin, có tác dụng giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp. Nếu bà bầu ăn nhiều rau này, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ bị sẩy thai do cổ tử cung co thắt.

Khổ qua: Nhiều vitamin và chất xơ, có chứa quinine, monodicine,… kích thích co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn các món ăn chế biến từ trái khổ qua sẽ có nguy cơ bị sẩy thai rất cao.

Măng tươi: Chứa cyanide, một chất rất nguy hiểm đối với cơ thể. Nếu không loại bỏ chất độc này trước khi ăn, bà bầu có thể bị ngộ độc.

Tía tô: Có tính ấm, dùng thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe, bà bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tía tô là một vị thuốc, khi không có bệnh chỉ nên dùng như một gia vị, không nên tự ý dùng bừa bãi.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Điều trị di chứng tai biến mạch máu não theo đông y

  Tai biến mạch máu não

 là hậu quả của những bệnh tim mạch như tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, rối loạn nhịp tim trong các bệnh về van tim.

Nhiều năm trước đây, người ta cho rằng “tai biến mạch máu não là cách kết thúc cuộc đời người già”. Ngày nay, với phương tiện chẩn đoán hiện đại và nhiều loại thuốc mới có hiệu quả là những lý do giúp cho dự phòng và điều trị có hiệu quả tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não là hậu quả của những bệnh tim mạch như tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, rối loạn nhịp tim trong các bệnh về van tim. Tai biến mạch máu não gồm 3 loại: Cơn thiếu máu thoáng qua; nhũn não; xuất huyết não.

Tai biến mạch máu não do cơn thiếu máu thoáng qua thường 

là tai biến thoáng qua kéo dài 5-10 phút, khu trú, không để lại di chứng. Bệnh nhân cảm thấy giảm cơ lực hay liệt nhẹ, nói khó, chóng mặt.

Tai biến mạch máu não do nhũn não

 là do tắc một nhánh động mạch não thường xuất hiện đột ngột gây liệt nhẹ sau đó dần dần nặng lên dẫn đến hôn mê và có thể tử vong.

Tai biến mạch máu não do xuất huyết não 

 do vỡ một động mạch trong não. Thường xảy ra đột ngột với các dấu hiệu hôn mê ở nhiều mức độ khác nhau, liệt nửa người, liệt nửa mặt. Ngoài ra còn tùy vị trí chảy máu trong não mà có những triệu chứng khác nhau. Xuất huyết não thường nặng hơn, dễ tử vong ngay, tiên lượng xấu hơn. Bệnh khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng.

Tai biến mạch máu não thuộc phạm trù “trúng phong” của y học cổ truyền.

 Qua giai đoạn nguy kịch thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, gia đình và xã hội như: “bán thân bất toại” (liệt nửa người), “khẩu nhãn oa tà” (miệng méo, mắt xếch), đại tiểu tiện không tự chủ...

 Di chứng do tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não gây Bán thân bất toại
Tai biến mạch máu não gây Rối loạn ngôn ngữ (khó nói)
Tai biến mạch máu não gây Tiểu tiện không tự chủ (do thận hư)
Tai biến mạch máu não gây Đại tiện không tự chủ
Tai biến mạch máu não gây Chóng mặt ù tai

Bài trị bệnh thương hàn theo đông y

 Bệnh thương hàn 

(gồm thương hàn và phó thương hàn) là một bệnh truyền nhiễm, lây lan, tán phát hay gây thành dịch; do trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi và trực khuẩn phó thương hàn Salmonella paratyphi A, B, C gây nên. Trực khuẩn thương hàn lây từ người này qua người khác, do tay bị bẩn, nước hồ, ao, sông có phân của người bệnh; quần áo, chăn, giường nhiễm khuẩn; ăn sò huyết chưa chín. Trực khuẩn khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa vào hạch bạch huyết từ đó xâm nhập vào máu đi toàn thân. Bệnh thường xuất hiện vào mùa thu, đông. Đặc biệt vùng lụt lội là yếu tố thuận lợi để bệnh bùng phát.

Thời kỳ ủ bệnh thương hàn: 

Từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên (từ 10-15 ngày) là thời kỳ ủ bệnh.

Thời kỳ khởi phát bệnh thương hàn:

 Độ 7 ngày. Sốt tăng dần, mạch chậm so với nhiệt độ nên mạch và nhiệt độ phân ly, mạch thường chậm hơn. Người mệt nhọc, nhức đầu, mất ngủ, có khi đổ máu cam. Bệnh nhân không muốn ăn, đi ngoài táo, lưỡi khô trắng, mặt lưỡi rạn nứt. Bệnh đang ở biểu.

Phép điều trị Thời kỳ khởi phát bệnh thương hàn:

Giải biểu, tiêu thực.

Thời kỳ toàn phát bệnh thương hàn:

 Khoảng 2 tuần. Bệnh nhân mệt lả và mê sảng, hai tay sờ soạng như bắt chuồn chuồn, đại tiện không tự chủ. Bụng trướng, tháo dạ, đau ở hố chậu phải, sờ bụng vùng hố chậu và ấn vào có tiếng ọc ạch, lách sưng, tim đập mờ và yếu. Phát ban vài nốt ở vùng ngang bụng. Lưỡi khô và đỏ như da lợn quay, môi khô nứt nẻ. Trường hợp bệnh nặng: lưỡi, môi, lợi và răng đều đau. Thời kỳ này là bệnh ở kinh dương minh chuyển vào 3 kinh âm.

Phép trị Thời kỳ toàn phát bệnh thương hàn: 

Thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu, tư âm.

Thời kỳ lui bệnh thương hàn: 

Sốt bớt dần hoặc dao động rồi trở về nhiệt độ bình thường. Các triệu chứng lui dần, bệnh nhân tỉnh táo hơn, đi tiêu nhiều, lưỡi sạch.

Phép trị Thời kỳ lui bệnh thương hàn:  

Bổ tỳ, tư âm.

Biến chứng của bệnh thương hàn :

 Các biến chứng của bệnh thương hàn có thể xảy ra ở tất cả các mô cơ thể và tất cả các triệu chứng bình thường có thể tiến triển nặng lên, ngang hàng như biến chứng. Thường gặp các biến chứng sau:

 Biến chứng của bệnh thương hàn gây chảy máu ruột: 

Biến chứng này phần nhiều phát sinh vào tuần thứ 3 sau thời kỳ phát bệnh. Khi bị chảy máu ruột có các triệu chứng thiếu máu cấp tính, phân màu đen.

 Biến chứng của bệnh thương hàn gây thủng ruột:  

phát sinh vào tuần thứ 3, thứ 4. Biến chứng này rất nguy hiểm, dễ tử vong do viêm phúc mạc, cần phải được phẫu thuật sớm.

 Biến chứng của bệnh thương hàn gây trụy tim mạch: 

Thường phát sinh vào tuần thứ 3, thứ 4, do nội độc tố của vi khuẩn tiết ra nhiều. Triệu chứng xuất hiện đột ngột. Huyết áp không đo được, nhiệt độ hạ xuống 36o hay thấp hơn nữa. Mạch không bắt được, tim đập nhanh tới 140-150 lần trong 1 phút. Bệnh nhân da tím, vã mồ hôi, lả đi. Các chi lạnh và mặt hóp lại. Đông y gọi là chứng vong dương.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Bài chữa bệnh mất tiếng theo đông y

 Mất tiếng (Đông y gọi là thất âm)

 là triệu chứng thường gặp đi kèm với các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nhân thấy tiếng nói thều thào khó nghe có khi mất tiếng không nói được nữa. Khàn tiếng thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi cũng kéo dài dẫn đến mất tiếng nếu không chú ý điều trị lúc khàn tiếng.

Theo lý luận Đông y thì phổi là cửa của thanh âm; thận là gốc của thanh âm. Do đó bệnh thất âm (mất tiếng) có quan hệ mật thiết với phổi và thận.

Khi điều trị bệnh mất tiếng cần phân biệt rõ chứng hư, chứng thực. Chứng thực phần nhiều do ngoại tà làm trở ngại công năng của phổi; còn chứng hư phần nhiều do khí của tân dịch không đủ.

Mất tiếng thể Chứng thực:
Mất tiếng do Ngoại cảm phong hàn:

 Tiếng nói khàn không rõ, nóng sốt ít, sợ lạnh, ho có đờm, mũi tịt, nặng tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng. Nếu có cả khát nước, đau họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác thì đó là chứng hỏa bị hàn bao bọc.

Phép chữa mất tiếng do Ngoại cảm phong hàn:

Sơ tán phong hàn:

Mất tiếng do Đàm và nhiệt ngăn trở: 

Tiếng nói nặng không phát ra được, đờm nhiều màu vàng đặc, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhợt. Mạch hoạt sác.

Phép chữa mất tiếng do Đàm và nhiệt ngăn trở: 

 Thanh phế hóa đàm. 

Mất tiếng thể Chứng hư:

Mất tiếng do Phế âm hư: 

Người gầy, họng ráo, ho khan, khản tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.

Phép chữa Mất tiếng do Phế âm hư:  

tư âm dưỡng phế.

 Mất tiếng do Thận âm hư: 

Họng khô, khàn tiếng, hư phiền không ngủ, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ sẫm. Mạch hư, tế sác.

Phép chữa Mất tiếng do Thận âm hư: 

Bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế

Bài ù tai theo đông y

 Chứng ù tai, tai điếc 

phần nhiều đều có liên quan đến can và thận mà quan hệ với thận thì nhiều hơn.

Người cao tuổi thường bị ù tai, điếc tai, tai nghễnh ngãng. Tai là khiếu bên ngoài của thận thuộc về kinh túc thiếu âm. Sách Linh khu nói: “khí của thận thông lên tai, thận điều hòa thì tai nghe được ngũ âm. Nếu bể tủy không đủ thì long óc, ù tai”. Não là bể của tủy. Ngoài ra hỏa của can bốc lên cũng làm ù tai.

Chứng tai ù, tai điếc phần nhiều đều có liên quan đến can và thận mà quan hệ với thận thì nhiều hơn.

Tai ù thì nghe như tiếng ve kêu hoặc nhỏ hoặc to; 

khi mệt quá hoặc giận dữ thì tai càng ù mạnh. Chứng này có hư, có thực; hư thì thấy có triệu chứng đầu choáng, mắt hoa, tim rung động, eo lưng nhức, lưỡi đỏ nhợt, mạch tế; thực thì có cả các hiện tượng đau nhức, mặt đỏ, hay giận, lòng buồn bực, ít ngủ, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng nóng. Mạch huyền.

Tai điếc phần nhiều do tai ù lâu mà thành ra không nghe tiếng động bên ngoài. 

Tai điếc cũng có chứng hư, chứng thực khác nhau, còn chứng trạng kèm theo cũng giống như tai ù.

Người già tai điếc là vì tinh khí không đủ, phần nhiều do hạ nguyên suy yếu. Còn như tự nhiên bị điếc, phần nhiều thuộc can đởm bị hỏa nhiễu động lấp thanh khiếu.