Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Chứng tỳ âm hư theo đông y


Chứng tỳ âm hư 

là âm huyết, tân dịch của tạng tỳ bất túc, trên lâm sàng thường gọi chứng tỳ âm hư, cũng có khi gọi là tỳ huyết bất túc, hay tân dịch của tỳ bất túc. Tỳ âm hư là do tỳ huyết hao tổn, hỏa bốc lên, tỳ hư mà vẫn nhiệt. Như vậy, chứng tỳ âm hư trên thực tế là chứng âm hư dương cang của tạng tỳ, phần nhiều do mệt nhọc quá sức mà sinh bệnh. Chứng tỳ âm hư thường gặp trong các chứng: vị thống, thổ nục, tiện huyết, tiện bí...

Biểu hiện của chứng tỳ âm hư 

trước hết là ăn uống kém, bệnh nhân không muốn ăn hoặc ăn vào không tiêu, nôn khan, có khi nấc, vị thống cồn cào, miệng khô mà nhạt, đại tiện khô rắn hoặc không có rêu lưỡi, hoặc rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.

Do tỳ âm hư xuất hiện chứng vị thống: 

Nguyên nhân do tỳ dương bất túc, thủy cốc không vận hóa được, tỳ âm hư thủy cốc không tiêu hóa được. Biểu hiện là bụng đau cồn cào, yết hầu khô ráo, khát nước tâm phiền, thường có nôn khan hoặc nấc, đại tiện táo kết, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.

Do tỳ âm hư sinh ra huyết chứng: 

Nguyên nhân là do tỳ âm hư, hỏa vượng, tỳ mất đi sự thống nhiếp nên huyết chảy ra ngoài kinh mạch. Biểu hiện là khạc ra huyết, huyết chảy ra tích trong vị, tân dịch khô, mạch tế sác.

Do tỳ âm hư sinh ra chứng tiện bí: 

Nguyên nhân do vị mạch, tỳ yếu, ước thúc tân dịch không phân bố ra, chỉ dồn xuống bàng quang mà sinh ra bệnh. Biểu hiện tiểu tiện nhiều lần, đại tiện bí kết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét