Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Bài chứng rối loạn tiền mãn kinh theo đông y

 Tuổi mãn kinh trung bình ở người phụ nữ là khoảng 50 tuổi, một số ít mãn kinh xảy ra sớm ở tuổi 42 và mãn kinh muộn ở tuổi 55. Trước khi mãn kinh thực sự, có khoảng 5 năm là giai đoạn chuyển tiếp, còn gọi giai đoạn tiền mãn kinh. Đây cũng là thời kỳ người phụ nữ dễ mắc nhiều loại bệnh khác ngoài các rối loạn kinh nguyệt, kinh kỳ đến sớm muộn không đều, lượng nhiều hoặc ít hơn trước đó hoặc đột ngột tắt kinh... 

Theo Đông y, hội chứng tiền mãn kinh

 là một bệnh nội thương chủ yếu do chức năng của tạng thận suy giảm, âm dương mất cân bằng sinh ra sự rối loạn chức năng các tạng phủ trong cơ thể.

Chứng tiền mãn kinh thể thận âm hư:

 Gồm 3 chứng âm hư nội nhiệt, âm hư can vượng và tâm thận bất giao.

Tiền mãn kinh do chứng âm hư nội nhiệt:

Biểu hiện Tiền mãn kinh do chứng âm hư nội nhiệt:

 Kinh nguyệt đến sớm, lượng ít hoặc trễ, ra nhiều hoặc tắt kinh đột ngột, đau đầu chóng mặt, hoa mắt, nóng bừng ra mồ hôi, miệng khô táo bón, lưng gối nhức mỏi, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.

Tiền mãn kinh do chứng âm hư can vượng:

Biểu hiện Tiền mãn kinh do chứng âm hư can vượng:

Kinh nguyệt rối loạn, tính tình bứt rứt, nóng nảy, dễ cáu gắt, mắt khô, chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đau tức, chân tay run, tê rần hoặc cảm giác kiến bò, lưỡi ria đỏ, mạch huyền sác.

Tiền mãn kinh do chứng tâm thận bất giao:

Biểu hiện Tiền mãn kinh do chứng tâm thận bất giao:

Rối loạn kinh nguyệt người nóng ra mồ hôi, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, ngủ hay mộng, tư tưởng không tập trung, hay buồn vô cớ, lưỡi thon đỏ ít rêu.

Tiền mãn kinh thể thận dương hư

Biểu hiện Tiền mãn kinh thể thận dương hư: 

Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người mập, chân tay lạnh, mệt mỏi hoặc phù, tiểu trong, lưỡi trắng nhợt, rêu trắng mạch trầm nhược.

Tiền mãn kinh thể huyết ứ đàm trệ

Biểu hiện Tiền mãn kinh thể huyết ứ đàm trệ

Phụ nữ sắp hết kinh người mập, lên cân, tinh thần mệt mỏi, bứt rứt, chân tay nặng nề hoặc tê dại, đầu nặng, ngực đau, hồi hộp mất ngủ, lưỡi bệu rêu dày, mạch trầm hoạt.

Bài chứng hay quên theo đông y

 Chứng kiện vong trong Đông y biểu hiện là bệnh chóng quên. 

Vừa nói xong đã quên, việc vừa làm xong bỗng chốc lại quên. Kiện vong cũng là trí nhớ kém, dễ quên việc và khó nhớ ra. Nguyên nhân do lo nghĩ thái quá tổn thương đến tâm, tâm đã thương tổn thì huyết hao kiệt, tâm thần không vững lại hại đến tỳ, làm vị khí suy yếu không nuôi dưỡng được não tốt làm cho chóng quên.

Chóng quên do tâm tỳ hư

Biểu hiện Chóng quên do tâm tỳ hư

tim đập hồi hộp, mất ngủ, mộng mị, ăn uống kém, bụng trướng, người mệt, lưỡi nhợt, mạch tế hư.

Chóng quên do tâm thận bất giao

Biểu hiện Chóng quên do tâm thận bất giao:

chóng quên, hoảng hốt, thần trí không yên, ngủ ít, tâm phiền, tai ù, mạch tế.

Chóng quên do tâm khí suy yếu

Biểu hiện Chóng quên do tâm khí suy yếu

chóng quên, tim đập hồi hộp, đạo hãn.

Chóng quên do tỳ hư

Biểu hiện Chóng quên do tỳ hư

tân dịch ngưng đọng (đờm trọc) âm thịnh, dương hư, nước tràn lên (đờm ẩm).

Bài trị động kinh theo đông y

Động kinh  của y học cổ truyền.

 Động kinh

 thuộc phạm vi chứng điên giản của y học cổ truyền. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: do di truyền, do thất tình, tình chí bị thương tổn hoặc uất ức quá độ, hoặc tham vọng quá mức không đạt được làm công năng của các tạng tâm, can, tỳ thận hư yếu dẫn tới sự mất thăng bằng âm dương, khí nghịch, đàm ủng trệ tắc các khiếu, hỏa viêm gây phong động sinh ra chứng hôn mê, co giật.

Cơn động kinh tái phát nhanh hay chậm tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh, có những cơn động kinh liên tục là trường hợp phải cấp cứu bằng thuốc và phương tiện của y học hiện đại. Trong y học cổ truyền, động kinh được chia ra 2 thể: Thực chứng (bệnh mới mắc do phong đàm ủng trệ) và hư chứng (bệnh mạn tính gây tổn thương nhiều đến tâm thận).

 Động kinh thể phong đàm ủng trệ:

Biểu hiện Động kinh thể phong đàm ủng trệ:

 Cơn động kinh xảy ra đột ngột, người bệnh bất tỉnh, chân tay co giật, sắc mặt xanh nhợt, 2 hàm răng cắn chặt, sùi bọt mép, thở khò khè, đại tiểu tiện không biết, hôn mê, tỉnh dần sau một thời gian ngắn. Sau đó bệnh nhân mệt mỏi.

Điều trị Động kinh thể phong đàm ủng trệ:

Hóa đàm tức phong, khai khiếu.

Động kinh thể tâm thận tỳ hư:

Biểu Động kinh thể tâm thận tỳ hư:

 động kinh đã lâu ngày, tái phát đã nhiều lần, khi lên cơn đầu tối, ngã bất tỉnh, chân tay run, sau khi tỉnh mệt mỏi, trí lực giảm sút, sắc mặt không tươi, lưng gối yếu mỏi, ăn uống kém, đờm nhiều, rêu lưỡi mỏng, mạch tế hoãn.

Điều trị Động kinh thể tâm thận tỳ hư:

Bổ tâm thận, kiện tỳ, hóa đàm.


Bài chứng tâm can huyết hư theo đông y

 Chứng tâm can huyết hư

 thường do nguồn sinh hóa bất túc, huyết trong mạch máu hao tổn, tâm can mất tác dụng tàng chứa, các khiếu lưu thông không được nuôi dưỡng, làm tinh thần không yên, hoặc do ốm đau lâu ngày, hoặc do già yếu mệt nhọc, hoặc do chứng xuất huyết kéo dài. Chứng tâm can huyết hư thường xuất hiện các bệnh như: mất ngủ, hồi hộp, chóng mặt...

Đông y cho rằng, tâm chủ huyết, can tàng huyết cho nên những chứng bệnh thuộc về âm huyết đều ảnh hưởng đến công năng của tâm và can. Trong Đông y, tâm thuộc hỏa, can thuộc mộc, khi tâm huyết không đủ khiến cho can mất chỗ chứa hoặc hóa nguyên không nuôi dưỡng được tâm, đó là nguyên lý sinh ra chứng này. Sau đây là một số thể bệnh:

Do tâm can huyết hư, hư hỏa bốc lên quấy rối ở trong 

làm tâm phiền không ngủ được sinh chứng mất ngủ. Can huyết bất túc thì hồn không yên, đêm ngủ thấy chiêm bao sợ hãi.

Triệu chứng: Trong người hay bứt rứt, ngủ kém, khi vừa thiếp đi thì thấy chiêm bao sợ hãi, đầu choáng váng, tim hồi hộp.

Do tâm, can huyết hao tổn, làm tâm can huyết hư, sinh chứng tim hồi hộp.

Triệu chứng: Tim hồi hộp khi xúc động hoặc có việc bất cập, vì can và đởm bị tổn thương nên dễ kinh sợ, đầu choáng váng, hoa mắt. Mạch là phủ của huyết, khi huyết kém thì mạch không dồi dào, huyết đi không lưu lợi nên mạch tế mà sác, có khi mạch kết đại.

Do mệt nhọc, ốm đau lâu ngày, phòng thất quá độ làm tâm can huyết hư. Gọi là chứng hư lao.

Triệu chứng: Huyết hư toàn thân rõ rệt, đầu choáng váng, mất ngủ, tai ù, hoa mắt, hồi hộp, hay sợ hãi, ăn kém, bụng trướng đầy, đoản hơi, mệt mỏi, mặt xanh nhợt, móng tay móng chân, mạch máu và lưỡi có hiện tượng ứ huyết. Nếu là phụ nữ thì mắc chứng bế kinh hoặc lượng kinh ra ít.

Do tâm can huyết hư, huyết không làm tươi tốt não tủy sinh chứng huyễn vựng (chóng mặt).

Triệu chứng: Bệnh nhân chóng mặt từng cơn, đầu choáng váng, khi mệt nhọc bệnh tăng lên, có các kiêm chứng khác. Điều trị: Bổ huyết, bình can, giáng hỏa.

Do ốm đau lâu ngày, hoặc sau khi sinh mất nhiều huyết, làm tâm can huyết hư, không nuôi dưỡng được gân mạch mà sinh co giật.

Triệu chứng: Bệnh nhân tay chân co giật, hoặc mềm yếu có kiêm chứng hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt úa vàng hoặc trắng nhợt, rêu lưỡi ít, mạch tế vô lực.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Bài chữa hiếm muộn nam theo đông y

Đông y cho rằng, chứng hiếm muộn ở nam giới chủ yếu do thận khí hư suy. 

Do ăn uống nhiều chất cay nóng uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá làm tổn thương thận âm, tinh khô kiệt không sinh ra tinh trùng hoặc có sinh ra nhưng tinh trùng bị chết; Do sinh hoạt tình dục quá độ làm cả thận âm và thận dương đều hư sinh chứng di tinh, hoặc mắc chứng dương nuy; Do mắc bệnh quai bị biến chứng làm teo các ống sinh tinh trong tinh hoàn... Để điều trị chứng này, người thầy thuốc phải biện luận để tìm ra nguyên nhân để điều trị 

Hiếm muộn nam do tiên thiên bất túc: 

Thận là gốc của tiên thiên, bên trong có mệnh môn chân hỏa, thường gọi là chân dương, phần dương của 5 tạng phải nhờ chân dương của thận mới sinh phát được, khi thận dương bị hư suy, các tạng khác đều có liên lụy.

Điều trị Hiếm muộn nam do tiên thiên bất túc: 

 Bổ thận tráng dương cố tinh.

Hiếm muộn nam do sinh hoạt tình dục quá độ

 làm thận tinh suy tổn, mệnh môn hỏa suy, tinh khí hư lạnh mà mắc chứng hiếm muộn.

Triệu chứng Hiếm muộn nam do sinh hoạt tình dục quá độ: 

Dương vật không cương cứng, hoặc có cương nhưng không bền, lưng gối đau mỏi, hoạt tinh, số lượng tinh trùng giảm sút.

Điều trị Hiếm muộn nam do sinh hoạt tình dục quá độ : 

Bổ thận tráng dương sinh tinh.

Hiếm muộn nam do ăn uống nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu bia.

 Làm thận dương hư suy. Thận mất đi sự chế hóa mà không sinh ra tinh trùng, hoặc có sinh ra nhưng bị hủy diệt.

Triệu chứng Hiếm muộn nam do ăn uống nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu bia:

 Âm tà đọng lại trong cơ thể làm ngực sườn đầy nghẽn, bụng dưới căng đầy, nhiều đờm dãi.

Điều trị Hiếm muộn nam do ăn uống nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu bia:

 Ôn dương, tiêu đàm giáng khí lợi thủy.

Hiếm muộn nam do thận âm hư 

liên lụy đến thận dương không sinh ra tinh trùng, hoặc có tinh trùng nhưng không đủ số lượng hoặc chất lượng kém, không có khả năng thụ thai.

Triệu chứng: Có thể người khỏe mạnh, sinh hoạt tình dục bình thường nhưng khi xuất tinh chỉ có tinh dịch không có tinh trùng. Hoặc có tinh trùng nhưng ít rời rạc.

Triệu chứng: Thường hay mỏi lưng, người có cảm giác lạnh, hay mộng tinh hoặc hoạt tinh.

Điều trị Hiếm muộn nam do thận âm hư: 

Ôn bổ thận, tráng dương tư âm sinh tinh.

 Hiếm muộn nam do mắc quai bị biến chứng

 làm các ống sinh tinh trong tinh hoàn bị teo thì điều trị ít kết quả.

8 cách trị giảm béo phì theo y học cổ truyền

  Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...

Y học cổ truyền cho rằng, béo phì phần lớn là bệnh “trong hư ngoài thực”. Giữa hư và thực, bên trong bên ngoài cũng có đan xen, nặng nhẹ rất phức tạp. Khám triệu chứng lâm sàng cần kiểm tra kỹ triệu chứng, lưỡi, mạch, nắm vững trọng điểm, tìm nguyên nhân, kết hợp phân biệt triệu chứng với phân biệt bệnh.

Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì.

Cách hoá thấp để giảm béo phì :

Dùng cho trường hợp vị, tỳ hoạt động yếu, tích tụ “thấp” dẫn đến béo phì. Triệu chứng bệnh thường thấy là bụng trướng, đốm lưỡi nhờn, mạch trì hoặc trầm mảnh.

Cách khử đờm để giảm béo phì :

Dùng cho trường hợp đờm đục, mập phì. Triệu chứng thường thấy là khí hư, ngực bức bối, thèm ngủ, lười vận động, đốm lưỡi trắng nhờn lưỡi mập, mạch hoạt.

Cách lợi thủy để giảm béo phì :

Triệu chứng thường thấy là béo phì, phù thũng, tiểu ít, bụng trướng, đốm lưỡi trắng, mạch mảnh trầm.

Cách thông thông phủ để giảm béo phì :

Phần lớn dùng cho béo phì vì thèm ăn những món ăn béo ngọt. Triệu chứng thường thấy: bụng phệ, đại tiện táo bón, cử động khó khăn, hễ cử động là thở hổn hển, đốm lưỡi dày vàng, mạch thực.

Cách tiêu đạo (đạo: dẫn) để giảm béo phì :

Dùng cho mập phì loại ngày càng thèm ăn. Triệu chứng bệnh thường là mập phì, lười hoạt động, bụng đầy tích thức ăn, lưỡi đốm dày vàng.

Cách thủ gan lợi mật để giảm béo phì 

Dùng cho béo phì kèm theo các chứng bệnh như gan trầm uất, khí ngưng trệ hoặc máu tụ. Triệu chứng thường thấy là béo phì kèm theo sườn đau, bứt rứt, chóng mặt, mệt mỏi, bụng trướng, lưỡi đỏ đốm vàng, mạch huyền.

Cách kiện tỳ để giảm béo phì :

Là cách dùng kiện tỳ để trị béo phì. Triệu chứng thường thấy là tỳ hư, khí nhược vị thu nhận giảm thiểu, có thể mệt mỏi uể oải, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch yếu.

Cách ôn dương để giảm béo phì :

Dùng cho người khí hư, dương hư béo phì kèm theo đổ mồ hôi trộm, khí đoản, hễ cử động là thở hổn hển, kém sức, lưng đau, mệt mỏi, sợ lạnh...


Bài Dương nuy nặng theo đông y

 Nhiều trường hợp nam giới bị chứng dương nuy (liệt dương) theo thể âm dương lưỡng hư. Đây là thể bệnh nặng. 

Vài nét lý luận về bệnh Dương nuy

Trong lý luận của Đông y, mọi chứng bệnh đều do mất quân bình âm - dương. Việc điều trị bệnh chủ yếu là lập lại trạng thái âm dương quân bình. Ở chứng bệnh dương nuy thể âm dương lưỡng hư, người bệnh bị rối loạn ở cả hai mặt: âm và dương. Cụ thể:

Thận âm:

 chủ về tinh huyết là vật chất dinh dưỡng để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, làm việc được lâu, có âm khí để làm cho độ cương cứng tốt. Vì vậy, thận âm hư thường gây ra bệnh di tinh, mộng tinh, hoạt tinh hoặc vẫn còn ham muốn nhưng không giao hợp được vì dương vật không cương cứng.

Triệu chứng: sắc mặt ảm đạm, tóc dễ rụng, răng lung lay, miệng khô, tâm phiền, mồ hôi trộm, sợ rét, chi lạnh, di tinh, đái dầm, lưỡi nhạt hoặc có rãnh nứt, rêu mỏng, mạch trầm tế hoặc nhược.

Thận dương:

 chủ về hưng phấn của cơ thể, làm cho người ta nhanh nhẹn, ham muốn nhiều, cơ thể ấm áp, khỏe mạnh. Nếu thận dương hư yếu, người và chân tay sẽ lạnh, lờ đờ, chậm chạp, trông người vẫn bình thường nhưng sự ham muốn tình dục sẽ yếu, giảm dần rồi mất hẳn. Nguyên nhân của chứng trạng này có thể là do tuổi cao thận yếu, dương suy; phòng dục bừa bãi; bệnh lâu ngày liên lụy đến thận.

Như trên đã nói, âm và dương là hai mặt của một thể thống nhất. Do vậy, âm hư lâu ngày dẫn đến dương hư, dương hư cũng dẫn đến âm hư, cuối cùng dẫn đền âm dương lưỡng hư: bệnh nặng, khó chữa.

Người bệnh thể bệnh thận âm dương lưỡng hư thường sợ lạnh, nhưng lòng bàn chân, bàn tay nóng; miệng khô khát, thường chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi, đi tiểu trong mà dài, đái rắt…; mạch bộ xích tế nhược. Nam giới mắc chứng bệnh này ngoài việc bị dương nuy còn bị di tinh, hoạt tinh, tinh trùng thiếu và yếu khó có con.

Phép chữa chữa chứng thận âm dương lưỡng hư 

lập lại quân bình âm dương, bồi bổ sức khỏe, giúp người bệnh lấy lại “bản lĩnh” đàn ông, qua đó dồi dào “tinh binh” để có thể giúp thụ thai.