Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Bài trị chứng chóng mặt theo y học cổ truyền

 Theo y học cổ truyền, chóng mặt thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. 

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng “huyễn vựng xét chỉ bởi hỏa, vì âm huyết hậu thiên hư yếu thì hỏa động lên, chân thủy tiên thiên hư yếu thì hỏa bốc lên, bệnh nhẹ thì bổ huyết thêm vị mát, bệnh nặng thì bổ thủy nhưng đều thêm vị liễm giáng hỏa”.

Phòng trị chóng mặt chủ yếu bổ âm huyết giáng hỏa, trừ đàm thấp, thông kinh lạc, tăng cường máu nuôi dưỡng lên não. 

Chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Chứng bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra.
Chóng mặt đau đầu vùng đỉnh, hay tức giận, miệng đắng khát nước, lưỡi đỏ, mạch huyền, do can hỏa vượng.

Phép trị: thanh can, giáng hỏa.

Chóng mặt khi ngồi xuống đứng dậy, nằm nghỉ thấy đỡ, ăn ngủ kém, do khí huyết đều hư.

Phép trị: bổ khí dưỡng huyết kiện tỳ.

Chóng mặt, ù tai, kém trí nhớ, lưng gối yếu do thận tinh bất túc.

Phép trị: thiên về âm hư bổ âm, thiên về dương hư bổ dương.

Chóng mặt ù tai đau lưng chân không ấm do thận dương hư: 

Phép trị : ôn thận tráng dương, bổ tinh huyết. 

Chóng mặt đầu âm u, ngực bụng buồn đầy, người nặng nề do đàm trệ. 

Phép trị: kiện tỳ tiêu đàm…

Trong thực tế, bệnh chứng chóng mặt phần nhiều do phong, hỏa, đàm, và hư chứng. Có khi xuất hiện đơn độc, có khi xuất hiện song trùng. Điều trị trước phải thanh hỏa hóa đàm, khi bệnh lui, nên chữa căn nguyên bổ ích can thận âm giáng hư hỏa, kiện tỳ tiêu đàm mới là trị tận gốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét