Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Bài trị viêm tắc tĩnh mạch chi theo đông y

 Viêm tắc tĩnh mạch chi

 Đông y gọi là chứng "Thoát thư", bệnh thường thấy ở tay, chân; hay gặp nhiều nhất là ở chân, bệnh có liên quan đến thần kinh và vận mạch.

Thời gian đầu, đầu ngón tê dại, tiếp theo là đau; đau tăng dần, có khi đang đi đau phải ngồi xuống mới chịu được; đầu ngón chân hoặc ngón tay tím tái, gặp lạnh sưng, đau tăng; lâu ngày gây hoại tử khó khỏi cơ nhục ngón tay hoặc chân tím đen, hoại tử, thối rữa, có thể rụng các đốt ngón tay hoặc ngón chân.

 Nguyên nhân Viêm tắc tĩnh mạch chi

chủ yếu là do mạch lạc bị nghẽn tắc, khí huyết không được lưu thông, tổ chức bì phu cơ nhục không được nuôi dưỡng gây ra hoại tử.

Viêm tắc tĩnh mạch chi và bài thuốc trị

Viêm tắc tĩnh mạch chi chủ yếu là do khí huyết không được lưu thông.

Bệnh có thể chia làm 3 thời kỳ: 

Thời kỳ đầu viêm tắc tĩnh mạch chi :

 Vệ khí dinh huyết không điều hoà, máu lưu thông kém, đặc biệt là vùng xa như đầu ngón tay, chân nên có dấu hiệu ngón chân lạnh, tê dại kiến bò; bàn tay, bàn chân, cẳng chân đau, tê lạnh, đau cách hồi. 

Thời kỳ tiếp theo viêm tắc tĩnh mạch chi :

Khí trệ huyết ứ, mạch máu tắc nghẽn, ngón chân hoặc ngón tay tím đỏ dần chuyển thành tím, đen, đau tê, nhức không chịu được. 

Thời kỳ cuối viêm tắc tĩnh mạch chi :

 Hàn tà bị bó lại, uất kết nung nấu tân dịch, hoá hoả, hoả độc làm cơ nhục tổn thương, sưng to, vỡ, chảy nước vàng hoặc máu, mủ tuỳ thuộc vào hoả độc tà mạnh hay yếu, nhiều hay ít; cuối cùng gây tổn thương cơ nhục, cân mạc, xương khớp hoại tử, thậm chí rụng đốt xương. 

Viêm tắc tĩnh mạch chi Thể hư hàn:

Biểu hiện Viêm tắc tĩnh mạch chi Thể hư hàn:

 Sắc mặt tái nhợt, người mệt mỏi, thích ấm sợ lạnh, chi mắc bệnh lạnh sắc da tái nhợt, tê dại đau, chườm nóng hoặc đắp ấm dễ chịu, cẳng chân, tay hay giật, đau mỏi tăng dần, nhiều khi đang đi phải đứng lại vì đau (đau cách hồi), tiểu tiện trong, đầy bụng hoặc sôi bụng, đại tiện lỏng; Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; Mạch trầm trì vô lực.

Điều trị Viêm tắc tĩnh mạch chi Thể hư hàn:

 Ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết, thông lạc.

Viêm tắc tĩnh mạch chi Khí trệ huyết ứ:

Biểu hiện Viêm tắc tĩnh mạch chi Khí trệ huyết ứ:

  Sắc mặt tối sạm, tinh thần ủ rũ, bứt dứt dễ nóng nảy, đêm đau tăng, chân hoặc tay lạnh, sắc da thâm tím, khô; Chất lưỡi đỏ hoặc tím thâm. Mạch trầm tế.

Điều trị Viêm tắc tĩnh mạch chi Khí trệ huyết ứ:

 Hoạt huyết khứ ứ, hành khí giải uất.

Viêm tắc tĩnh mạch chi Thể nhiệt độc thịnh:

Biểu hiện Viêm tắc tĩnh mạch chi Thể nhiệt độc thịnh:

 Sắc mặt sạm khô, người bứt dứt khó chịu, ù tai chóng mặt, chi mắc bệnh đen tím, sưng to mọng, đau liên tục, tại chỗ bắt đầu lở loét hoại tử, chi phù da bóng, chảy nước hoặc chảy máu, mủ; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy. Mạch tế sác.

Điều trị Viêm tắc tĩnh mạch chi Thể nhiệt độc thịnh:

Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc.

Viêm tắc tĩnh mạch chi Thể khí huyết lưỡng hư:

Biểu hiện Viêm tắc tĩnh mạch chi Thể khí huyết lưỡng hư:

Người mệt mỏi, gầy yếu, ra nhiều mồ hôi, chi bị bệnh đau ít hoặc đỡ đau, vết loét lâu ngày chảy mủ, máu hoặc nước vàng, không liền miệng, da sắc vàng sạm; Chất lưỡi bệu, nhợt, mạch trầm tế vô lực.

Điều trị Viêm tắc tĩnh mạch chi Thể khí huyết lưỡng hư:

Bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc.

Bài trị chứng đau vai gáy theo đông y

 Y học cổ truyền xếp đau vai gáy vào chứng “kiên tý thống”, “tý chứng”. 

Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay thường gặp nhất là do tổn thương hay thoái hóa đốt sống cổ (gặp nhiều ở độ tuổi 40 - 50); do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; do vận động sai tư thế hoặc duy trì một tư thế quá lâu khiến cho cơ vùng cổ vai gáy bị căng cứng, máu lưu thông kém và dẫn tới hiện tượng đau mỏi; hoặc do cơ thể bị nhiễm phong hàn (nhiễm lạnh).

Đau vai gáy do phong hàn thấp

Đau do phong hàn thường nhẹ, không kéo dài, tính chất mức độ không kịch liệt, giới hạn hẹp vùng bả vai. Người bệnh có cảm giác căng cứng ở cổ, cơ vùng vai, cảm giác lạnh, sợ lạnh sợ gió, chườm nóng xoa bóp dễ chịu, rêu lưỡi trắng mạch phù.

Nếu do hàn thấp tính chất đau kịch liệt hơn, kéo dài dai dẳng, người bệnh cảm giác trĩu nặng vai, khi vận động đau tăng làm tổn thương chính khí, làm khí hư tự đổ mồ hôi, đoản hơi, mệt nhọc, rêu lưỡi trắng mạch nhược.

Phép trị Đau vai gáy do phong hàn thấp

 ôn kinh tán hàn khu phong hoạt huyết. 

Đau vai do huyết ứ: 

Do chấn thương hay do bệnh kéo dài điều trị không khỏi phần nhiều có kèm theo huyết ứ. Người bệnh có biểu hiện đau nhói, cơ gân vùng vai cứng nhắc và teo cơ, lưỡi tía tối có ban ứ huyết, hạn chế vận đông rõ rệt. 

Phép trị Đau vai do huyết ứ: 

 trừ hàn ôn bổ khí huyết kết hợp với hoạt huyết hóa ứ. 

Bài trị chứng tâm mạch tắc nghẽn theo đông y

 Theo Đông y, chứng tâm mạch tắc nghẽn 

thường do đờm trệ (mỡ trong máu cao) hoặc huyết ứ làm nghẽn tắc, hoặc do khí hư không thúc đẩy được sự vận chuyển của huyết, làm cho sự vận hành của khí huyết không lưu thông, hoặc do lao động quá sức làm tổn hại khí, hoặc do tình chí uất ức sinh ra đờm trọc.

Biểu hiện của tâm mạch tắc nghẽn: 

đau vùng tim phía sau xương ức, lan tỏa ra sau lưng, hai cánh tay, bả vai, ngực bụng khó chịu. Nếu bệnh nặng thì đau không chịu nổi, hồi hộp đoản hơi, khó thở, môi miệng khô, sắc mặt, móng tay móng chân tím tái, chất lưỡi tía sạm, ria lưỡi có nốt ứ huyết, mạch sác hoặc kết đại trầm huyền. Tùy thể tâm mạch tắc nghẽn mà sinh các chứng hung tý (đau thắt vùng ngực), tâm thống (đau vùng tim), tâm quý (tim đập loạn nhịp). 

Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng tâm quý

Nguyên nhân Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng tâm quý: 

do dương khí trong tâm không mạnh, huyết vận hành không thông suốt hoặc do tà khí phong hàn, thấp, xâm phạm kinh mạch, tâm khí tắc nghẽn, huyết dịch vận hành thất thường.

Biểu hiện Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng tâm quý: 

đau từng cơn ở vùng tim, ngực khó chịu, hồi hộp, mặt môi tím tái, mạch trầm huyền hoặc sác.

Phép trị Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng tâm quý:

 tùy hư chứng hay thực chứng mà dùng bài thuốc thích hợp.

Thực chứng: hoạt huyết thông lạc, dưỡng tâm, an thần.

Hư chứng: bổ khí, dưỡng tâm, an thần, định chí.

Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng tâm thống

Nguyên nhân Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng tâm thống:

 do huyết làm ứ nghẽn tâm mạch, khí trong ngực bị chèn ép “Bất thông thì thống”.

Biểu hiện Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng tâm thống: 

đau vùng tim, hoặc vùng ngực khó chịu, lưỡi tía tối, mạch hoạt sác hoặc trầm huyền.

Phép trị Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng tâm thống:

 hoạt huyết, hóa ứ, giảm đau.

Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng hung tý(đau thắt vùng ngực)

Nguyên nhân Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng hung tý(đau thắt vùng ngực): 

do hung dương không mạnh, tâm khí bất túc, huyết mạch tắc nghẽn hoặc do hàn tà ngưng đọng, huyết mạch không lưu thông, tâm mạch bị chèn ép.

Biểu hiện Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng hung tý(đau thắt vùng ngực)

vùng ngực đau âm ỉ, nghẹn hơi, hồi hộp, rêu lưỡi mỏng hoặc nhớt, chất lưỡi tối hoặc đỏ tía, mạch huyền tế.

Phép  trị Tâm mạch tắc nghẽn sinh chứng hung tý(đau thắt vùng ngực)

thông dương, tán hàn, tuyên tý.

Bệnh tay chân miệng theo đông y

 Đông y hiện đại đã xếp bệnh tay chân miệng vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.

Nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, thuốc nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?

Trong Đông y truyền thống, không thấy đề cập đến căn bệnh có tên “thủ - túc - khẩu” (tay - chân - miệng). Tuy nhiên, căn cứ vào những triệu chứng biểu hiện và tình trạng lây lan nhanh thành dịch, các chuyên gia Đông y hiện đại đã xếp bệnh “tay - chân - miệng” vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.

Trên lâm sàng, Đông y thường căn cứ vào triệu chứng biểu hiện cụ thể, để phân loại các chứng trạng bệnh theo nguyên tắc “biện chứng luận trị”

Bệnh tay chân miệng Thể thấp độc tập phu:

Khi ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: miệng và chân tay xuất hiện những phỏng nước kích thước to nhỏ khác nhau. Bộ phận các phỏng nước nhanh chóng vỡ ra thành vết loét. Kèm theo sốt nhẹ, kém ăn, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch phù sác...

Đó là những chứng trạng của loại bệnh lý, mà trong Ôn bệnh học của Đông y gọi là “Thấp độc tập phu” (thấp độc tấn công vào phần da).

 Phép trị bệnh tay chân miệng Thể thấp độc tập phu:

 “thanh nhiệt giải độc” và “hóa thấp hoạt huyết” 

Bệnh tay chân miệng Thể thấp nhiệt uẩn kết:

Nếu ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: mặt, lưng hoặc chung quanh các móng ở ngón chân, ngón tay và gót chân, bàn chân, bàn tay xuất hiện nhiều nốt phỏng nước kích cỡ khác nhau, nốt nhỏ cỡ như hạt gạo, nốt to cỡ như hạt đậu; kèm theo miệng loét, hơi thở hôi, trướng bụng, kém ăn, phiền khát, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc tiểu đục, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng nhớt, mạch nhu sác.

Đó là những chứng trạng của loại bệnh lý, mà trong Ôn bệnh học của Đông y gọi là “Thấp nhiệt uẩn kết” (thấp tà và nhiệt tà tích đọng).

Phép trị bệnh tay chân miệng Thể thấp nhiệt uẩn kết:

 “thanh hóa thấp nhiệt” và “giải độc” 

Bệnh tay chân miệng Thể tâm tỳ tích nhiệt:

Nếu thấy ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: trong khoang miệng và vòm khẩu cái có nhiều mụn nước, da quanh mụn ửng đỏ, đầu các ngón chân, ngón tay cũng xuất hiện nhiều mụn nước hoặc vết loét; kèm theo miệng khô khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; lưỡi ít rêu hoặc rêu lưỡi mỏng; mạch tế sác.

Đó là những biểu hiện của chứng “Tâm tỳ tích nhiệt” (nhiệt tích ở các tạng tâm, tỳ).

Phép trị bệnh tay chân miệng Thể tâm tỳ tích nhiệt:

“thanh tả tâm tỳ” và “lợi niệu giải độc” 

Bài trị đau liên sườn theo đông y

 Đau liên sườn 

biểu hiện thường thấy trên lâm sàng là đau hai bên mạng sườn, vùng ngực đầy tức, có khi đau co thắt làm người bệnh khó thở, mặt đỏ mắt đỏ,tiểu vàng lượng ít, miệng đắng, tinh thần không thư thái, đại tiện thất thường khi táo khi lỏng, miệng khô lưỡi đỏ hoặc có những chấm xuất huyết. Những chứng trạng này có liên quan chặt chẽ đến bệnh ở gan - mật. 

Nguyên nhân Đau liên sườn 

là do sơ tiết điều đạt của can thất thường làm can khí uất kết, lâu ngày làm khí trệ huyết ứ. Mặt khác do can tâm bất túc, kinh mạch không nuôi dưỡng được gây đau sườn.

Đau mạng sườn do can khí uất kết:

 Người bệnh có biểu hiện đau hai mạng sườn, vùng ngực đầy tức khó chịu, tinh thần bứt rứt, dễ cáu gắt, miệng đắng, mặt và mắt đỏ, ăn uống kém, khi ho thì đau tăng lên, tâm phiền ngủ ít, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, có những trường hợp da vàng, tiêu hóa trì trệ, nhức đầu từng cơn, không muốn ăn uống. 

Phép chữa Đau mạng sườn do can khí uất kết:

sơ can, giải uất, thông lợi gan - mật. 

Đau mạng sườn do huyết ứ: 

Người bệnh có biểu hiện đau mạng sườn từng cơn, có khi đau dữ dội, đau thường cố định, không di chuyển, thở mạnh hoặc ho thì càng đau; miệng khô lưỡi đỏ, kèm theo có những chấm xuất huyết; vùng ngực đầy tức, khó thở, người bệnh ăn uống rất ít, toàn thân mệt mỏi, đoản hơi, tiếng nói nhỏ nhẹ, đi tiểu ít, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác... 

Phép điều trị Đau mạng sườn do huyết ứ: 

 sơ can hóa ứ, thông phủ, thông kinh lạc.



Bài trị phù thũng theo Đông y

 Phù thũng 

tức là nước không thoát ra ngoài được mà đọng lại trong cơ thể. Theo Đông y, có nhiều nguyên nhân gây phù, đa phần là do tỳ và thận.

Phù do viêm thận:

 Phù ở mặt và mi mắt nhưng mức độ phù nhẹ, bệnh nhân đau mỏi ngang lưng, lúc đầu có cơn sốt nhưng về sau thì giảm dần, lượng nước tiểu ít, bệnh nhân vẫn đi lại được. Trường hợp này nếu ăn mặn thì mức độ phù lại tăng lên. 

Nguyên tắc điều trị  Phù do viêm thận:

chống viêm, bổ thận, lợi tiểu.

Phù thận do dương hư: 

Cơ thể lạnh, chân tay lạnh, phân lỏng, nước tiểu ít, chân tay yếu mềm, đau lưng mỏi gối, nếu đo huyết áp thì thấy huyết áp hơi thấp hơn bình thường, phù toàn thân, bụng căng đầy.

 Nguyên tắc điều trị Phù thận do dương hư:  

ôn bổ thận dương, lợi tiểu tiêu phù. 

Phù do tỳ hư: 

Theo thuyết âm dương ngũ hành: tạng tỳ thuộc thổ, thổ khắc thủy, do tỳ suy yếu không tiết chế được thủy, thủy ứ đọng tràn lan gây ra phù. 

Phương pháp điều trị Phù do tỳ hư:  

bổ tỳ, làm cho tỳ được vững mạnh, chức năng của nó được phục hồi, việc điều tiết thủy thấp trở lại bình thường, kết hợp lợi tiểu, thông tiểu.


Bài chữa chứng dương khí hư theo đông y

 Dương khí hư 

thường biểu hiện tay chân lạnh, mệt mỏi, kém hưng phấn, có khi đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió. Theo y học cổ truyền dương, khí phần nhiều do thiên thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp, lạm dụng thực phẩm chua, đắng, lạnh quá mà phát sinh một số chứng như: tỳ hư tiết tả, cầu phân sống, nhiều mồ hôi, ho, cảm lạnh, sinh lý yếu... 

Dương khí hư Thể tỳ khí hư:

Biểu hiện Dương khí hư Thể tỳ khí hư:

lạnh bụng mỗi khi ăn phải thức ăn sống, lạnh hay bị đau bụng đi cầu.

 Phép trị Dương khí hư Thể tỳ khí hư:

ôn bổ tỳ vị.

Dương khí hư Thể khí hư tiết tả:

Biểu hiện Dương khí hư Thể phế khí hư ho thở:

 hay bị đầy bụng, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài... 

Phép trị Dương khí hư Thể phế khí hư ho thở:

 ôn tỳ hòa vị, hóa thấp, cầm tả.

Dương khí hư Thể khí hư hạ hảm:

Biểu hiện hay bị mệt mỏi, nhiều mồ hôi, đi cầu sống phân hay bị cảm mạo, phát sốt sợ lạnh... Phép trị: ích khí kiện tỳ thăng dương. 

Dương khí hư Thể phế khí hư ho thở:

Biểu hiện Dương khí hư Thể phế khí hư ho thở:

hay ho, thở đoản hơi, tiếng nói nhỏ, sợ gió, đờm đặc vàng mặt nhợt nhạt

Phép trị Dương khí hư Thể phế khí hư ho thở:

bổ khí thanh phế, chỉ khái định suyễn.

Dương khí hư Thể thận khí hư:

Biểu hiện Dương khí hư Thể thận khí hư:

có tuổi hay đau lưng mỏi gối chân lạnh chân, tiểu không tự chủ, sinh lý yếu...

 Phép trị Dương khí hư Thể thận khí hư: 

ôn bổ thận dương.