Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Bài đau mắt hột theo đông y

 Bệnh mắt hột biến chứng 

Bệnh mắt hột biến chứng Đông y thường gọi là phong huyền xích nhãn là chứng trạng xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm, sợ ánh sáng khiến bệnh nhân lúc nào cũng phải dùng khăn để chặm nước mắt. Nếu ra gió lạnh thì ngứa nhặm, đỏ, chảy nước mắt gọi là chứng nghinh phong xích nhãn.

 Nguyên nhân Bệnh mắt hột

chủ yếu do thấp nhiệt ở tỳ vị hiệp với phong tà xâm nhập tại chỗ như: gió lạnh, nước mưa hoặc rửa chung khăn chậu với người bệnh hoặc nước rửa mặt hàng ngày không đảm bảo vệ sinh... Tất cả các nguyên nhân trên làm cho vành mí mắt sưng nhẹ, đỏ liên miên, chảy nước mắt, mắt nhiều dử, đau ngứa nhặm khó chịu, sợ ánh sáng làm cho hai mắt kèm nhèm nhìn lúc sáng lúc mờ không chuẩn xác.

Bệnh mắt hột Thể phong huyền xích nhãn

Xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm, sợ ánh sáng. Bệnh mới mắc trong mắt bình thường, không có màng mộng hoặc tia máu, chảy nước mắt liên tục, thị lực không giảm. Bệnh lâu ngày mắt có thể có màng mỏng hoặc dây máu do quá trình dụi gây ra.

Bệnh mắt hột Thể nghinh phong xích nhãn

Xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm, sợ ánh sáng, khi ra gió lạnh hoặc bị nước mưa vào mắt mà gây ra. Bệnh mới mắc trong mắt bình thường, trong mắt không đỏ, không có dử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét