Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Chứng ngược tật trong Đông y

Ngược tật là một loại nhiệt bệnh đặc biệt lưu hành rộng, mang tính truyền nhiễm qua các môi sinh, sơn lam chướng khí mà gây bệnh.
Triệu chứng chủ yếu là hàn nhiệt vãng lai (sốt và rét) tuỳ theo nguyên nhân và tính chất của sốt rét mà chia ra làm 6 loại: chính ngược, ôn ngược, đan ngược, tẫn ngược, chướng ngược và ngược mẫu.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Do khí thử thấp ẩn phục ở bên trong gặp tà khí phong hàn xâm nhập gây ra. Khi tà khí xâm nhập hiệp với tà khí ẩn phục tạo thành tà khí thực, ẩn náu ở mô nguyên phần bán biểu bán lý. Tà khí và chính khí giao tranh gây ra sốt. Khi chính khí suy yếu, sức chống đỡ với bệnh tà giảm, sốt không rõ mà chỉ thấy rét hoặc cơn sốt không điển hình, nếu tà khí không gặp chính khí thì hết nóng hoặc rét.
Tuỳ mức độ tà khí lấn vào sâu, nông khác nhau, môi sinh truyền bệnh khác nhau mà có các cơn sốt rét mang tính chu kỳ (cách nhật) 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày.
Chứng ngược tật trong Đông y
 Miết giáp (mai rùa).
Biện chứng luận trị
Chủ chứng của bệnh ngược tật là nóng rét qua lại (hàn nhiệt vãng lai) thường được chia ra:
Chính ngược
Triệu chứng: Ớn lạnh, nổi gai ốc rùng mình, ngáp vặt, sốt nóng từng cơn đột ngột, định kỳ, khát nước, sau cơn sốt chừng 5 - 15 phút trở lại bình thường.
Phương pháp điều trị: Hòa giải khu tà.
Ôn ngược
Triệu chứng: Mệt mỏi, ngấy sốt, đau khớp, sốt cao, rét ít hoặc không rét, khát nước, táo kết, tiểu tiện vàng sẻn.
Phương pháp điều trị: Thanh lý nhiệt tán hàn sinh tân.
Đan ngược
Triệu chứng: Do ôn ngược lâu ngày diễn biến nặng hơn, chỉ sốt không rét, khát, gầy yếu, bứt rứt vật vã, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Sinh tân thanh nhiệt.
Tẫn ngược
Triệu chứng: Sốt rét, rét nhiều, sốt ít hoặc không sốt, ngực sườn đầy tức, không khát hoặc khát ít, mệt mỏi. Mạch trì hoặc khẩn.
Phương pháp điều trị: Tán hàn thông đạt.
Ngược mẫu
Triệu chứng: Sốt rét lâu ngày liên miên không dứt, người gầy yếu mệt mỏi, hoặc phù mềm, da vàng sạm, mắt trắng, môi thâm, bụng kết tụ báng tích.
Phương pháp điều trị: Dưỡng chính hoà trung.
Chú ý: Triệt  ngược là một bệnh do các môi sinh truyền nhiễm do đó khi chữa trị phải được cách ly và chữa dứt điểm và có kế hoạch phòng bệnh và uống thuốc giải quyết nguyên nhân.
Phòng bệnh
Cách ly người bị triệt ngược, ngủ phải mắc màn. Tránh các vùng sơn lam chướng khí. Kiêng không ăn thịt trâu, ngan, vịt. Tránh lội bùn, gió lạnh và khi thời tiết thay đổi. Lao động nhẹ nhàng. Nghỉ ngơi, luyện tập đều đặn.


Đông y trị bệnh huyết áp

Các chứng tăng huyết áphuyết áp thấp, huyết áp dao động... Đông y gọichứng huyễn vựng.
Huyễn là tự nhiên mắt tối xẩm, nảy đom đóm làm cho đứng không vững. Vựng là tự nhiên cảm thấy đầu quay cuồng, lảo đảo. Huyễn vựng thường xuất hiện đồng thời cùng một lúc, nói chung huyễn vựng có hai triệu chứng điển hình là đầu choáng, mắt hoa làm cho người bệnh đi đứng không vững.
Huyễn vựng thường do hai nguyên nhân chủ yếu là ngoại cảm và nội thương.
Sau đây xin giới thiệu những bài thuốc điều trị huyễn vựng tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo:
Đông y trị bệnh huyết áp
Do đàm thấp
Triệu chứng: Đầu choáng mắt hoa, lồng ngực đầy tức, nôn oẹ không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch hoạt.
Phương pháp điều trị: Bổ tỳ tiêu đàm thấp.
Châm cứu
Châm bổ: Túc tam lý, tỳ du.
Châm tả: Thủy phân, phong long, thái dương, bách hội, tứ thần thông.
Do can thận âm hư
Triệu chứng: Đau đầu, choáng váng hoa mắt, căng cắn buốt hai thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Bình can tiềm dương.
Châm cứu
Châm bổ: Tỳ du, thận du, tam âm giao.
Châm tả: Thái dương, đầu duy, bách hội.
Do tâm huyết và tỳ khí hư
Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt 
Vị trí huyệt
Thận du: Hai huyệt nằm đối xứng ngang qua và cách điểm dưới gai đốt sống eo lưng thứ 2 chừng 1,5 thốn.
Mệnh môn: Nằm trên đốc mạch ngay điểm dưới gai đốt sống eo lưng thứ hai.
Tỳ du: Hai huyệt đối xứng ngang qua và cách điểm dưới đốt sống ngực thứ 10 chừng 1,5 thốn.
Khí hải: Nằm trên mạch nhâm, thẳng phía dưới rốn 1,5 thốn.
Quan nguyên: Nằm trên mạch nhâm, thẳng phía dưới rốn 3 thốn.
Thủy phân: Trên rốn một tấc, trên đường giữa bụng.
Phong long: Nằm bên trên mắt cá chân ngoài 8 thốn.
Túc tam lý: Nằm ở bắp chân ngoài, ngay đầu ngoài nếp nhăn ngang dưới đầu gối.
Tam âm giao: Nằm phía trên mắt cá chân trong 3 thốn, men sau bắp cẳng chân trong.
choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệch, môi nhợt, ăn kém, ngại nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện trong, ít, đại tiện phân lỏng, nặng thì choáng ngất. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.
Phương pháp điều trị: Bổ khí huyết an thần.
Do mệnh môn hỏa suy
Triệu chứng: Đầu choáng, hoa mắt, đau đầu từng cơn, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng. Ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế vô lực.
Phương pháp điều trị: Bổ thận dương dẫn hỏa quy nguyên.


Đông y trị chứng đau mắt

Phong huyền xích nhãn nhân dân thường gọi là mắt toét, ứng với bệnh mắt hột biến chứng. Phong huyền xích nhãn là chứng trạng xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều gỉ, ngứa nhặm, sợ ánh sáng khiến cho bệnh nhân lúc nào cũng phải dùng khăn để chặm nước mắt. Nếu ra gió lạnh thì ngứa nhặm, đỏ, chảy nước mắt Đông y gọi là chứng Nghinh phong xích nhãn.
Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt ở tỳ vị hiệp với phong tà xâm nhập tại chỗ như: gió lạnh, nước mưa hoặc rửa chung khăn mặt, hoặc nước rửa mặt hàng ngày không đảm bảo vệ sinh... Tất cả các nguyên nhân trên làm cho vành mí mắt sưng nhẹ, đỏ liên miên, chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ, đau ngứa nhặm khó chịu, sợ ánh sáng làm cho 2 mắt kèm nhèm nhìn lúc sáng lúc mờ không chuẩn xác. Đông y chia 2 thể là phong huyền xích nhãn và nghinh phong xích nhãn. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị tùy thể bệnh để bạn đọc tham khảo.
Đông y trị chứng đau mắt
Phong huyền xích nhãn
- Triệu chứng: Xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm, sợ ánh sáng. Bệnh mới mắc trong mắt bình thường, không có màng mộng hoặc tia máu, chảy nước mắt liên tục, thị lực không giảm. Bệnh lâu ngày mắt có thể có màng mỏng hoặc dây máu do quá trình chặm dụi gây ra.
Nghinh phong xích nhãn
- Triệu chứng: Xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm, sợ ánh sáng, khi ra gió lạnh, hoặc bị nước mưa vào mắt mà gây ra. Bệnh mới mắc trong mắt bình thường trong mắt không đỏ, không có dử.


Bệnh chóng quên

Chứng kiện vong trong Đông y biểu hiện là bệnh chóng quên. Vừa nói xong đã quên, việc vừa làm xong bỗng chốc lại quên. Kiện vong cũng là trí nhớ kém...

Chứng kiện vong trong Đông y biểu hiện là bệnh chóng quên. Vừa nói xong đã quên, việc vừa làm xong bỗng chốc lại quên. Kiện vong cũng là trí nhớ kém, dễ quên việc và khó nhớ ra. Nguyên nhân do lo nghĩ thái quá tổn thương đến tâm, tâm đã thương tổn thì huyết hao kiệt, tâm thần không vững lại hại đến tỳ, làm vị khí suy yếu không nuôi dưỡng được não tốt làm cho chóng quên. Dưới đây là những bài thuốc trị chứng kiện vong. Tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp sau:
Chóng quên do tâm tỳ hư
Biểu hiện: tim đập hồi hộp, mất ngủ, mộng mị, ăn uống kém, bụng trướng, người mệt, lưỡi nhợt, mạch tế hư.
Chóng quên do tâm thận bất giao
Biểu hiện: chóng quên, hoảng hốt, thần trí không yên, ngủ ít, tâm phiền, tai ù, mạch tế.
Chóng quên do tâm khí suy yếu
Biểu hiện: chóng quên, tim đập hồi hộp, đạo hãn.
Chóng quên do tỳ hư
Biểu hiện: tân dịch ngưng đọng (đờm trọc) âm thịnh, dương hư, nước tràn lên (đờm ẩm).


Đông y trị bệnh kinh phong (Kỳ I)

Kỳ I: Cấp kinh phong
Bệnh kinh phong (còn gọi là giản chứng hoặc kinh giản) là lấy chứng trạng phong rút làm chủ yếu mà gọi chung. Trẻ em từ 3 - 5 tuổi thường mắc phải. Bệnh có 2 loại: cấp kinh phong và mạn kinh phong. Cấp kinh là do nhiệt cực sinh phong. Mạn kinh là do tỳ hư mà can mộc khắc, hại. Tâm chủ kinh. Bệnh kinh phong biến hóa rất nhanh, là loại nguy cấp nhất trong nhi khoa.
Kinh phong thường xuất hiện trạng thái phong rút với 8 chứng hậu mà cổ nhân đã phân chia như sau:
1. Súc: là cẳng co duỗi khó khăn.
2. Nặc: là 10 ngón tay co rút, nắm chặt.
3. Xiết: là cánh tay và vai co rút lại.
4. Chiên: là chân tay run rẩy.
5. Toán: là mắt trợn, hai mắt nhìn ngược lên trên hoặc nhìn thẳng giống như giận dữ, vẻ mặt lườm lườm.
6. Thị: là tròng mắt chướng đờ, mắt nhìn lệch về bên phải hoặc bên trái, con ngươi mắt lộ ra trơ trơ, không động đậy.
7. Phản: là cổ gáy cứng đờ, uốn ván, ưỡn mình.
8. Dẫn: là tay chân co kéo, giương tay như giương cung.
Cấp kinh hay mạn kinh đều có những trạng thái nói trên. Nhưng bệnh được chia ra thuộc dương chứng và âm chứng. Đó là theo nguyên lý: dương động mà nhanh; âm tĩnh mà chậm. Hễ bệnh phát nhanh, chứng trạng hữu dư là thuộc dương, thuộc nhiệt, thuộc thực, đều gọi là cấp kinh phong.
Nguyên nhân:
- Cơ thể da dẻ của trẻ còn non yếu nên dễ cảm nhiễm tà khí phong hàn từ ngoài theo kinh mạch vào trong mà hóa nhiệt, hóa hỏa, nhiễu động can đởm phát ra chứng kinh.
- Do ăn uống, bú mớm không thận trọng. Sữa, thức ăn bị kết tụ lại ở dạ dày, đường ruột làm khí cơ bị tắc nghẽn, khí biến thành hỏa, hỏa hóa ra phong đờm gây thành bệnh kinh.
- Trẻ con thần khí còn yếu ớt hay kinh sợ bỗng đột nhiên gặp phải sự kích thích mạnh ở bên ngoài hoặc bị té ngã, kinh sợ đều có thể gây phát sinh chứng kinh phong.
Đông y trị bệnh kinh phong (Kỳ I)
Vị trí huyệt: - Bách hội: giao điểm đường nối 2 đỉnh tai và đường giữa đầu.- Đại trùy: nằm trên đốc mạch, ngay tại điểm dưới gai đốt sống cổ thứ 7.- Thập tuyên: ở đầu mút 10 ngón tay, cách móng tay độ 0,1 tấc.- Nhân trung: nằm tại ranh giới 1/3 phía trên và 1/3 đoạn giữa rãnh nhân trung nối chính giữa mũi với điểm vành môi trên.
Triệu chứng: Chứng cấp kinh phong chủ yếu trên lâm sàng là phát bệnh nhanh, sốt cao, thần chí hôn mê, hai mắt trực thị, răng cắn chặt, cổ gáy cứng đờ, chân tay co giật, biểu hiện 4 chứng: nhiệt (co giật), đờm (trực thị), phong (méo mồm), kinh (cứng đờ).
Phép chữa: Tùy tình trạng lâm sàng mà dùng bài thuốc thích hợp.
Cảm nhiễm khí độc của phong hàn:
Bình can tức phong, lương huyết giải độc, thanh tâm dưỡng âm.