Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Bài chữa sỏi thận bằng Đông y

 Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến ở nước ta. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Những viên sỏi to nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm.

Tùy theo thành phần hóa học, người ta thấy loại sỏi có calci (calci phosphat, calci oxalat, loại hỗn hợp cả oxalat và phosphat) và sỏi không có calci như acid uric, systin... Tùy theo vị trí của sỏi có sỏi thận (đài, bể thận), sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Dù loại sỏi nào thì sự hình thành sỏi thận cũng theo 3 giai đoạn: tạo nhân, dính các phân tử vào thượng bì đường niệu và lắng đọng, to dần thành sỏi. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, calci niệu tăng, citrat niệu thấp, pH niệu mất bình thường và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Người bị sỏi tiết niệu có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: 

đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; có thể sốt và nếu để lâu, có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính. Chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.

Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu :

được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông; hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.

Với Tây y, sỏi thận có thể được chữa bằng nội khoa, cơ bản là giảm đau, chống nhiễm khuẩn, điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Nhưng ngày nay sỏi tiết niệu chủ yếu được chữa bằng ngoại khoa với phương pháp khá hiệu quả là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.

Chữa sỏi thận bằng Đông y

Trong Đông y, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.

Sỏi thận Thể thấp nhiệt: 

Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.

 phép trị Sỏi thận Thể thấp nhiệt: 

thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo.

Sỏi thận Thể thận hư: 

Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ...

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Bệnh ở hầu - họng trong đông y

 Theo Đông y, bệnh tai, mũi, họng chia thành ba khoa riêng biệt:

Chứng tai ù, tai điếc thuộc thận và gan, thận khai khiếu ra tai, gan bốc hỏa làm tai ù, bệnh có thể xảy ra quanh năm.

Mũi thuộc chứng bệnh ở phế (phổi) và thận, phế khai khiếu ở mũi, thận âm kém làm tổn thương tân dịch sinh ra chứng ho, hen suyễn...

Yết hầu, họng thuộc phế và hệ tiêu hóa. Các chứng bệnh này thường có nội nhân và ngoại nhân khác nhau. Nội nhân là do tổn thương phủ tạng. Ngoại nhân thường do thời tiết khí hậu, bệnh thường xuất hiện về mùa thu đông, hoặc đông xuân. Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu các chứng bệnh thường gặp ở yết hầu - họng và phương pháp điều trị.

Đông y cho rằng yết hầu là cái cửa để thở và ăn uống, là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người. Mục thiên ưu tuệ vô ngôn sách Linh khu nói: “Họng là đường đi của đồ ăn thức uống. Hầu là nơi khí đi lên đi xuống, thở ra hít vào, hội yếm là cái cửa của tiếng nói”. Hầu (khí quản) ở phía trước, họng (thực quản) ở phía sau. Họng là một tổ chức cơ mềm kết thành, có tác dụng co thắt để đưa thức ăn xuống vị (dạ dày). Hầu là một tổ chức sụn kết thành là một thông đạo của khí, có tác dụng đưa khí lên xuống, phát ra tiếng nói nhờ một màng mỏng gọi là hội yếm. Trên họng có một miếng thịt nhỏ thọng xuống gọi là huyền ung, hay đế đỉnh, lưỡi gà, để làm nhiệm vụ đóng mở khi ăn, uống, khi thở, khi nói. Đó là nhận thức của người xưa về yết hầu và họng. Về kinh lạc mà nói: Yết hầu và họng ở vị trí xung yếu trong cơ thể, là nơi hội tụ của các kinh mạch như: Thủ thái âm phế kinh, thủ thái dương tiểu trường kinh, túc thái âm tỳ kinh, túc thiếu âm thận kinh, túc quyết âm can kinh, túc dương minh vị kinh và nhâm mạch.

Nguyên nhân sinh bệnh ở yết hầu, họng: Do cảm nhiễm phong hàn, táo nhiệt, chướng khí, dịch độc (vi khuẩn), do tổn thương âm dịch ở thận, hư hỏa bốc lên làm đau họng khản tiếng, do ăn uống nhiều thức ăn kích thích, chiên xào, rượu bia, cay nóng, hút thuốc... làm cho nhiệt tích lại sinh hỏa, hỏa bốc lên mà sinh bệnh.

Những chứng bệnh thường gặp ở yết hầu, họng

Chứng đau yết hầu, họng: Bệnh nhân thấy khó thở, vùng họng sưng đỏ, hoặc có màu hồng, sốt nhẹ. Bệnh thường do ngoại cảm phong hàn, hoặc do âm hỏa vượng, do nói nhiều, ăn nhiều chất cay nóng.

Chứng mụn nhọt trong họng: Thường mọc bên ngoài cửa họng hoặc một bên cửa họng, sưng đau, sốt, sợ lạnh, mụn nhọt lan tỏa, đau nhức có khi đau lan tỏa lên đầu và tai. Khi mủ vỡ loét, ăn uống khó khăn, người mệt mỏi. Bệnh thường do phong nhiệt, đàm hỏa tích tụ lâu ngày ở phế và vị sinh ra.

Chứng Nhũ nga: Bệnh này thường phát ra ở vùng hạnh nhân (amidan) hai bên họng, sưng lên thành cục hình như con tằm mới có tên gọi Nhũ nga. Nếu sưng một bên gọi là đơn Nhũ nga, nếu mọc cả hai bên gọi là song Nhũ nga. Bệnh mới phát sưng to, chỗ sưng có màu đỏ hồng, sốt, ăn nuốt khó khăn, miệng ráo lưỡi khô, mạch sác hữu lực, nếu bệnh nặng thì sốt cao, nổi hạch ở mang tai, vùng sưng nổi lên màng trắng, nếu vỡ ra gọi là lạn hầu nga. Nếu mọc về bên trái là bệnh từ kinh tâm phát ra, nếu mọc về bên phải là bệnh từ kinh phế phát ra. Khi điều trị cần chú ý điều này. Bệnh phát ra một bên là nhẹ, phát ra cả hai bên là nặng, bệnh có hư chứng và thực chứng.

Chứng Tỏa hầu phong: Họng sưng đỏ, lưỡi gà thọng xuống như bị khóa lại, thức ăn nuốt không xuống, thở khó khăn, đau nhức trong họng, sắc mặt xanh nhợt, khi thở bệnh nhân phải co thắt ngực lại, mồ hôi trán dầm dề, tay chân lạnh. Bệnh sinh ra phần nhiều thuộc người nghiện rượu, nội nhiệt tích lại lâu ngày, làm động hỏa sinh đờm. Bệnh phát sinh đột ngột gọi là cấp tỏa hầu phong thường dễ tử vong. Bệnh phát ra từ từ gọi là mạn tỏa hầu phong có thể chữa được nhưng kết quả tỷ lệ thấp.

Điều trị Bệnh ở hầu - họng như thế nào?

Đau hầu họng do cảm phong hàn

 Ngạt mũi, nặng tiếng, sốt nhẹ, sợ gió, mình rét, không có mồ hôi, đau đầu, mạch phù sác, họng đau, hơi sưng, nuốt khó.

Điều trị: Sơ giải biểu tà.

Kinh dương minh vị (dạ dày) tích nhiệt: 

Cổ họng sưng đỏ, đau nhức, sốt cao, đại tiện táo bón, mạch tả thốn, hữu quan hồng huyền hữu lực.

Điều trị: Tả hỏa thanh vị nhiệt.

Cảm nhiễm thời khí dịch độc (truyền nhiễm) kết hợp với hỏa ở phế (phổi) và vị xông lên:

 Họng ngứa đau, họng khô, sưng đỏ, ăn uống nuốt không được, thích uống nước mát, mạch hồng huyền hữu lực.

Điều trị: Tả hỏa thanh nhiệt giải độc.

Các chứng Hầu ung, Nhũ nga lúc bệnh mới phát.

Điều trị nên dùng phương pháp tân lương sơ tán.

Chứng lạn hầu đan sa:

 Phần nhiều nhiệt tà (vi khuẩn) uất ở phần khí. Khi hỏa đã vào phần dinh (vào huyết).

Điều trị Chứng lạn hầu đan sa

Thanh dinh giải độc.



Bài buồng trứng đa nang theo y học cổ truyền

  Bệnh đa nang buồng trứng có thể phát sinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Người bệnh thường có kinh nguyệt không đều, không có thai, đa mao (nhiều lông, béo phì, phì đại buồng trứng.

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu thường gặp nhất của người mắc Bệnh đa nang buồng trứng  , đa số biểu hiện bế kinh liên tục, trước khi bế kinh biểu hiện kinh nguyệt loãng hoặc quá ít.

Đối với y học cổ truyền, theo các tài liệu và thư tịch không có bệnh danh nào là đa nang buồng trứng. Căn cứ vào triệu chứng và nguyên nhân bệnh lý của đa nang buồng trứng cho thấy bệnh này có liên quan đến thận hư, đàm ẩm và can uất.

 Đa nang buồng trứng Thể thận hư

Triệu chứng Đa nang buồng trứng Thể thận hư

thường phát hiện ở thời kỳ dậy thì, tuổi xuất hiện kinh nguyệt bị chậm lại, thậm chí tắt kinh. Thận khí hư suy không thể sinh tinh huyết, gây nên bệnh.

Đa nang buồng trứng Thể đàm thấp

Triệu chứng Đa nang buồng trứng Thể đàm thấp

béo, đôi lúc bị chứng béo phì. Tỳ thận âm hư, đờm thấp trì trệ, vận khí, cơ năng sinh hóa không đủ, kinh nguyệt không đều.

Đa nang buồng trứng Thể can uất

Triệu chứng Đa nang buồng trứng Thể can uất

thương tổn tình chí bên trong, bên ngoài là do lục dâm chi phối, hoặc khí huyết hưng thịnh, âm dương tương thừa gây ra. Nếu vì thất tình lục dục phân ưu, khiến cho gan khí uất kết lại, sự điều tiết thất thường, khí trì huyết đọng, xung nhâm không thể tương tu, tử cung ra máu, hành kinh không điều hòa

Phương pháp trị liệu Cứu theo y học cổ truyền

 Ngày nay, hầu như mọi người quên mất rằng cụm từ “châm cứu” có nghĩa là “châm” và “cứu”, với đa số cách hiểu của mọi người chỉ biết đến phần “châm” mà quên đi hoặc không biết đến phần “cứu” mà hiệu quả của nó trong nhiều trường hợp còn tốt hơn phương pháp châm bằng kim.

Cứu (đốt cứu = đốt ngải cứu) :

là đưa sức nóng tác động vào huyệt, là phương pháp trị liệu và ngăn ngừa các chứng bệnh bằng cách dẫn truyền sức nóng vào các huyệt đạo hoặc các vùng nhất định của cơ thể con người. Vật liệu chủ yếu là bột ngải cứu ép thành điếu (điếu ngải cứu) hay các viên nhỏ hình chóp hoặc trụ (mồi ngải cứu).

Cách chế ngải để đốt cứu: 

bột ngải cứu làm bằng lá ngải cứu khô, tán nhuyễn, lọc hết phần cọng, xơ, chỉ lấy phần thịt lá. Phần bột ngải cứu này được dùng để tạo hình các đốt cứu có hình dạng và kích thước khác nhau: hình trụ dài như điếu xì gà, viên nhỏ để gắn đầu kim, hạt đậu... Có thể dùng bột ngải cứu đơn thuần hoặc pha thêm bột dược liệu khác như xạ hương, quế...

Phương pháp đốt cứu có tác dụng như thế nào?

Ngải cứu khi cháy hơ ấm lên cơ thể tạo cảm giác nóng dịu, đồng thời ngấm sâu vào trong da, tác động đến huyệt tạo cảm giác thoải mái, hiệu quả trong điều trị tỏa ra mùi thơm đặc trưng.

Cứu: Phương pháp điều trị hiệu quả  và độc đáo

Sức nóng: sử dụng sức nóng (nhiệt) để trị liệu ngày nay rất phổ biến với nhiều cách khác nhau như bức xạ hồng ngoại (từ đèn hồng ngoại), chườm nóng bằng túi nước nóng, ngâm parafin, đông y cũng có phương pháp chườm thảo dược. Nhưng điểm khác của phương pháp đốt cứu với các phương pháp kể trên đó là hiệu quả sức nóng sẽ gia tăng gấp bội nếu tác động làm nóng lên một điểm chính xác rất nhỏ của cơ thể là huyệt đạo, có đặc tính trị bệnh, làm dịu đau đối với nhiều chứng bệnh khác nhau đã được người ta biết đến hàng ngàn năm qua. Tác dụng ở đây đến từ sự kết hợp của sức nóng và hiệu quả phản xạ trị liệu của châm cứu. Như vậy, việc sử dụng sức nóng tại một điểm chính xác gọi là huyệt thay vì sử dụng sức nóng trên một diện tích rộng như đèn hồng ngoại sẽ tăng cường tác dụng gấp nhiều lần.Theo các nguyên lý của thần kinh, những kích thích bên ngoài khi tới da đều được những dây thần kinh ở nơi bị kích thích đưa về não. Kích thích bởi nhiệt cũng vậy. Ngải cứu khi cháy đỏ tạo ra sức nóng từ 500 - 6000C, thuộc thành phần tia hồng ngoại trong dải quang phổ. Khi được giữ ở khoảng cách phù hợp bên trên làn da thì mồi ngải không tạo ra bất cứ cảm giác khó chịu nào, không để lại dấu vết gì trên da.

Y học cổ truyền coi hai phương pháp châm và cứu có tầm quan trọng ngang nhau. Châm thường sử dụng trong điều trị bệnh thuộc thực (mới bị bệnh), bệnh thuộc nhiệt (nóng); cứu thường sử dụng trong bệnh lý thuộc hư (bệnh đã lâu), bệnh thuộc hàn (lạnh). Theo học thuyết âm dương, nếu gọi châm là dương thì cứu là âm, cho nên cứu chịu nửa phần trách nhiệm trong việc trị bệnh. Từ thời thượng cổ, việc đốt cứu đã phát triển mạnh tại Á châu: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc. Trong nhiều thời đại lịch sử Trung Quốc, việc trị bệnh bằng châm kim nhiều khi phải nhường bước cho việc trị bệnh bằng đốt cứu.

Các cách sử dụng của cứu

Cứu điếu ngải:

 ngải cứu được chế thành điếu hình trụ dài, khi đốt cháy một đầu, tay thầy thuốc cầm điếu ngải hơ trên huyệt đạo của người bệnh. Có 4 cách đốt điếu ngải chữa bệnh như sau:

Cứu điếu ngải để yên (cứu ấm): 

đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt, cách da độ 2cm. Khi người bệnh thấy nóng thì cách xa dần ra, đến mức nào người bệnh thấy nóng ấm và dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách đó cho đến khi vùng da được cứu hồng lên là được (thường 1  - 3 phút cho 1 huyệt và khoảng 15 -20 phút cho 1 lần điều trị). Khi cứu nên dùng ngón tay út, đặt lên da làm điểm tựa để cố định khoảng cách đầu điếu ngải với da. Cách cứu này dùng cho mọi chỉ định của cứu.

Cứu xoay tròn:

 đặt diếu ngải cách da 2cm khoảng đủ thấy nóng ấm, rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp tới rộng. Khi người bệnh thấy nóng đều vùng định cứu là được. Thường kéo dài khoảng 20 phút/ lần điều trị. Cách cứu này hay dùng để chữa các bệnh ngoài da.

Cứu điếu ngải lên xuống (cứu mổ cò): 

đưa đầu điếu ngải lại gần sát da (người bệnh có cảm giác nóng rát) rồi lại kéo điếu ngải xa ra, làm như thế nhiều lần, thường cứu trong khoảng 1-3 phút/ huyệt và 20 phút cho lần điều trị. Cách cứu này thường dùng cho chứng thực và trong chữa bệnh cho trẻ em.

Cứu: Phương pháp điều trị hiệu quả  và độc đáo

Cứu mồi ngải:

Viên trên da: đặt viên ngải cứu hình chóp trên da và đốt trực tiếp, khi bệnh nhân cảm thấy nóng và ngải chưa cháy hết đến phần chân thì lấy ra, phần da hơi đỏ ửng lên là được, không để người bệnh bị phỏng. Thầy thuốc cần theo dõi sát người bệnh và lấy viên ngải ra đúng lúc.

Cách gừng, cách muối, cách tỏi: đặt một lát gừng hoặc rải một lớp muối, một lát tỏi lên da người bệnh rồi đặt mồi ngải lên trên. Mồi ngải cháy rạo ra sức nóng thấm qua muối, tỏi, gừng rồi mới tới da người bệnh. Phương pháp này an toàn hơn đặt viên ngải trực tiếp lên da. Thầy thuốc cần theo dõi sát người bệnh. Cứu cách gừng áp dụng cho bệnh lý ngoại cảm, khu phong tán hàn; cứu cách muối thường ôn trung tán hàn hoặc hồi dương cứu nghịch thường sử dụng ở rốn, cứu cách tỏi thuồng sử dụng ở vùng da bị viêm: khu phong, thanh nhiệt (tại chỗ).

Trên đuôi cây kim: sức nóng lan theo cây kim vào chính xác huyệt đạo, tác dụng tại huyệt đạo vừa do tác dụng của châm kim vừa do sức nóng của ngải cứu. Các bệnh đau nhức do phong thấp kinh niên (khu phong trừ thấp) và các chứng đau mạn khác như thoái hóa khớp rất hiệu quả sau vài lần điều trị.

Thời gian: thời gian cứu trên một huyệt đạo từ 1 - 3 phút; cứu 1 lần 15 - 20 phút. Cứu 1 - 2 lần/ngày, liệu trình 10 - 12 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc sự đáp ứng của từng bệnh nhân. Hầu như không có có hiện tượng bị lờn, nghiện đối với phương pháp cứu, cứu hỗ trợ cơ thể lập lại sự quân bình âm dương.

Tóm lại: nếu châm giải quyết các bệnh cấp tính, mới mắc, bệnh về nhiệt thì hiệu quả của cứu thiên về bệnh lý đã lâu (hư), thiên về bệnh lý hàn (lạnh)  hiệu.

Một số bệnh lý cứu rất hiệu quả

- Đau cột sống: Đốc du, A thị huyệt...

- Suy nhược thần kinh: Bách hội, Nội quan, Túc tam lý, Thần môn, Tâm du…

- Nấc cụt: Cách du, Nội quan...

- Mất ngủ: Ngoại lăng, Thất miên...

- Thiếu sữa: Đản trung, Nhũ căn, Thiếu trạch...

- Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, do tư thế: A thị huyệt.

- Khó tiêu hóa: Trung quản, Thần khuyết, Túc tam lý.

- Liệt dây VII ngoại biên:  Nhân trung, Ấn đường, Địa thương, Giáp xa, Ế phong, Phong trì…

- Côn trùng chích: cứu xoay tròn trên vùng bị chích.

- Cảm sổ mũi: Nghinh hương, Bách hội, Phong trì, Thần đình, Phế du, Cao hoang, Kinh cự.

- Mụn trứng cá: cứu cách tỏi vùng mụn,

- Mất tiếng: cứu các huyệt Khổng tối, Thiên đột, Ngoại kim tân, Ngoại ngọc dịch...

- Đau bụng do bị lạnh bụng: cứu ngay rốn (Thần khuyết).

Trên lâm sàng cứu có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp một liệu trình gồm:  châm  kết hợp với cứu; hoặc cứu ấm kết hợp xoa bóp vùng; hoặc cứu kết hợp day ấn huyệt. Nhiều trường hợp không thể hoặc khó châm do tâm lý ngại hoặc sợ châm thì cứu tỏ ra hiệu quả trong điều trị. có thể kết hợp rất hiệu quả giữa xoa bóp - bấm huyệt và cứu ấm trong trường hợp phụ nữ có thai, trẻ em...

Ngày nay phương pháp cứu ít được sử dụng vì rất mất thời gian và tốn nhân lực, thầy thuốc phải ngồi cứu liên tục từ 15 - 20 phút trên một bệnh nhân, người ta thích dùng các phương pháp làm ấm khác như đèn hồng ngoại, túi chườm thảo dược… sẽ tiện lợi và nhanh chóng hơn. Hơn nữa khi đốt điếu ngải để cứu sẽ tạo ra khói và mùi đặc trưng của ngải, khó sử dụng trong phòng máy lạnh. Tuy nhiên, cứu là phương pháp cổ truyền độc đáo cần phát huy và duy trì vì có những tính năng riêng và hiệu quả mà không phương pháp nào thay thế được, cần được nhìn nhận đúng thực chất, hiệu quả để cứu có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với châm tạo nên phương pháp điều trị là “châm cứu” hoặc cứu có thể thay thế nhiều trường hợp không thích hợp với thể châm mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị trong y học cổ truyền.

Bài trị thiểu năng tuần hoàn não theo y học cổ truyền

 Thiểu năng tuần hoàn não :

là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau: nhức đầu, chóng mặt, rối loạn về giấc ngủ... nhưng có cùng chung một cơ chế bệnh sinh là thiếu máu nuôi não.

Nguyên nhân  Thiểu năng tuần hoàn não :

do vữa xơ động mạch, nghĩa là thành động mạch có lắng đọng mảng vữa, gồm chủ yếu chất mỡ và tổ chức xơ... Bên cạnh các thuốc điều trị của YHHĐ, YHCT cũng có nhiều hiệu quả trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não.

