Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Bài chữa thấp khớp theo y học cổ truyền

 Bệnh thấp khớp y học cổ truyền gọi là “chứng tý”

 hiện nay là một loại bệnh rất hay gặp, biểu hiện của bệnh là đau nhức sưng tấy hoặc nóng đỏ ở các khớp xương hay cơ gân; nhiều chỗ hay một chỗ, có khi kiêm cả tê dại nặng nề, bệnh thường liên miên khi khí hậu thay đổi (lạnh) thường phát nặng hơn.

Khác với bệnh phong, hàn và thấp đơn thuần, đặc điểm của bệnh thấp khớp là đủ cả 3 khí phong, hàn và thấp kết hợp lại thành bệnh, cho nên người xưa biện chứng nhận xét trong 3 khí, khí nào nhiều hơn, để chia ra 3 loại mà điều trị, như: Bệnh di chuyển từ nơi này qua nơi khác, là do phong khí nhiều, nên gọi là phong ý (hành tý). Đau nhức kịch liệt và liên tục là do hàn khí nhiều, nên gọi là hàn tý (thống tý). Đau cố định một chỗ mà kèm có nặng nề tê dại là do thấp khí nhiều, nên gọi là thấp tý (trước tý). Lâu ngày, phong hàn thấp hóa nhiệt kết hợp với âm hư gây nên thể “nhiệt tý” là những đợt cấp diễn của thấp khớp kinh. Tổng hợp cả 4 thể trên quy nạp lại có 2 loại chính như sau:

 Bệnh thấp khớp Loại cấp tính:

Phát bệnh đột ngột sưng tấy nóng đỏ, đau nhức kịch liệt hoặc phát sốt hoặc có khát nước, buồn bực khó chịu, rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch phù sác hoặc khẩn.

Phép chữa Bệnh thấp khớp Loại cấp tính:

 Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt.

Bệnh thấp khớp Loại mạn tính:

Bệnh phát từ từ hoặc ở cấp tính chuyển qua mạn tính, đau nhức nhẹ, không sưng hoặc có sưng mà da bình thường không tấy đỏ, không nóng, có khi ngoài da có chỗ tê dại, tay chân co duỗi khó khăn hoặc không vận động được, thay đổi thời tiết thì đau hơn, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng, mạch có khi trầm hoãn, có khi nhu hoãn.

Phép chữa Bệnh thấp khớp Loại mạn tính

Khu phong, tán hàn, trừ thấp và chú ý đến bồi bổ cơ thể.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét