Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Chứng phế thận âm hư

Chứng phế thận âm hư là chỉ phế âm khuy tổn

 Chứng phế thận âm hư là chỉ phế âm khuy tổn, bệnh lâu ngày liên lụy đến thận, xuất hiện chứng âm suy, tân dịch của hai tạng phế thận bất túc, phế lạc bị tổn hại, dẫn đến thủy suy hỏa vượng, bệnh phần nhiều do tà nhiệt vướng vất ở phế hoặc do buồn thương quá độ hoặc do phòng lao quá độ mà gây nên.

Chứng phế thận âm hư thường gặp trong các bệnh: khái thấu, suyễn chứng, thất âm, hư lao, tiêu khát. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị:

Do phế thận âm hư sinh chứng khái thấu

Nguyên nhân: Do nhiệt tà làm tổn thương phế, phế lạc bị tổn hại, dần dà lan tỏa tới thận mà biến thành chứng phế thận âm hư.

Triệu chứng: Bệnh nhân khái thấu ít đờm hoặc trong đờm có lẫn máu ngũ tâm phiền nhiệt, bệnh thường nặng về đêm, họng khô, tai ù, miệng ráo, choáng váng, cơ thể gầy còm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

Phép trị: Tư dưỡng thận âm, nhuận phế chỉ khái.

Do phế thận âm hư sinh hen suyễn

Nguyên nhân: Do khái suyễn lâu ngày, bệnh ở phế liên lụy đến thận. Phế kim không sinh thận thủy (bệnh mẹ liên lụy đến con) dẫn đến phế thận âm cùng hư.

Triệu chứng: Bệnh nhân suyễn gấp, hễ lao động thì bệnh tăng, tinh thần mệt mỏi.

Phép trị: Bổ phế chế thủy.

Do phế thận âm hư sinh chứng thất âm (mất tiếng)

Nguyên nhân do táo hỏa làm tổn thương âm, tân dịch bị hun đốt, nếu bệnh lâu ngày thì phế thận đều suy, sự thanh túc của phế kim yếu đi, thận âm không đủ thủy để dâng lên làm khàn tiếng hoặc tiếng nói bị biến dạng.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường khàn tiếng, họng ráo, ho khan ít đờm, hư phiền ngủ kém, lòng bàn tay lòng bàn chân nóng, lưng đùi yếu, lưỡi đỏ mạch tế sác.

Điều trị: Dưỡng âm nhuận phế, hóa đờm.

Do hư lao xuất hiện chứng phế thận âm hư

Nguyên nhân: Do ốm lâu ngày dẫn đến hư lao, làm tổn thương đến phần âm của phế và thận.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường có chứng mỏi lưng, triều nhiệt vãng lai, váng đầu, ù tai, họng ráo, ho khan, khạc ra huyết, lưỡi sáng, ít tân dịch, mạch tế sác.

Điều trị: Dưỡng âm nhuận phế, tư thận ích tinh.

Do phế thận âm hư sinh bệnh tiêu khát (đái tháo đường)

Nguyên nhân: Do táo nhiệt phạm phế hoặc do buông thả tình dục, tinh khí suy tổn, thận âm bị tổn hao, dẫn đến phế thận âm hư, phế mất chức năng trị tiết, sự nhiếp nạp của thận không bền, mất tác dụng co thắt, thủy dịch dồn thẳng xuống mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Bệnh nhân tiểu tiện nhiều lần trong ngày mà sinh ra chứng tiêu khát.

Phép trị: Nhuận phế tư thận, sinh tân trừ khát.



Thúc dương

Trong Y học cổ truyền, thúc dương hay còn gọi là dương thúc, âm thúc

Trong Y học cổ truyền, thúc dương hay còn gọi là dương thúc, âm thúc...là bệnh danh dùng để chỉ tình trạng bộ phận sinh dục ngoài của nam đột nhiên co rụt vào bên trong, co giật và đau dữ dội, người bệnh tinh thần căng thẳng, sợ hãi, chỉ sợ dương vật co rụt vào trong bụng mà chết, có thể kèm theo các triệu chứng thở gấp, mặt tái xanh, ngực sườn trướng tức, rét run, chân tay lạnh toát...

Bệnh nhân không dám làm các công việc nặng và sinh hoạt tình dục vì sợ bệnh tái phát mặc dù đã được giải thích kỹ lưỡng. Bệnh mang tính chất thần kinh chức năng, phần nhiều do nguyên nhân về tâm lý, thường xảy ra ở những người dễ mẫn cảm, hay lo âu.

Cao ích mẫu.

Cao ích mẫu.

Theo Y học cổ truyền, gốc của bệnh là thận dương hư yếu, ngọn là hàn thấp bên ngoài xâm nhập. Thận chủ bộ phận sinh dục, hàn tà có tính co rút, cả gốc và ngọn đều cùng co rụt sẽ sinh bệnh. Ngoài ra, can huyết bất túc lại cảm nhiễm hàn thấp cũng có thể gây nên bệnh. Can chủ cân (gân bắp), can mạch đi từ bộ phận sinh dục vào bụng dưới, hàn thấp làm bế tắc can mạch mà sinh chứng đau kịch liệt. Thúc dương phần nhiều phát sinh sau khi xuất tinh ban đêm (có thể do di tinh hoặc giao hợp), sáng dậy đi tiểu hoặc rửa bộ phận sinh dục bằng nước lạnh, hàn tà thừa cơ xâm nhập mà phát thành bệnh. Một số ít trường hợp là do giận dữ quá độ khiến can hỏa bốc lên làm gân co rút gây ra thúc dương.

Tập thở đúng cách giúp loại bỏ độc tố

Tập thở đúng cách giúp loại bỏ độc tố

Khi chúng ta thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn.

Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó, khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở, sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ra ngoài qua hơi thở.

Tập thở là phương pháp đơn giản thuận tiện, có thể tập mọi lúc mọi nơi, tập thở ngay cả khi đi bộ vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại “thở ra, hít vào - hít vào, thở ra”. Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 - 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin - một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt mỏi, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng.

Phép lấy hơi thở, thở bằng bụng.

Phép lấy hơi thở, thở bằng bụng.

Một số phương pháp thở bụng

Muốn tập thở, trước hết phải tập động tác cơ bản là: thóp bụng thở vào - phình bụng thở ra. Lúc cơ hoành hạ xuống, các nội tạng trong bụng bị dồn xuống, bụng phình lên, lúc ấy không khí bị hút vào vì vậy có động tác “phình bụng thở vào”. Lúc cơ hoành nâng lên, không khí bị đẩy ra, các nội tạng trong bụng bị kéo theo, bụng thóp lại, vì vậy có động tác “thóp bụng thở ra”.

Bình thường cho không khí qua mũi, nhưng nếu cần lấy hơi lại rất nhanh như trong lúc bơi lội, lúc trèo cầu thang thật nhanh hoặc sau một vận động mạnh thì cho không khí qua miệng. Lúc mới tập cho không khí qua miệng lúc thở ra, qua mũi lúc thở vào. Tập quen rồi cho không khí qua mũi lúc thở vào cũng như lúc thở ra.

Trình tự tập thở

Ngồi trên ghế, tay thả lỏng, không nhúc nhích hai vai, nghĩ rằng mình đang cầm một bát cháo nóng, thổi nhè nhẹ qua miệng làm cho cháo nguội dần, thổi rất chậm, thóp bụng để thổi ra. Khi bụng thóp hết, ngừng thổi cho bụng phình trở lại nhẹ nhàng để thở vào. Bụng phình lên hết, ngưng một tí rồi thở ra, làm 4 - 5 lần như vậy rồi nghỉ.

1- Động tác thóp bụng, phình bụng làm quen rồi, không cần cho không khí qua miệng nữa. Sau đó chỉ cho qua mũi, ra vào đều qua mũi.

2- Tập thở như vậy trong các tư thế: nằm ngửa (2 chân gấp), nằm sấp, nằm nghiêng một bên, bò bốn chân, quỳ gấp lưng đứng thõng tay phía trước...

3- Cho thóp bụng vào, phình ra thật nhanh.

4- Thóp bụng đến cùng, xong dùng các cơ sườn kéo lồng ngực lên nhưng không cho không khí vào phổi, bụng sẽ thóp đến mức tối đa.

5- Nhờ một người lấy nắm tay, ấn mạnh vào bụng, đồng thời giữ hơi mạnh, không cho người kia ấn sâu vào bụng, như vậy là tập thở nén.

6- Co rút cơ bụng bên phải rồi bên trái, thành một động tác xoắn bụng.

Duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách “thở bụng bốn thì” của các nhà dưỡng sinh, khí công và yoga được xem là phương pháp tốt nhất.

BS. Đỗ Minh Hiền

Tập thở phục hồi, cải thiện thông khí trong các bệnh phổi

Tập thở phục hồi, cải thiện thông khí trong các bệnh phổi

Tập thở trị liệu giúp người bệnh tống thải được các chất tiết dịch ra ngoài để sự thông khí được diễn ra dễ dàng, kiểm soát được nhịp thở và tạo thư giãn trong cơn khó thở.

Thông khí là 1 trong 4 giai đoạn của quá trìnhhô hấpbao gồm: thông khí, khuếch tán, vận chuyển oxy và hô hấp tế bào. Thông khí được định nghĩa là sự trao đổi luồng khí giữaphổivà môi trường bên ngoài để làm mới nguồn cung oxy cho cơ thể. Rối loạn thông khí chính là những rối loạn dẫn tới giảm sự trao đổi đó.

Các triệu chứng của bệnh

Rối loạn thông khí được chia làm 3 loại: rối loạn thông khí hạn chế, rối loạn thông khí tắc nghẽn, rối loạn thông khí hỗn hợp.

Rối loạn thông khí tắc nghẽn thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổitắc nghẽnmạn tính, giãn phế quản, xơ hóa kén, viêm tiểu phế quản tận.

Rối loạn thông khí hạn chế do tổn thương nhu mô phổi, xơ phổi vô căn, bệnh phổi kẽ do thuốc và tia xạ, bệnh bụi phổi.

Cách đánh giá rối loạn thông khí bằng hô hấp ký được chỉ định trên lâm sàng nhằm đánh giá các thể và các mức độ rối loạn thông khí phổi. Đo hô hấp ký thu được các trị số thể tích và lưu lượng của phổi thường không giúp xác định bệnh căn mà góp phần đánh giá hiệu lực bộ máy thông khí qua xác định 2 hội chứng chính là hạn chế và tắc nghẽn.

VC (dung tích sống): thể tích khí hít vào hết sức và thở ra hết sức. VC tăng nhờ luyện tập, giảm nhiều ở một số bệnh phổi hoặc bệnh của lồng ngực như: tràn dịch màng phổi, u phổi, gù vẹo cột sống... Trong thăm dò chức năng thông khí phổi, VC giảm 20% so với chỉ số lý thuyết trở nên được coi là giảm VC bệnh lý.

Hội chứng rối loạn thông khí tắc nghẽn: là hội chứng rối loạn thông khí tắc nghẽn khi và chỉ khi tắc nghẽn cả 3 phế quản nhỏ, vừa và lớn.

- Nguyên nhân: thường gặp khi có trở ngại đường dẫn khi do cơ trơn PQ hoặc do nguyên nhân khác (có vật cản trong lòng ống thở, rối loạn tính đàn hồi của phổi...). Các bệnh thường gặp là hen phế quản, viêm phế quản, u phế quản, tăng tiết đường dẫn khí...

Hội chứng rối loạn thông khí hạn chế:

- Nguyên nhân: gặp trong giảm sức chứa của phổi như tràn dịch, tràn khí màng phổi, u phổi, lao phổi (xơ hang), gù vẹo cột sống, suy tim ứ máu phổi...

Hội chứng rối loạn thông khí hỗn hợp: bệnh nhân có cả hội chứng rối loạn thông khí hạn chế và hội chứng rối loạn thông khí tắc nghẽn.

Tập thở phục hồi, cải thiện thông khí trong các bệnh phổi

Các bài tập thở

Tập thở tùy mục đích tập luyện để tăng cường sức khỏe hoặc phục hồi, cải thiện các bệnh lý hô hấp. Tập thở trị liệu thường được chỉ định ở bệnh lý phổi với rối loạn hạn chế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thể hỗn hợp, mục đích để phục hồi cải thiện chức năng hô hấp. Tập thở trị liệu ngày càng được sử dụng rộng rãi với mục đích làm gia tăng dung tích hô hấp nhưng không bị gia tăng sự tiêu thụ oxy, nghĩa là không gây mệt đối với người bệnh.

Về các bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính- COPD, giãn phế quản, hen phế quản, khí phế thũng phổi...) Tập thở trị liệu có vai trò vô cùng quan trọng. Do tác động trên các yếu tố sinh lý và cơ học của chức năng hô hấp, tập thở trị liệu giúp người bệnh tống thải được các chất tiết dịch ra ngoài để sự thông khí được diễn ra dễ dàng, kiểm soát được nhịp thở và tạo thư giãn trong cơn khó thở, gia tăng sự trao đổi khí bằng cách tập thở có hiệu quả và tập cho lồng ngực giãn nở tối đa. Đồng thời, nó giúp duy trì tầm vận động bình thường của cột sống và khớp vai, tránh được những biến dạng do tư thế xấu, giúp làm tăng tiến mức độ hoạt động của người bệnh. Muốn đạt được kết quả trên, người bệnh cần tập thở đúng cách và vận động cơ hoành để có hiệu quả nhất, đồng thời tập luyện cho các cơ hô hấp phụ ít hiệu năng được thư giãn.

Y học cổ truyền có phương pháp tập thở trị liệu giúp người bệnh phục hồi sức thở trong các bệnh phổi có rối loạn thông khí, với các tác dụng như trên. Một số động tác thường được sử dụng là thở bốn thời có kê mông và giơ chân; ngồi hoa sen, co tay rút ra phía sau, xem xa xem gần….

Động tác thở 4 thời có kê mông và giơ chân: Thở 4 thời có kê mông và giơ chân là để luyện tổng hợp về thần kinh, khí và huyết, trọng tâm là luyện thần kinh, chủ động về ức chế và hưng phấn nhằm mục đích thở tốt, đồng thời cũng làm cho khí huyết lưu thông.Thở 4 thời là kỹ thuật cơ bản của yoga khí công, là bí quyết của thành công trong luyện thở. Thực hành: nằm ngửa, kê gối ở mông, nằm nơi yên tĩnh.

Thời 1: hít vào, đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và cứng. Thời gian ¼ hơi thở “hít ngực bụng nở” 4 giây hoặc 6 giây, “hít vào, ngực nở, bụng căng”.

Thời 2: giữ hơi, cơ hoành và các cơ lồng ngực đều co thắt tối đa, thanh quản mở, giơ chân. Thời gian ¼ hơi thở, rồi để chân xuống “giữ hơi hít thêm”. 4 giây hoặc 6 giây, “giữ hơi cố gắng hít thêm”.

Thời 3: thở ra thoải mái tự nhiên, không kìm, không thúc; thời gian ¼ hơi thở “Thở không kìm thúc” 4 giây hoặc 6 giây; “thở ra, không kìm, không thúc”.

Thời 4: thư giãn hoàn toàn, có cảm giác nặng và ấm. Tự kỷ ám thị: tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân tôi nặng và ấm. Thời gian ¼ hơi thở “nghỉ thời nặng ấm” 4 giây hoặc 6 giây; “nghỉ thời; nặng, ấm tay chân”.

Phân tích tác dụng của các thời:

Thời 1: hít vào, đều, sâu, tối đa để chủ động về lưu lượng thở cho đều và bảo đảm hơi vào sâu tối đa đến tận cùng các phế nang ở các vùng đáy phổi ngực nở tối đa, bụng phình tối đa song phải bảo đảm cứng, nghĩa là các cơ bụng, cơ hông cơ đáy chậu phản ứng trở lại cơ hoành để kìm tạng phủ không sa. Áp suất dương ở bụng và âm ở khoang màng phổi, máu chạy về tim dễ dàng.

Thời 2: giữ hơi là thời khó nhất và phức tạp nhất vì nó tăng hiệu suất của hơi thở, hoàn chỉnh việc trao đổi O2 và CO2 tăng cường sức chủ động của cơ thể. Thanh quản phải mở: muốn làm được điều đó sau thời 1 ta có hít thêm tối đa, các cơ thở đã co thắt thì tiếp tục co thắt thêm nữa. Thanh quản đã sẵn mở tiếp tục giữ cho mở, trái cổ bị kéo xuống, các hõm ở cổ cũng vẫn hõm như trước. Mặt không đổi sắc, không đỏ, hõm cổ không phình ra, áp suất không tăng trong phổi, không chóng mặt, không nhức đầu, không tức ngực, khác hẳn với trường hợp nhốt hơi, nín hơi.

Thời này có giơ chân lên độ 20cm (cao bằng bàn chân) và dao động bàn chân để tăng cường co thắt cơ bụng, cơ hông và cơ đáy chậu, làm cho bụng cứng hơn, cơ hoành sẽ co thắt thêm, hít thêm 1 chút hơi nữa để bụng căng cứng. Hết thời gian 1/4 hơi thở thì để chân xuống để bắt đầu thời 3.

Trong thời gian này còn 1 cái khó nữa là tập ức chế phân biệt hay thư giãn phân biệt: trong thời 1 và 2 các cơ thở co thắt tới mức tối đa, thường xảy ra hiện tượng hưng phấn lan tỏa ra các cơ khác như cơ tay, cơ chân, cơ hàm dưới, cơ miệng. Cần tập ức tập trung điều khiển cơ thở (hít vô tối đa) mà thôi, không cho lan tỏa ra các cơ khác. Cơ nào cần thở thì sẽ hưng phấn, cơ nào không cần thở thì sẽ ức chế, như vậy không phí sức.

Thời 3: thở ra, không kìm, không thúc: tất cả các cơ hoàn toàn buông xuôi. Thở ra là nhờ sức nặng và tính giãn của lồng ngực và bụng làm cho xẹp xuống, nên chỉ thở ra đến mức gần tối đa (không ép bụng và ép ngực để thở ra được nhiều hơn).

Thời 4: nghỉ, thư giãn hoàn toàn để cơ thể có cảm giác nặng và ấm. Ta tự kỷ ám thị thêm “tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân tôi nặng và ấm”.

Tư thế kê mông: Kê mông phải ban đầu thấp sau cao dần thì cơ hoành mới đẩy tạng phủ xuống, hơi mới vô trong phổi được. Kê mông giúp cơ hoành càng ngày càng khỏe lên. Cơ hoành mạnh lên sức thở của ta sẽ tăng lên, ta làm chủ được hơi thở, làm chủ được cơ thể. Tập ngày 2 lần, sáng 10 - 20 hơi thở, chiều tối tập 10 - 20 hơi thở. Kiên trì tập hàng tháng, hàng năm. Giúp tăng sức thở cân bằng âm dương.

Tập thở phục hồi, cải thiện thông khí trong các bệnh phổi

Động tác ngồi hoa sen: Xếp bằng kéo 2 bàn chân bắt chéo ở phía trên. Kiểu này khó nhưng tác dụng hiệu quả, lúc đầu đau, tê chân; song tập quen thì khí huyết hoạt động tốt trong bất cứ tư thế nào.

Hai bàn tay để lên 2 đầu gối, lưng thật thẳng rồi bắt đầu thở: hít vô, thắt lưng ưỡn càng tốt; giữ hơi, dao động qua lại, càng hít vô thêm 2-6 cái; thở ra bằng cách vặn chéo thân mình ngó ra phía sau bên này, đuổi hết khí trọc trong phổi ra. Rồi về tư thế ban đầu, bắt đầu một hơi thở thứ nhì: hít vô, giữ hơi và dao động 2-6 cái; thở ra bằng cách vặn chéo người ngó ra sau bên kia. Làm như vậy 2-4 hơi thở. tập cột sống thẳng, có lợi cho hô hấp. Ở tư thế này dễ luyện tập trung tinh thần.

Tay co lại rút ra phía sau: ngồi hoa sen. Tay co lại, rút ra phía sau, đầu bật ngửa và ưỡn cổ. Hít vô tối đa, giữ hơi và dao động qua lại từ 2-6 cái; thở ra triệt để. Làm động tác như vậy từ 3 - 5 hơi thở.

Động tác xem xa xem gần: ngồi hoa sen. Ngón tay của 2 bàn tay đan chéo nhau và đưa lật ra trên trời, đầu bật ra sau, mắt nhìn lên bàn tay ở 1 điểm cố định của 1 ngón tay để thấy rõ từng nét.

Hít vô tối đa, giữ hơi và dao động tay, đầu thân qua lại từ 2-6 cái, mắt vẫn nhìn theo điểm cố định, thở ra triệt để, đồng thời đưa tay lại gần mặt độ 5cm mà vẫn cố nhìn rõ điểm cố định. Làm 3 - 5 hơi thở...

Đưa tay sau gáy: ngồi hoa sen. Hai tay chéo nhau, đưa tay sau gáy và hết sức kéo ra sau, đầu bật ra sau. Hít vô tối đa, giữ hơi và dao động từ trước ra sau từ 2 - 6 cái; thở ra triệt để. Làm như thế từ 3 -5 hơi thở.

Các động tác trên là luyện dương tăng cường thông khí giúp cải thiện, phục hồi chức năng hô hấp. 5 động tác trên tập ngày 2 lần: sáng 30 phút, chiều tối 30 phút. Không cần tập nhiều chỉ cần tập đều là đạt hiệu quả.

Các động tác tập thở của y học cổ truyền cải thiện hô hấp rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán phù hợp bằng lâm sàng và cận lâm sàng chủ yếu đánh giá bằng hô hấp ký, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện động tác để đảm bảo tập đủ và đúng thì mới có hiệu quả. Phương pháp này cần có sự kiên trì với thời gian tập luyện lâu dài giúp tăng cường trao đổi khí, bớt mệt mỏi, ngủ ngon, bớt căng thẳng hơn và tăng sức thở; từng bước hạn chế suy giảm hô hấp, góp phần cải thiện và phục hồi chức năng hô hấp do bệnh lý phổi gây ra.

Các động tác tập thở của y học cổ truyền cải thiện hô hấp rất tốt. Tuy nhiên người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán phù hợp bằng lâm sàng và cận lâm sàng chủ yếu đánh giá bằng hô hấp ký, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện động tác để đảm bảo tập đủ và đúng thì mới có hiệu quả.Phương pháp này cần có sự kiên trì với thời gian tập luyện lâu dài giúp tăng cường trao đổi khí, bớt mệt mỏi, ngủ ngon, bớt căng thẳng hơn và tăng sức thở từng bước hạn chế suy giảm hô hấp góp phần cải thiện và phục hồi chức năng hô hấp do bệnh lý phổi gây ra.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ


Tê bì chân tay theo quan điểm của Y học cổ truyền

Tê bì chân tay theo quan điểm của Y học cổ truyền

Tê chân tê tay thường hay gặp ở người sức khỏe suy nhược, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên cơ thể dễ bị xâm nhập bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết lưu thông kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi chân tay, có thể đau lan dọc cánh tay, đau vai gáy, đôi khi kèm theo cả chứng đau đầu.

Tê bì chân tay là gì, có triệu chứng như thế nào?

Tê chân tê tay trong đông y thuộc phạm vi của chứng ma mộc. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần, vẫn cảm nhận được kích thích và vẫn có thể sinh hoạt cuộc sống như bình thường tuy có khó chịu, bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, là khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Theo Đông y thì ma mộc đa phần là hư chứng, đau đa phần là thực chứng.

Tê bì chân tay cũng khiến người bệnh có cảm giác đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên. Khi nằm lâu hoặc để tay chân ở vị trí cố định trong một khoảng thời gian có cảm giác râm ran như kiến bò. Tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động. Tình trạng tê kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm. Đôi khi xuất hiện chuột rút ở tay chân, co thắt đột ngột gây đau nhức âm ỉ ở bắp tay, bắp chân.

Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân và triệu chứng

Theo Đông y, tê bì tay chân thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, lưu thông máu kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi.

Người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê mỏi chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê mỏi, thậm chí nhức tăng lên nhiều.

Quan điểm của y học cổ truyền về bệnh tê bì tay chân

Cơ thể con người là một chỉnh thể hưu cơ, một khối thông nhất, với  ngũ tạng ( Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) làm trung tâm, được bao phủ thông suốt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bằng mạng lưới hệ thông kinh lạc.

Khí huyết là cơ sở vật chất và động lực cho mọi hoạt động để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khí huyết con người như nguồn suối chảy:  “Nhờ có kinh mạch, khí huyết có thể dưỡng âm dương, nhuận gân cốt, các khớp có thể vận động”, “Trong tưới tạng phủ, ngoài nhuận tẩu lý” (Sách Hải Thượng Y Tông), (sách: Linh khu- Bàng tàng)

Chức năng sinh lý của kinh lạc chủ yếu là: Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt đông cơ thể; nhận, dẫn truyền thông tin, nhằm nối thông trên dưới, trong ngoài, điều tiết các chức năng giữa các bộ phận cơ thể.

- Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt động cơ thể:

Mười hai đường kinh là hạt nhân chính của hệ thống kinh mạch là đường vận hành chủ yếu của khí huyết, trong nối với tạng phủ, ngoài nối tiếp ngũ quan, cửu khiếu… Hệ thống kinh mạch phân bố khắp: Trong ngoài, trên dưới toàn thân, chạy mãi không nghỉ, tưới thắm các tổ chức cơ quan, ngũ tạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng duy trì hoạt động sinh lý bình thường cơ thể. Đồng thời khí huyết cũng dựa vào sự dẫn truyền của kinh lạc phát huy vai trò dinh dưỡng cho cơ thể, chống lại ngoại tà xâm phạm cơ thể.

Mỗi đường kinh, trong mười hai đường kinh chính, đều liên hệ mật thiết với tạng phủ bên trong. Tạng phủ cường thịnh, kinh mạch thông suốt, cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại kinh lạc bế tắc, tạng phủ hư yếu, phong tà sẽ thừa hư xâm phạm mà gây bệnh.

Hoạt động chức năng kinh lạc bình thường, khí huyết vận hành thông suốt, chức năng tạng phủ cường thịnh, chống xâm nhập của ngoại tà.  Ngược lại kinh lạc mất đi chức năng bình thường, kinh lạc bế tắc không thông,  không nuôi dưỡng được kinh mạch,  ngoại tà thừa hư mà xâm nhập gây bệnh tê chân tay, đau vai gáy, ...

- Xác định phương pháp xử lý theo YHCT: Sách Hải Thượng Y Tông viết : “Huyết mạch trong nhân thể cũng như sông ngòi của trời đất, huyết được lưu thông thời muôn vật tốt tươi, huyết được vận hành toàn thân tưới nhuận, bế tắc một tý thời vạn bệnh phát sinh”.

+ Theo y học cổ truyền, chứng tê bì chân tay cũng thuộc chứng phong do cơ thể suy nhược, gặp phải phong hàn, thấp gây cảm giác tê bì chân tay như kim châm ở các chi: Cố vấn- Cốt luận viết: “Phong là khởi đầu trăm bênh”, phong có tính: “Thiện hành” là chỉ phong có tính di chuyển, không cố định. Vì vậy trên lâm sàng người bệnh tê bì tay chân thường có thêm biểu hiện đau vai gáy, đau mỏi tê  bì  tay chân, nặng chân, chuột rút, chân đi không thật, bệnh nặng dẫn đến viêm nhiễm hoại tử.

+ Vì chức năng sinh lý của kinh lạc là: Dẫn truyền thông tin, nối thông trên dưới, trong ngoài cơ thể, mà  “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt” (Sách Hải thượng Y tông), lại nói  “Thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là khí huyết lưu  thông thì không đau, đau chẳng qua khí huyết không lưu thông, cho nên nguyên tắc điều trị tê bì chân tay là : Bổ khí huyết và thông kinh hoạt lạc (thông mạch), tán hàn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể…

“Ngọc Bình Phong Tán” là bài thuốc cổ phương có từ lâu đời có khả năng tăng miễn dịch cơ thể, (Theo thực nghiệm chứng minh tăng lượng globuiin trong máu). “Phong” là gió, “phòng phong” là phòng gió. Bài thuốc: “Ngọc Bình Phong Tán”  được ví như tấm bình phong vững chắc, là vệ khí chắc chắn, bảo vệ ngoại tà xâm nhập bì mao (ngoài cơ thể).


Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Châm cứu - Tinh hoa Đông y , BẤM HUYỆT TRỊ BỆNH 0906143408

Thực chất Châm Cứu là hai phương pháp: Châm và Cứu. Chúng cùng chung mục đích điều hoà và duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể.


Phương pháp Châm: là cách dùng kim hay vật nhọn... kích vào các huyệt trên cơ thể. Ban đầu, kim châm là những viên đá được mài nhọn, hay những chiếc xương, tre vót nhọn. Khi loài người chuyển từ đồ đá sang đồ đồng, những chiếc kim châm lúc ấy cũng được thay bằng kim đồng, rồi kim vàng, kim bạc. Và ngày nay, là các loại kim được làm bằng những hợp chất kim loại không rỉ, có độ bền cao.
Phương pháp Cứu: là cách chữa bệnh bằng hơi nóng tác động lên huyệt. Theo kinh nghiệm dân gian là dùng “ngải nhung” (lá ngải cứu khô tán thành bột mịn) đốt cháy để chữa bệnh vì ngải cứu có tính ấm, tác dụng khai thông kinh lạc, trừ hàn cùng khí ẩm thấp, qua đó giúp tăng cường chức năng các tạng phủ. 
Có thể thực hiện cứu trực tiếp là dùng mồi ngải hoặc điếu ngải đốt trực tiếp lên da. Hay dùng cứu gián tiếp là dùng mồi ngải đốt qua miếng gừng, tỏi hay muối. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp cứu bằng điện.
Những bệnh có thể chữa bằng Châm Cứu:
- Thần kinh: Đầu nhức, mất ngủ, dây thần kinh đau nhức, thần kinh ngoại biên liệt.
- Tuần hoàn: Huyết áp cao, thấp, thần kinh tim rối loạn...
- Tiêu hóa: Các bệnh về dạ dầy, ruột...
- Sinh dục: Các bệnh về kinh nguyệt, di mộng tinh...
- Tiết niệu: Đái dầm, dái khó...
Ngoài ra, châm còn được áp dụng chữa một số bệnh do viêm nhiễm: viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến vú, chắp, lẹo... Bên cạnh đó, cứu có thể dùng để thay thế cho phương pháp châm nếu bệnh nhân ở trạng thái yếu, sợ lạnh, tay chân lạnh, bệnh lâu ngày.
Với một số bệnh có thể dùng châm hoặc dùng cứu nhưng cũng có trường hợp tận dụng được những ưu điểm của hai phương pháp này.
Chẳng hạn khi bị nhức đầu do thiếu máu, ta có thể châm những huyệt vùng đầu chữa nhức đầu, còn cứu huyệt cách du, cao hoang chữa thiếu máu. Hoặc với những bệnh có thiên hướng hàn nhưng chưa có biểu hiện rõ rệt thì có thể dùng kim châm, trên cán kim lắp một thỏi ngải nhỏ và đốt cháy để chữa trị.
Lưu ý:
- Những cơn đau bụng cần được theo dõi về ngoại khoa chứ không nên châm.
- Những người sức khoẻ yếu, thiếu máu, người bị bệnh tim, cũng như trạng thái tinh thần không ổn định nên cẩn trọng khi châm.
- Cơ thể mệt mỏi, đói sau khi lao động rất dễ bị sốc khi châm.
- Những huyệt ở vị trí rốn, đầu vú tuyệt đối không được châm.
Khi bệnh nhân bị sốt cao, mạch nhanh thì không nên cứu.
- Không nên cứu ở mặt, vùng có nhiều gân như cổ tay vì có thể gây bỏng thành sẹo.
Theo Diệu Thủy - Sức Khỏe Gia Đình


                                https://4.bp.blogspot.com/-bPvEyosu2pI/VqNs9-AA9mI/AAAAAAAAAME/i5FHTH7XBUQ/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Xem lưỡi đoán bệnh bằng y học cổ truyền , BẤM HUYỆT TRỊ BỆNH 0906143408

Trong y học cổ truyền, việc bắt mạch và xem các biểu hiện trên lưỡi là hai yếu tố quan trọng để người thầy thuốc làm căn cứ chẩn đoán cho bệnh nhân (BN).

Đặc biệt, các dấu hiệu bất thường trên lưỡi có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Bệnh từ stress và rối loạn nội tiết 
Trung bình mỗi ngày PGS-TS Nguyễn Thị Bay, PK Đông y, cơ sở 3, BV ĐH Y Dược TP.HCM khám cho khoảng 20 BN, thì khoảng 30% trong số này mắc phải các bệnh lý bất thường ở lưỡi.
Gần đây nhất, TS Bay gặp nữ BN P.T.T., 56 tuổi, ngụ Q.8, bị stress vì mới nghỉ hưu, lại đang mãn kinh nên nội tiết tố thay đổi, tinh thần bất an. Khoảng một năm nay, dù đã mãn kinh nhưng cứ gần đến ngày lẽ ra trước đây là chu kỳ, ở niêm mạc môi, miệng và lưỡi của bà T. lại mọc nhiều mụn nước.
Xem luoi doan benh bang y hoc co truyen
Cẩn thận với các dấu hiệu bất thường ở lưỡi
Các mụn này vỡ ra, rỉ dịch, ngứa loét gây đau đớn. BN đã đi khám nhiều nơi, uống thuốc do cả bác sĩ (BS) chuyên khoa răng hàm mặt và da liễu kê, nhưng bệnh không thuyên giảm. 
TS Bay xác định, bà T. bị một loại bệnh do virus gây ra là Aphthous (loét Áp-tơ), biểu hiện qua các mụn rộp mọc trên niêm mạc má, môi, lưỡi với những vết loét sâu, rỉ dịch, rất ngứa, đau. 
Loét Aphthous là bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên vào kỳ kinh nguyệt, không điều trị cũng sẽ tự lành sau năm-bảy ngày nhưng thường xuyên tái phát. “Tôi đã khuyên cô ấy lấy cỏ mực tươi giã ra, thêm chút muối, rồi chấm dung dịch đó lên các vết loét” - TS Bay kể.
Tái khám, BN cho biết, cách của BS rất hiệu quả. Bà T. chấm dung dịch cỏ mực lên vết loét, chỉ vài giây sau là hết đau, dù trong dung dịch có muối, lúc chấm vào là bị xót. Vì thế, BN đã tự ý không cho thêm muối vào. Nếu không thêm muối, dù hết đau rát nhưng thời gian tái phát của bệnh sẽ nhanh hơn.
Xem luoi doan benh bang y hoc co truyen
Cho nên, TS Bay đã hướng dẫn BN lấy lá xoài và cỏ mực tươi sắc lên cho cô đặc rồi chấm vào vết thương. Kết quả, bệnh khỏi hoàn toàn và cũng không tái phát vào chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng nữa.
Aphthous niêm mạc miệng còn có thể do virus, gây ra những vết loét sâu hoặc mụn rộp trên môi, nếp miệng và lưỡi làm BN đau rát, chất lượng sống bị ảnh hưởng. Dùng nước cỏ mực chấm lên vết thương sẽ kiểm soát được bệnh hiệu quả.
Lưỡi nứt bản đồ vì suy thận
Một trường hợp liên quan đến bệnh lý bất thường ở lưỡi khác là anh Đ.H.H., 49 tuổi, ngụ huyện Củ Chi. Anh đến khám không phải muốn điều trị bệnh lý ở lưỡi mà do bị suy thận mạn. BN bị chứng thận nhiễm mỡ từ bé, đang suy thận mạn độ 4 chuyển qua độ 5.
Khám Tây y, BN được yêu cầu phải chạy thận, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không đủ khả năng BN tìm đến Đông y. Vì thuốc Đông y chứa nhiều chất vi lượng và kim loại nặng, không khéo sẽ càng khiến BN suy thận nghiêm trọng thêm nên các BS Đông y tư vấn cho BN quay lại BV để chạy thận theo yêu cầu của BS Tây y. “Tôi thấy BN bị chứng lưỡi bản đồ (đầu và thân lưỡi có các vết nứt ngang dọc chi chít, hằn sâu như bản đồ).
Xem luoi doan benh bang y hoc co truyen
Nguyên nhân của bệnh này là do stress, rối loạn nội tiết tố, biến chứng của bệnh đái tháo đường… BN luôn thấy vị giác chát đắng, thường xuyên mất ngủ vì tiểu đêm lắt nhắt (mỗi đêm chỉ ngủ khoảng một-hai tiếng), khiến tinh thần, thể lực suy kiệt”, TS Bay kể.
Ngoài việc kê thuốc thang có tác dụng lợi tiểu, an thần cho BN, TS Bay còn khuyên BN đâm lá cỏ mực, lấy nước chấm lên lưỡi. BN bị suy thận nên không được thêm muối vào dung dịch cỏ mực.
Hai tháng sau, sức khỏe BN đã cải thiện đáng kể, ngủ được năm tiếng mỗi đêm, không còn tiểu lắt nhắt, ban ngày lượng nước tiểu cũng khá hơn. Điều trị thêm một tháng nữa, lưỡi và miệng BN hết đau, lấy lại được vị giác. 
Nứt lưỡi và tổn thương do cắn phải
Nứt lưỡi cũng là một trong những biểu hiện bất thường ở lưỡi. Nứt ở thân lưỡi ngoằn ngoèo, chi chít, hằn sâu còn có thể do di truyền. Nếu do di truyền, BN chỉ cần được vệ sinh lưỡi sạch sẽ, tránh để thức ăn bám vào gây viêm loét. Lưỡi bị nứt không phải do di truyền, thì tùy trường hợp mà BS chỉ định thuốc và cho BN bổ sung vitamin B, vitamin PP.
Xem luoi doan benh bang y hoc co truyen
Bên cạnh nứt lưỡi, nhiều trường hợp BN đến khám vì lưỡi bị sưng và đau, sau khi kiểm tra, BS xác định chỉ là tổn thương do tự cắn phải lưỡi. Tổn thương này sẽ tự lành, không cần quá lo lắng. Trong trường hợp vết loét lâu lành nhưng không gây đau đớn thì BN nên đi khám vì có thể đó là một trong những dấu hiệu của ung thư lưỡi.
Bệnh lý về lưỡi thường gặp còn có bệnh nấm candida. Trên lưỡi và cả ở rìa lưỡi của BN xuất hiện những đốm trắng, cạo ra rất đau, sưng và chảy máu.
Khi đó, BN cần điều trị kháng nấm và tăng cường vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Đôi khi, niêm mạc miệng và lưỡi có thể bị sưng viêm do đề kháng cơ thể giảm, BN bị mắc phải bệnh lý nhiễm trùng hoặc đang sử dụng thuốc gây tác dụng phụ. 


                                https://4.bp.blogspot.com/-bPvEyosu2pI/VqNs9-AA9mI/AAAAAAAAAME/i5FHTH7XBUQ/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408