Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Bài trị đau thần kinh tọa bằng đông y

  Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau lưng, do dây thần kinh hông (thần kinh tọa) bị chèn ép hoặc tổn thương. Dây thần kinh hông chạy từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Khi dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc bị tổn thương nó có thể gây đau ở vùng lưng dưới, cảm giác đau thường lan tới hông, mông và chân.

 Dây thần kinh tọa

Các biến chứng nguy hiểm do đau thần kinh tọa?

-  Nếu không được theo dõi và trị đau thần kinh tọa kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng, những cơn đau sẽ có cường độ và tần suất tăng dần, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày, hạn chế khả năng lao động. Cơn đau thường khiến người bệnh mất ngủ, gây nên cáu bẳn, mệt mỏi, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.

-  Khi bệnh đã tiến triển trong thời gian dài còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như làm mất cảm giác và khả năng kiểm soát các hoạt động của bàn chân, gây teo các cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện mất tự chủ và thậm chí có thể dẫn tới vẹo cột sống, mở bàng quan hay thậm chí là tàn phế.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền.

-        Đau thần kinh tọa Do phong hàn, phong nhiệt, hoặc thấp nhiệt: 

khi thể trạng yếu, cơ quan chức năng suy giảm, thừa lúc cơ thể suy yếu xâm nhập vào các kinh bàng quang và đởm, làm cho 2 kinh này bị rối loạn. Khí hóa trong cơ thể mất cân bằng gây ứ trệ làm bí tắc các kinh lạc, khí huyết lưu thông kém mà gây nên tình trạng viêm đau.

-          Đau thần kinh tọa Do những chấn thương ở cột sống chèn ép rễ thần kinh

làm ứ khí huyết ở 2 kinh bàng quang và đởm, kinh hoạt bị bí tắc khí huyết lưu thông kém gây tình trạng viêm đau. Nếu để lâu dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của Can và Thận

Trị đau thần kinh tọa theo Đông Y.

Muốn trị triệt để bệnh đau thần kinh tọa thì phải trị vào nguyên nhân gây ra bệnh, để bệnh không tái phát nhiều lần và trở thành bệnh mãn tính. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, Đông y đưa ra phương pháp trị bệnh phải dựa trên nguyên tắc: thông kinh tọa lạc, hành khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp.

Bài chữa bệnh do u uất, nóng giận gây ra theo đông y

 Can khí uất kết 

là một trong những bệnh lý thường gặp của can. 

Nguyên nhân sinh bệnh Can khí uất kết

 chủ yếu do thần chí u uất, lo toan thái quá, tính tình nóng nảy...

 Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu do thần chí u uất, lo toan thái quá, tính tình nóng nảy, cáu giận gây tổn thương can, làm mất đi sự sơ tiết, khiến can khí không điều đạt, đường lạc nghẽn trệ, khí cơ không thông sướng.

Trước khi có cơn đau thường có cảm giác đầy trướng, lúc đau, lúc không, dần dần nặng thêm. Bệnh thường biểu hiện đau tức hai bên sườn, lồng ngực đau, bụng trướng đầy, đại tiện thất thường, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền. 

Điều trị Can khí uất kết

phải sơ can giải uất, hành khí, hoạt huyết. Đau kéo dài sẽ ảnh hưởng tới huyết phận, huyết do khí trệ mà đau như kim châm hoặc có cảm giác nóng rát.

Bài trị chứng vị khí thượng nghịch theo đông y

  Theo Đông y, chức năng của Tỳ chủ thăng, vị lấy giáng làm thuận. Khi mất chức năng hòa giáng, vị khí sẽ thượng nghịch lên. Ngoài ra, vị khí thượng nghịch thực chứng còn liên quan chức năng của can vì can chủ sơ tiết, lấy điều đạt là thuận khi can khí uất kết có thể hoành nghịch phạm vị.

Đây là hiện tượng hay gặp trong chứng nôn, nấc, trào ngược dịch vị.

Người bệnh thường có triệu chứng: không thiết ăn, bụng trướng, có khi đau, hay lợm giọng buồn nôn, ợ hơi, nấc, nóng rát vùng cổ ngực…; mạch huyền hoạt, rêu lưỡi trắng mỏng hay nhớt.

