Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Bài suy nhược thần kinh theo đông y

  Suy nhược thần kinh 

là một trạng thái bệnh lý thường gặp và có xu hướng gia tăng với các biểu hiện như: căng thẳng, mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ...

 Suy nhược thần kinh Thể Tâm tỳ lưỡng hư:

Biểu hiện Suy nhược thần kinh Thể Tâm tỳ lưỡng hư:

 sắc mặt nhợt, mệt mỏi như mất sức, có cảm giác khó thở, mất ngủ, giấc ngủ hay mê, hồi hộp, hay quên, ăn uống kém, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt.

 Suy nhược thần kinh Thể Can dương nhiễu động:

Biểu hiện Suy nhược thần kinh Thể Can dương nhiễu động: 

đau nặng đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt, tinh thần bức bối, dễ cáu giận, mặt đỏ, mắt đỏ, ngủ ít hay mê, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, thích uống nước lạnh.

 Suy nhược thần kinh Thể Tỳ hư đàm trệ

Biểu hiện Suy nhược thần kinh Thể Tỳ hư đàm trệ 

đau nặng đầu, mình mẩy nặng nề, đầu choáng mắt hoa, ngực bụng đầy trướng, hay có cảm giác lợm giọng buồn nôn, đại tiện lỏng nát, rêu lưỡi trắng dày, miệng nhạt...

 Suy nhược thần kinh Thể Âm hư hỏa vượng:

Biểu hiện Suy nhược thần kinh Thể Âm hư hỏa vượng:

 đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi, môi khô miệng khát, tâm trạng bồn chồn bất an, lòng bàn tay bàn chân nóng, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ.

 Suy nhược thần kinh Thể Âm dương khí huyết hư tổn, tạng phủ thất dưỡng:

Biểu hiện Suy nhược thần kinh Thể Âm dương khí huyết hư tổn, tạng phủ thất dưỡng: 

người mệt mỏi, sợ lạnh, hay đổ mồ hôi cả khi thức lẫn khi ngủ, đầu choáng mắt hoa, tâm phiền bất an, ngủ kém hay mộng mị, hồi hộp đánh trống ngực, nam giới di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương; kinh nguyệt không đều...

Bài trị đậu chẩn nhập nhãn theo y học cổ truyền

 Đậu chẩn nhập nhãn

 là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh có thể biểu hiện ở một hoặc cả hai mắt. Bệnh do nhiều nguyên nhân tạng nhiệt độc, nội tạng hư nhiệt... khi gặp các tác nhân gây bệnh đậu chẩn sẽ phát bệnh trong cơ thể và nhãn trung (mắt).

Nguyên nhân Đậu chẩn nhập nhãn

 thường gặp là do khi mang thai người mẹ ăn các thức ăn nóng, độc tà không thải trừ được mà lưu lại ở thai nhi, khi thai nhi mọc đậu chẩn nhân lúc ngũ tạng đều nhiệt hoặc can tạng nhiệt nặng mà gây ra.

Ðậu chẩn nhập nhãn mục

Triệu chứng Ðậu chẩn nhập nhãn mục

Bệnh nhân ho, sốt, chảy nước mắt nước mũi, trên da mọc các nốt đậu hoặc sởi; mức độ nhiều ít tùy thuộc từng cơ thể nhưng thường thưa thớt, rải rác khắp thân mình, mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, trong mắt mọc các nốt chẩn hoặc các nốt đỏ như cục máu, người mệt mỏi, háo khát, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện táo, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị Ðậu chẩn nhập nhãn mục: 

Thanh nhiệt giải độc, thấu chẩn.

Ðậu chẩn thương nhãn trung

Triệu chứng Ðậu chẩn thương nhãn trung

Bệnh nhân sau khi mọc đậu hoặc sởi; đậu hoặc sởi đang bay hoặc đã bay, trong mắt tự nhiên xuất hiện một nốt đỏ tươi dần dần thành cục, đỏ như miếng tiết, chảy nhiều nước mắt, mắt đau, cộm không muốn mở mắt, người mệt mỏi, thân mình nóng, háo khát, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện táo, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị Ðậu chẩn thương nhãn trung:

 Lương huyết, hòa giải, thấu chẩn.

Bài chứng đau khắp mình theo đông y

 Đau khắp mình 

là biểu hiện khắp mình đau đớn nhức nhối, nhất là lưng, gối, chân, tay... chỗ nào cũng đau. Bệnh hay gặp ở người già, phụ nữ sau sinh. Đông y chia thành 4 thể

 Đau khắp mình Do phong thấp nhập cốt tuỷ: 

Khắp mình từ lưng đến thắt lưng, đầu gối, 2 ống chân, không chỗ nào không đau, không dậy nổi, ngồi dậy, đau không chịu nổi, vẫn phải nằm trở lại, kêu đau, kêu nhức phải đấm bóp, nếu không thì đau chạy qua chạy lại, đau đớn tận trong khớp xương không thể nào chịu nổi. Là do phong thấp nhập vào cốt tuỷ. Phong thấp vào cốt tuỷ khó trừ vì cốt tuỷ thuộc thận, thận có thể bổ, không thể tả. Khử phong thấp thương tổn đến thận, thận bị thương tổn thì tà ở thận không chịu ra ngoài. Tuy thận không thể tả, tả phong thấp ở vị và đại trường, phong thấp ở thận tự đi vì tỳ là then chốt của thận, đại trường là cửa ngõ của thận. 

 Đau khắp mình Do hoả uất ở thượng tiêu:

 Khắp mình đau đớn, nhức nhối, từ thắt lưng trở xuống không đau. Đó là do hoả uất ở thượng tiêu, trung tiêu không thể tan ra. Bởi hoả sinh uất thì khí can, đởm không tuyên thông mộc tất khắc tì, vị thổ. Thổ khí không thăng lên thì hoả cũng khó phát, làm cho khí huyết hao tổn, không thể tưới dội kinh lạc, sinh ra đau. 

 Đau khắp mình Do khí huyết khuy tổn ngưng trệ, không thông:

 Khắp mình đau đớn, nhức nhối, mệt mỏi không chịu được, nhưng có lúc đau, lúc không. Đó là do khí huyết khuy tổn, ngưng trệ không thông. Phong hàn buộc ở cốt, thấp nhập vào khớp xương tay chân, đều có thể sinh đau, nhưng đau nhất định không thay đổi, không phải lúc đau lúc không. Duy có khí huyết đã hư không thể lưu hành ở khớp xương tay, chân, cơ, xương, do sự thịnh suy, phân ra nặng nhẹ. Lúc huyết tụ thì đau nhẹ, huyết trệ thì đau nặng. Phép trị phải đại bổ khí huyết, giúp thêm vị ôn nhiệt thì tà không dám xâm phạm đau tự dứt.

 Đau khắp mình Do đàm thấp kết tụ: 

Khắp mình mọc khối đau nhức do thấp đàm kết thành, tiêu đàm ở trường. Vị dễ tiêu đàm ở kinh lạc, bì phu khó, do vậy trị ở trường, vị mà khối đau ở bì phu kinh lạc tự tiêu. 

Chứng tỳ âm hư theo đông y


Chứng tỳ âm hư 

là âm huyết, tân dịch của tạng tỳ bất túc, trên lâm sàng thường gọi chứng tỳ âm hư, cũng có khi gọi là tỳ huyết bất túc, hay tân dịch của tỳ bất túc. Tỳ âm hư là do tỳ huyết hao tổn, hỏa bốc lên, tỳ hư mà vẫn nhiệt. Như vậy, chứng tỳ âm hư trên thực tế là chứng âm hư dương cang của tạng tỳ, phần nhiều do mệt nhọc quá sức mà sinh bệnh. Chứng tỳ âm hư thường gặp trong các chứng: vị thống, thổ nục, tiện huyết, tiện bí...

Biểu hiện của chứng tỳ âm hư 

trước hết là ăn uống kém, bệnh nhân không muốn ăn hoặc ăn vào không tiêu, nôn khan, có khi nấc, vị thống cồn cào, miệng khô mà nhạt, đại tiện khô rắn hoặc không có rêu lưỡi, hoặc rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.

Do tỳ âm hư xuất hiện chứng vị thống: 

Nguyên nhân do tỳ dương bất túc, thủy cốc không vận hóa được, tỳ âm hư thủy cốc không tiêu hóa được. Biểu hiện là bụng đau cồn cào, yết hầu khô ráo, khát nước tâm phiền, thường có nôn khan hoặc nấc, đại tiện táo kết, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.

Do tỳ âm hư sinh ra huyết chứng: 

Nguyên nhân là do tỳ âm hư, hỏa vượng, tỳ mất đi sự thống nhiếp nên huyết chảy ra ngoài kinh mạch. Biểu hiện là khạc ra huyết, huyết chảy ra tích trong vị, tân dịch khô, mạch tế sác.

Do tỳ âm hư sinh ra chứng tiện bí: 

Nguyên nhân do vị mạch, tỳ yếu, ước thúc tân dịch không phân bố ra, chỉ dồn xuống bàng quang mà sinh ra bệnh. Biểu hiện tiểu tiện nhiều lần, đại tiện bí kết.

Bài xích bạch đới theo đông y

 Xích bạch đới là khí hư đới hạ ra nhiều. 

Bệnh do nhiều nguyên nhân như do thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất, hư hàn hoặc thấp nhiệt. Bệnh thường gặp ở những người có tính tình nóng nảy hay lo nghĩ, uất giận, hoặc người bệnh có kèm theo trưng hà, tích báng... Đông y chia ra nhiều thể bệnh, tùy theo nguyên nhân mà điều trị thích hợp.

 Xích bạch đới Do thấp nhiệt

Triệu chứng Xích bạch đới Do thấp nhiệt: 

Khí hư đới hạ nhiều, tanh hôi, người bồn chồn trong ngực, ăn ít, ậm ạch khó tiêu bụng dưới to, ngứa âm hộ. Mạch sác.

Xích bạch đới Do huyết ứ

Triệu chứng Xích bạch đới Do huyết ứ: 

Khí hư đới hạ màu đỏ trắng lẫn lộn, mùi tanh; bụng dưới đầy đau, hành kinh không đều hoặc kinh đến trước kỳ hoặc 1 tháng 2 lần; người mệt mỏi bứt rứt khó chịu. Mạch trầm.

Xích bạch đới Do khí uất

Triệu chứng Xích bạch đới Do khí uất: 

Ngực sườn đầy tức, ăn uống không ngon, hay cáu giận. Khí hư đới hạ xích bạch ra nhiều, thất thường. Mạch huyền.

Xích bạch đới Do hư hàn

Triệu chứng Xích bạch đới Do hư hàn: 

Khí hư đới hạ xích bạch lâu ngày không dứt, tay chân lạnh, mặt xanh nhợt, ngại hoạt động, thích nằm; đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, người cảm giác sợ lạnh. Rêu lưỡi trắng nhớt, chất lưỡi nhợt bệu. Mạch trầm trì.

Xích bạch đới Do hư nhiệt

Triệu chứng Xích bạch đới Do hư nhiệt: 

Khí hư xích bạch đới hạ nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước, hai gò má đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch tế sác.


Chứng bệnh đàm ẩm theo Đông y

 Giai đoạn đầu của đàm ẩm ít được chú ý chạy chữa, chỉ khi đã gây ra sự rối loạn công năng vận hành các tạng phủ trong cơ thể mới được khám xét và chữa trị.

Đàm và ẩm là hai chất; Đàm là chất đặc dính, ẩm là chất nước loãng nhưng chúng đều có cùng một nguồn gốc từ tân dịch của đồ ăn uống gặp các tác nhân, ở các tạng phủ khác nhau gây ra các chứng trạng khá phong phú và phức tạp. Giai đoạn đầu của đàm ẩm ít được chú ý chạy chữa, chỉ khi đã gây ra sự rối loạn công năng vận hành các tạng phủ trong cơ thể mới được khám xét và chữa trị. Trên thực tế lâm sàng được chia ra: Thấp đàm, táo đàm, nội ẩm, ngoại ẩm, ngoài ra còn được gọi là huyền ẩm và dật ẩm, huyền ẩm thuộc nội ẩm, dật ẩm thuộc ngoại ẩm.

Nguyên nhân Đàm và ẩm

Chủ yếu sinh ra đàm không ngoài phong, hàn, táo, thấp xâm phạm vào 3 tạng: tỳ, phế, thận làm giảm sút về công năng và mối quan hệ của các tạng phủ hoặc một trong số ba tạng quá hư yếu không vận hóa được mà sinh đàm.

- Nếu vệ phế bị ngoại cảm tà khí lục dâm thì đàm từ phế sinh ra.

- Nếu tỳ hư không vận hoá được khí của thủy cốc làm tân dịch ngưng đọng mà sinh ra đàm trọc.

- Nếu thận âm hư thì hỏa lung đốt tân dịch thành ra đàm hoả.

- Nếu thận dương hư thì thủy dịch được đưa lên kết lại thành đàm (thủy phiếm vi đàm).

- Nếu âm thịnh dương hư nước tràn lên thành ra ẩm.

Sau đây là một số thể bệnh để bạn đọc tham khảo:

Đàm Thể đàm thấp

Triệu chứng Đàm Thể đàm thấp

Khạc đàm, đàm trơn dễ ra (hoạt đàm), đàm trắng trong, mình nặng, ngực sườn đầy tức, ậm ạch muốn nằm, đôi khi ợ hơi lợm giọng, người bệu, rêu lưỡi trắng, dày, trơn. Mạch hoạt.

Phương pháp điều trị Đàm Thể đàm thấp

Hóa đàm lợi thấp.

Đàm Thể đàm táo

Triệu chứng Đàm Thể đàm táo

Khạc đàm ít, sáp khó ra, đàm vàng dính, cổ khô, họng ráo, da nhợt thô ráp, người bệnh ậm ạch mệt mỏi, gầy yếu, thở ngắn cảm giác hụt hơi, ngại nói... Mạch tế sác.

Phương pháp điều trị Đàm Thể đàm táo:

 Nhuận phế hóa đàm.

Đàm Thể do nội ẩm (huyền ẩm)

Triệu chứng :Đàm Thể do nội ẩm (huyền ẩm) 

Người nặng nề, ậm ạch, đau chói, cảm giác vướng ở cổ, ở ngực, sườn, đôi khi ho đau mạng sườn, nặng thì đau ngực, trong ngực cảm giác như kiến bò, hồi hộp, suyễn thở không nằm được. Mạch hoạt, sác hoặc tế sác.

Phương pháp điều trị Đàm Thể do nội ẩm (huyền ẩm):

 Tả phế khí, hành thủy.

Đàm Thể do ngoại ẩm (dật ẩm)

Triệu chứng Đàm Thể do ngoại ẩm (dật ẩm)

Nôn mửa khan, phát sốt, khát nước, không ra mồ hôi, mặt, chân tay phù thũng, mình mẩy đau đớn nặng nề.

Phương pháp điều trị Đàm Thể do ngoại ẩm (dật ẩm)

Thông lợi thấp tà phần biểu.

Bài đau thắt ngực theo đông y

 Theo y học cổ truyền, cơn đau thắt ngực thuộc phạm vi "tâm thống" (đau tim). 

Bệnh sinh ra là do khí tạng thận không đầy đủ, dương khí của thận thiếu thì dương khí của ngũ tạng đều hư. Khi thận âm không đầy đủ, thủy không dưỡng mộc sinh ra tâm can âm hư, tâm can hỏa vượng lâu ngày làm tổn thương khí huyết dẫn đến khí khuyết lưỡng hư.

Như vậy đặc điểm của bệnh tâm thống là gốc hư, ngọn thực, do đó lấy "ích khí hoạt huyết" là cách trị cơ bản của bệnh này.

Y học cổ truyền chia tâm thống ra nhiều thể khác nhau :

 Đau thắt ngực Thể khí hư huyết ứ

Chứng trạng Đau thắt ngực Thể khí hư huyết ứ:

 Ngực sườn trướng tức, hụt hơi, đau nhói vùng trước tim, tinh thần mệt mỏi, tứ chi vô lực, tự đổ mồ hôi, ăn kém, chất lưỡi tối hoặc ban ứ, rêu mỏng, mạch tế sáp.

 Đau thắt ngực Thể khí trệ huyết ứ

Chứng trạng Đau thắt ngực Thể khí trệ huyết ứ: 

Ngực trướng đầy đau, ngột hơi, đau nhói vùng trước tim hoặc lan ra tay, mặt môi đỏ sẫm, lưỡi tím tối, mép lưỡi có ban ứ, mạch huyền tế sác hoặc kết đại.

 Đau thắt ngực Thể tâm tỳ hư

Chứng trạng Đau thắt ngực Thể tâm tỳ hư: 

Tức ngực, tim hồi hộp, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, tinh thần mệt mỏi, tứ chi vô lực, sắc mặt trắng, mất ngủ, hay quên, hoảng sợ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.

 Đau thắt ngực Thể âm dương hư

Chứng trạng  Đau thắt ngực Thể âm dương hư: 

Vùng ngực đau kéo dài có khi thành cơn, ngạt thở, tim hồi hợp, đoản hơi, sắc mặt xanh tím, mệt mỏi bơ phờ, tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, chất tím, rêu lưỡi trắng hoặc nhớt trắng, mạch tế hoãn hoặc kết đại.

 Đau thắt ngực Thể đàm trọc ngăn trở

Chứng trạng Đau thắt ngực Thể đàm trọc ngăn trở:

 Ngực bí bụng đầy, trướng đau, tim hồi hộp hụt hơi, miệng đắng, bụng trướng ăn ít hoặc kèm ho, váng đầu, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoạt sác.