Trong Y học cổ truyền, bệnh này nằm trong phạm vi các chứng đầu thống, huyễn vựng, thất miên... Theo YHCT, cơ chế bệnh sinh do nhiều nguyên nhân: tuổi cao làm chức năng của tạng phủ bị suy giảm, do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, ăn nhiều thức ăn béo, dầu mỡ… hay ăn uống thiếu thốn kéo dài... đều làm ảnh hưởng đến chức năng của các tạng phủ, làm khí huyết hư sinh ra các chứng đầu thống, huyễn vựng, thất miên…

 Thiểu năng tuần hoàn não Thể tỳ hư đàm thấp

Triệu chứng Thiểu năng tuần hoàn não Thể tỳ hư đàm thấp: 

Chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế, đầu luôn có cảm giác căng nặng, ngực bụng đầy tức, ăn có cảm giác dễ buồn nôn, người mệt mỏi, nặng nề. Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm hoạt hoặc nhu hoạt.

Điều trị Thiểu năng tuần hoàn não Thể tỳ hư đàm thấp:

kiện tỳ, hóa đàm, hoà vị.

 Thiểu năng tuần hoàn não Thể khí huyết lưỡng hư

Triệu chứng Thiểu năng tuần hoàn não Thể khí huyết lưỡng hư: 

Người bệnh thường chóng mặt, hoa mắt, váng đầu hay hồi hộp, mất ngủ, người mệt mỏi, ăn kém, bụng đầy tức, khi lao lực thì các triệu chứng này lại nặng lên. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược.

Điều trị Thiểu năng tuần hoàn não Thể khí huyết lưỡng hư: 

 bổ dưỡng khí huyết, kiện tỳ.

bài suy nhược do thận dương hư

 Suy nhược cơ thể do thận dương hư 

thường gặp ở người cao tuổi, đại tiện lỏng mạn tính, suy nhược thần kinh, hưng phấn giảm. Người bệnh thường sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, răng lung lay, di tinh, hoạt tinh, liệt dương, tiểu tiện nhiều lần, suyễn, tai ù, đại tiện lỏng về buổi sáng (ngũ canh tả), mạch trầm trì nhược. 

Phương pháp chữa Suy nhược cơ thể do thận dương hư :

 ôn bổ thận dương. 

Bài chữa thấp khớp theo y học cổ truyền

 Bệnh thấp khớp y học cổ truyền gọi là “chứng tý”

 hiện nay là một loại bệnh rất hay gặp, biểu hiện của bệnh là đau nhức sưng tấy hoặc nóng đỏ ở các khớp xương hay cơ gân; nhiều chỗ hay một chỗ, có khi kiêm cả tê dại nặng nề, bệnh thường liên miên khi khí hậu thay đổi (lạnh) thường phát nặng hơn.

Khác với bệnh phong, hàn và thấp đơn thuần, đặc điểm của bệnh thấp khớp là đủ cả 3 khí phong, hàn và thấp kết hợp lại thành bệnh, cho nên người xưa biện chứng nhận xét trong 3 khí, khí nào nhiều hơn, để chia ra 3 loại mà điều trị, như: Bệnh di chuyển từ nơi này qua nơi khác, là do phong khí nhiều, nên gọi là phong ý (hành tý). Đau nhức kịch liệt và liên tục là do hàn khí nhiều, nên gọi là hàn tý (thống tý). Đau cố định một chỗ mà kèm có nặng nề tê dại là do thấp khí nhiều, nên gọi là thấp tý (trước tý). Lâu ngày, phong hàn thấp hóa nhiệt kết hợp với âm hư gây nên thể “nhiệt tý” là những đợt cấp diễn của thấp khớp kinh. Tổng hợp cả 4 thể trên quy nạp lại có 2 loại chính như sau:

 Bệnh thấp khớp Loại cấp tính:

Phát bệnh đột ngột sưng tấy nóng đỏ, đau nhức kịch liệt hoặc phát sốt hoặc có khát nước, buồn bực khó chịu, rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch phù sác hoặc khẩn.

Phép chữa Bệnh thấp khớp Loại cấp tính:

 Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt.

Bệnh thấp khớp Loại mạn tính:

Bệnh phát từ từ hoặc ở cấp tính chuyển qua mạn tính, đau nhức nhẹ, không sưng hoặc có sưng mà da bình thường không tấy đỏ, không nóng, có khi ngoài da có chỗ tê dại, tay chân co duỗi khó khăn hoặc không vận động được, thay đổi thời tiết thì đau hơn, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng, mạch có khi trầm hoãn, có khi nhu hoãn.

Phép chữa Bệnh thấp khớp Loại mạn tính

Khu phong, tán hàn, trừ thấp và chú ý đến bồi bổ cơ thể.