Nếu can khí uất kết có thể hoành nghịch phạm vị, người bệnh còn kèm theo triệu chứng như: ợ hơi, bụng trướng, đau hạ sườn, đắng miệng, tính tình hay bực dọc… Trên lâm sàng thường gặp 2 thể hư chứng và thực chứng. Sau đây là một số bài trị theo từng thể:

Chứng Vị khí thượng nghịch do thực chứng: 

hay gặp hai thể do ngoại tà và do can khí hoành nghịch phạm vỵ

Vị khí thượng nghịch do ngoại tà:

Người bệnh có triệu chứng:đột ngột ợ hơi, ợ hăng, nuốt chua, bụng trướng, nóng rát cổ, có khi buồn nôn. Ăn uống đầy khó tiêu… 

Phép điều trị Vị khí thượng nghịch do ngoại tà:

là sơ tà giải biểu phương hương hóa trọc hay tiêu thực hóa trệ hòa vị giáng nghịch.

Vị khí thượng nghịch do can khí hoành nghịch:

Người bệnh có triệu chứng: ợ hơi, bụng trướng, đau hạ sườn, đắng miệng, tính tình hay bực dọc…

 Phép điều trị Vị khí thượng nghịch do can khí hoành nghịch:

là sơ can hòa vị giáng nghịch.

Chứng Vị khí thượng nghịch do hư chứng:

 hay gặp sau mệt nhọc hay ốm lâu do hư hàn nhiều và vỵ âm hư.

Vị khí thượng nghịch do hư hàn

Người bệnh có triệu chứng: ăn hay nôn, ăn không tiêu, lạnh đau tăng, đại tiện có khi nát…

 Phép điều trị Vị khí thượng nghịch do hư hàn

 là ôn trung kiện tỳ hòa vị giáng nghịch. 

Vị khí thượng nghịch do vị âm hư

Người bệnh có triệu chứng: nôn nửa, nóng rát, khát nước, khạc đờm dãi, lúc đau lúc không vùng vị quản đó thường do vị âm hư. 

Phép điều trị Vị khí thượng nghịch do vị âm hư

 là tư dưỡng vị âm giáng nghịch chỉ ẩu.

Bài chữa chốc đầu theo y học cổ truyền

 Chốc đầu

 là những vảy dày bám vào da đầu tạo thành những mảng ở một vùng trên da, sau dần lở loét một vài điểm nhỏ, dần dần lan rộng một vùng hoặc cả đầu. Bệnh do tụ cầu và liên cầu kết hợp gây nên. YHCT gọi chốc đầu là “bạch thốc sang”.

Chốc đầu có đặc điểm 

chỉ lở loét đầu từ chân tóc trở lên, mủ nhiều đặc trắng, mùi tanh nồng. Bệnh thường phát từ cuối mùa xuân và mùa hè, đến mùa thu thì mủ ít dần, khô, bong vảy và khỏi; trường hợp nặng thì lở loét quanh năm, không tự khỏi. Bệnh nặng quá kèm theo sốt, tiểu tiện vàng sẻn, phù mặt hoặc toàn thân;

Nguyên nhân Chốc đầu

do trong quá trình mang thai, người mẹ ăn uống không giữ gìn hoặc mắc một số chứng bệnh làm ảnh hưởng đến thai nhi; sau khi sinh lại gặp phải phong độc gây tổn thương đến các kinh Dương (Bàng quang và Đốc mạch) làm ảnh hưởng đến Phế vệ; bì phu, tấu lý mất khả năng tuyên tán tà; bàng quang mất khả năng khí hóa, thông điều thủy đạo nên dịch độc ứ lại làm cho bên ngoài thì sưng mủ, bên trong nhiệt độc tà quấy phá. 

Phép điều trị Chốc đầu: 

Thanh nhiệt tiêu độc, thăng dương. 

Parkinson theo nguyên lý đông y

  Parkinson hay còn gọi là bệnh liệt run gây ra chứng run chân tay, thường gặp ở người cao tuổi khiến cho người bệnh đi lại, vận động khó khăn.

Bệnh liệt run (Parkinson) theo Y học cổ truyền:

Nguyên nhân chính gây nên bệnh Parkinson là do ảnh hưởng của tuổi già, do Can huyết và Thận âm suy yếu. Huyết bị suy kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật.

Phương pháp hỗ trợ điều trị Parkinson hiệu quả lâu dài bằng Đông y:

Theo Đông y, do Can huyết và Thận âm suy yếu. Huyết bị suy kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Muốn hỗ trợ điều trị hiệu quả Parkinson thì phải bổ huyết, dưỡng âm, hoạt huyết, bổ can thận, trừ phong thấp, thông lợi khớp.

phương pháp hiệu quả điều trị Parkinson

 phải bổ huyết, dưỡng âm, bồi bổ can thận, trừ phong thấp cho gân cơ vững vàng, dẻo dai – giúp đẩy lùi hiệu quả bệnh Parkinson.

Bài chàm da theo đông y

  Mùa hè nắng nóng rất hay gặp các bệnh về da như viêm da, dị ứng, mụn nhọt, nấm da… trong đó có chàm (còn gọi eczema). Đông y gọi bệnh chàm là “thấp sang”, “huyết phong sang”.

Nguyên nhân bệnh chàm da

 là do âm dương, khí huyết mất cân bằng, hoạt động của tạng phủ rối loạn...

Trên lâm sàng Đông y thường chia bệnh chàm thành 4 thể: thấp nhiệt, phong nhiệt, tỳ hư thấp trệ, tỳ hư thấp táo.

Ké đầu ngựa là vị thuốc trị chàm da thể thấp nhiệt.

Bệnh chàm da Thể thấp nhiệt:

 Bệnh phát nhanh, vết chàm đỏ hồng, nóng rát, có mụn nước li ti, loét chảy nước vàng, ngứa gãi không đỡ kèm theo sốt, sưng hạch, miệng khát, đại tiện phân khổ, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhớt...

Bệnh chàm da Thể phong nhiệt: 

bệnh phát nhanh, thường xuất hiện ở nhiều vị trí cùng một lúc, da hơi đỏ, ngứa, gãi vào chảy nước vàng, ít loét.

Bệnh chàm da Thể tỳ hư thấp trệ:

 bệnh phát từ từ, vết chàm hơi hồng, ngứa, gãi vào chảy nước vàng; lâu ngày da có thể dầy cộm lên, bong vẩy. Kèm theo các triệu chứng: người mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, tiêu hóa kém, đại tiện lỏng; chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhỏ yếu.

Bệnh chàm da Thể tỳ hư huyết táo: 

Bệnh hay xuất hiện ở đầu, mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Tại vết chàm da sạm đen hoặc nâu đỏ, dày cộm, thô, khô, ngứa, nổi cục, đôi khi có mụn nước. Kèm theo miệng háo mà không muốn uống nước, bụng đầy kém ăn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ li ti.

Bài chữa nha chu viêm theo đông y

 Viêm nha chu

 là tình trạng nhiễm khuẩn bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và hình thành túi nha chu làm răng suy yếu, giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây là chứng bệnh thường gặp ở người trung và cao tuổi.

Triệu chứng Viêm nha chu: 

sưng đau răng lợi, chân răng bị sưng làm mủ, miệng hôi, răng bị hủy hoại hoặc bị ăn mòn, đen xám, dễ mẻ vỡ, lung lay nghiêng ngả. Ngoài ra, nam giới có thể kèm theo lưng gối đau mỏi, di tinh, mộng tinh... Nguyên nhân theo Đông y là do vị hỏa tích kết hợp với phong nhiệt gây bệnh cấp tính. Lâu ngày làm vị âm hư và thận âm hư, tân dịch suy giảm, hư hỏa bốc lên thành bệnh mạn tính.

Viêm nha chu Thể cấp tính:

 người bệnh có triệu chứng chân răng đỏ sưng đau, ấn mạnh có mủ; có thể kèm theo sốt, ăn kém, táo bón, nổi hạch ở dưới hàm. 

Phương pháp chữa Viêm nha chu Thể cấp tính:

 sơ phong thanh nhiệt, tiêu thũng

Viêm nha chu Thể mạn tính: 

người bệnh có triệu chứng chân răng đỏ, viêm ít, chân răng có mủ, đau ít, răng lung lay, miệng hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. 

Phương pháp chữa Viêm nha chu Thể mạn tính: 

dưỡng âm thanh nhiệt.