Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Đông y trị bệnh kinh phong (Kỳ I)

Kỳ I: Cấp kinh phong
Bệnh kinh phong (còn gọi là giản chứng hoặc kinh giản) là lấy chứng trạng phong rút làm chủ yếu mà gọi chung. Trẻ em từ 3 - 5 tuổi thường mắc phải. Bệnh có 2 loại: cấp kinh phong và mạn kinh phong. Cấp kinh là do nhiệt cực sinh phong. Mạn kinh là do tỳ hư mà can mộc khắc, hại. Tâm chủ kinh. Bệnh kinh phong biến hóa rất nhanh, là loại nguy cấp nhất trong nhi khoa.
Kinh phong thường xuất hiện trạng thái phong rút với 8 chứng hậu mà cổ nhân đã phân chia như sau:
1. Súc: là cẳng co duỗi khó khăn.
2. Nặc: là 10 ngón tay co rút, nắm chặt.
3. Xiết: là cánh tay và vai co rút lại.
4. Chiên: là chân tay run rẩy.
5. Toán: là mắt trợn, hai mắt nhìn ngược lên trên hoặc nhìn thẳng giống như giận dữ, vẻ mặt lườm lườm.
6. Thị: là tròng mắt chướng đờ, mắt nhìn lệch về bên phải hoặc bên trái, con ngươi mắt lộ ra trơ trơ, không động đậy.
7. Phản: là cổ gáy cứng đờ, uốn ván, ưỡn mình.
8. Dẫn: là tay chân co kéo, giương tay như giương cung.
Cấp kinh hay mạn kinh đều có những trạng thái nói trên. Nhưng bệnh được chia ra thuộc dương chứng và âm chứng. Đó là theo nguyên lý: dương động mà nhanh; âm tĩnh mà chậm. Hễ bệnh phát nhanh, chứng trạng hữu dư là thuộc dương, thuộc nhiệt, thuộc thực, đều gọi là cấp kinh phong.
Nguyên nhân:
- Cơ thể da dẻ của trẻ còn non yếu nên dễ cảm nhiễm tà khí phong hàn từ ngoài theo kinh mạch vào trong mà hóa nhiệt, hóa hỏa, nhiễu động can đởm phát ra chứng kinh.
- Do ăn uống, bú mớm không thận trọng. Sữa, thức ăn bị kết tụ lại ở dạ dày, đường ruột làm khí cơ bị tắc nghẽn, khí biến thành hỏa, hỏa hóa ra phong đờm gây thành bệnh kinh.
- Trẻ con thần khí còn yếu ớt hay kinh sợ bỗng đột nhiên gặp phải sự kích thích mạnh ở bên ngoài hoặc bị té ngã, kinh sợ đều có thể gây phát sinh chứng kinh phong.
Đông y trị bệnh kinh phong (Kỳ I)
Vị trí huyệt: - Bách hội: giao điểm đường nối 2 đỉnh tai và đường giữa đầu.- Đại trùy: nằm trên đốc mạch, ngay tại điểm dưới gai đốt sống cổ thứ 7.- Thập tuyên: ở đầu mút 10 ngón tay, cách móng tay độ 0,1 tấc.- Nhân trung: nằm tại ranh giới 1/3 phía trên và 1/3 đoạn giữa rãnh nhân trung nối chính giữa mũi với điểm vành môi trên.
Triệu chứng: Chứng cấp kinh phong chủ yếu trên lâm sàng là phát bệnh nhanh, sốt cao, thần chí hôn mê, hai mắt trực thị, răng cắn chặt, cổ gáy cứng đờ, chân tay co giật, biểu hiện 4 chứng: nhiệt (co giật), đờm (trực thị), phong (méo mồm), kinh (cứng đờ).
Phép chữa: Tùy tình trạng lâm sàng mà dùng bài thuốc thích hợp.
Cảm nhiễm khí độc của phong hàn:
Bình can tức phong, lương huyết giải độc, thanh tâm dưỡng âm.


Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Đông y bàn về chứng ôn dịch

Đông y bàn về chứng ôn dịch
Quả cau cho vị thuốc binh lang.
Ôn dịch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do cảm nhiễm dịch lệ gây ra, có đặc điểm bệnh tình nguy hiểm, lây lan mạnh.
Nguyên nhân do cảm nhiễm dịch lệ, bệnh tà nhanh chóng xâm phạm lấn át mô nguyên, chính khí chống đỡ với tà khí gây sốt, tà hóa táo truyền vào dương minh, gây nhiệt kết ở phủ vị gây nên sốt cao bụng đầy cứng. Sau đây là một số bài thuốc điều trị tùy theo triệu chứng bệnh ôn dịch:
Tà lấn át mô nguyên
Triệu chứng: Bệnh mới phát sốt cao sợ lạnh, sau sốt không sợ lạnh, sốt liên tục cả ngày và đêm, buổi chiều sốt cao hơn, nhức đầu, đau người, lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng rộp như phấn. Mạch sác.
Cơ chế bệnh sinh: Tà ở bán biểu bán lý, chính khí giao tranh có xu hướng ra biểu nên sốt cao không sợ lạnh, nhiệt uất lại gây mạch sác, lưỡi đỏ.
Phương pháp điều trị: Thấu đạt tà ở mô nguyên.
Tà truyền vào dương minh
Dương minh khí nhiệt
Triệu chứng: sốt cao, khát, ra mồ hôi nhiều, rêu lưỡi vàng. Mạch hồng sác.
Cơ chế bệnh sinh: Dịch tà ở bán biểu bán lý đã hóa táo truyền vào dương minh thiêu đốt phần khí gây sốt cao, khát. Mạch hồng sác.
Phương pháp điều trị: Thanh tiết nhiệt ở dương minh.
Nhiệt kết ở vị phủ
Triệu chứng: Sốt về chiều nặng hơn, bực dọc, khát, hơi thở nóng, lưỡi xám đen, nổi gai.
Cơ chế bệnh sinh: Tà đã hóa hỏa, đại nhiệt, đại thực, âm dịch bị thiêu đốt khô kiệt. Nặng nhiệt có các triệu chứng: bụng đầy, cứng đau.
Phương pháp điều trị: Cấp hạ thực nhiệt cứu âm dịch kiệt.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chứng can huyết hư trong Đông y

Chứng can huyết hư trước hết là do mất huyết quá nhiều, hoặc nguồn sinh hóa ra huyết kém, hoặc do ốm đau lâu ngày can huyết bị hao thương, khi can huyết bất túc, cân mạch mất đi sự nuôi dưỡng, dẫn đến cân mạch co rút, mắt kém, móng tay, móng chân giòn dễ gãy, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế... Chứng can huyết hư thường gặp trong các bệnh như: hư lao, bất mị (ngủ kém), huyễn vựng, tước manh, ma mộc, đối với phụ nữ thì thống kinh, kinh nguyệt không đều...
Triệu chứng lâm sàng
Chứng can huyết hư trong Đông y
Cây và quả mộc qua.
Đối với chứng can huyết hư sắc mặt thường xanh bợt, hoặc vàng bủng, cơ thể gầy còm, hai mắt khô, hay quáng gà, hoặc nhìn lờ mờ không thấy rõ, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại, cân mạch co rút, móng tay, móng chân không tươi nhuận. Đối với phụ nữ thì kinh nguyệt lượng ít, huyết nhạt, bế kinh, miệng môi, chất lưỡi trắng nhợt, mạch tế hoặc huyền tế...
Chứng can huyết hư thường gặp trong nhiều loại bệnh chứng, trên lâm sàng triệu chứng cũng không giống nhau.
Chứng can huyết hư là nói đến sự bất túc vì can chứa huyết, chủ về xơ tiết, can lấy huyết làm gốc, thể âm mà dụng dương, nếu huyết đầy đủ thì can có chỗ chứa, chức năng xơ tiết của can mới được bình thường, nếu can huyết bất túc, can mất đi sự nuôi dưỡng, sự xơ tiết của can kém đi từ đó xuất hiện các chứng như: ngực sườn trướng đầy hay xuất hiện ấm ức, không vui, có khi rầu rĩ, tự nhiên muốn khóc, đó là do can khí uất kết. Do huyết hư dương không đứng vững, hư nhiệt từ trong sinh ra, dẫn đến can dương thượng cang, tính tình nóng nảy, hay giận dữ, thường xuyên mất ngủ, khi ngủ hay mê, hoa mắt chóng mặt, đầu trướng đau.
Mặt khác can tàng huyết, thận chứa tinh, tinh và huyết sinh ra cùng một nguồn. Do chứng can huyết hư lâu ngày thường dẫn đến thận tinh hư suy xuất hiện các chứng như: lưng gối mềm yếu, chóng mặt ù tai, rụng tóc, răng lồi lên. Nam giới thì sinh dục kém, nữ giới thì không thụ thai, đó là chứng can thận hư tổn.
Khi can huyết hư, khí cơ không thông sướng, huyết đi sáp trệ dẫn đến khí trệ huyết ứ mà xuất hiện các triệu chứng như: mạng sườn đau nhói cố định, da nổi vảy, ria lưỡi ứ huyết, làm cho bệnh kéo dài khó điều trị.
Phương pháp điều trị
Chứng can huyết hư trong bệnh kinh nguyệt không đều của phụ nữ
Nguyên nhân: Do can huyết bất túc, huyết hải trống không, huyết không đầy đủ để ra đúng kỳ kinh.
Triệu chứng lâm sàng: Kỳ kinh ra muộn, lượng kinh ít, chất loãng, có trường hợp bế kinh.
Phương pháp điều trị: Bổ can, dưỡng huyết, điều kinh.
Do can huyết hư sinh ra chứng thống kinh
Nguyên nhân bệnh: Do can huyết bất túc làm tổn thương thận tinh, hai mạch xung nhâm đều hư, bào mạch mất đi sự nuôi dưỡng mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: Trong khi hành kinh hoặc sau kỳ kinh bụng dưới đau âm ỉ, thích xoa bóp, chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi, mạch trầm huyền mà tế.
Phương pháp điều trị: Điều bổ can thận.
Do can huyết hư sinh ra chứng hư lao
Nguyên nhân bệnh: Do can huyết bất túc, cân mạch không được nuôi dưỡng mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: Thể trạng gầy còm, sắc mặt không tươi tỉnh, tay chân mình mẩy tê dại, gân mạch co rút, móng tay, móng chân khô giòn, biến dạng.
Phương pháp điều trị: Bổ huyết dưỡng can.
Do can huyết hư mà sinh ra chứng tước manh (quáng gà)
Sách Bút hoa y kinh viết: Can bị hư là do thận thủy không hàm được mộc dẫn đến thiếu huyết, mạch ở tả quan tất phải mạch nhược, hoặc đại mà rỗng không, xuất hiện chứng hiếp thống, chóng mặt, mắt khô, đau vùng xương quầng mắt.
Nguyên nhân bệnh: Do can huyết bất túc, thanh khiếu không được nuôi dưỡng mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: Khi nhìn vào mắt thường tối sầm lại, chập tối bị quáng gà, hai tròng mắt bị khô sáp mà đau lan toả đến xương quầng mắt.
Phương pháp điều trị: Tư can dưỡng huyết.
Do can huyết hư sinh ra chứng bất mỵ
Nguyên nhân bệnh: Do can huyết bất túc, thần thức không được nuôi dưỡng, hồn không có chỗ ẩn náu mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: Mất ngủ, hay mê, dễ sợ hãi, chóng mặt, hoa mắt, mạch huyền tế.
Phương pháp điều trị: Dưỡng huyết, bổ can, an thần.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chứng dương hư trong Đông y

Chứng dương hư thường gọi là chứng hư hàn, là tên gọi chung cho các trường hợp dương khí bất túc, cơ năng suy thoái, các cơ quan trong cơ thể không được sưởi ấm. Nguyên nhân chủ yếu do tiên thiên phú bẩm bất túc, do đau ốm lâu ngày thể trạng hư yếu hoặc do hàn tà xâm phạm vào cơ thể làm tổn thương dương khí. Trong trường hợp này nói đến dương khí bất túc toàn cơ thể, chứng dương hư thường gặp trong các bệnh như: thuỷ thũng, tiết tả, tâm quý, hư lao.
Triệu chứng lâm sàng
Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt thường trắng bệch, sức yếu hay mệt mỏi, do thiếu khí nên hay hụt hơi, biếng nói, tự ra mồ hôi, miệng nhạt không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi trắng nhạt, mạch hư trì hoặc trầm nhược. Cần phân biệt với các chứng khí hư, chứng lý hàn thực, chân nhiệt giả hàn.
Chứng dương hư phần nhiều phát sinh ở những người có thể trạng phú bẩm bất túc, tuổi cao thể lực suy kém, hoặc ốm lâu ngày điều trị và nuôi dưỡng không tốt, bệnh thường nhẹ về mùa hạ vì được dương khí của trời đất hỗ trợ, còn mùa đông do âm khí nhiều hơn nên bệnh nặng hơn. Trong quá trình bệnh lý, chứng dương hư thường biểu hiện hai tình huống: Một là âm dương nương tựa vào nhau, vì dương hư lâu ngày thì tổn hại đến âm và sinh ra chứng âm dương đều hư cho nên trên lâm sàng có biểu hiện của dương hư như: sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi yếu sức; nhưng cũng có biểu hiện của chứng âm hư như: triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt. Hai là do dương khí bất túc, sự vận hoá kém nên trọc âm tích tụ thuỷ thấp tắc nghẽn, đình trệ ẩm ngưng đọng, có thể sinh ra chứng huyết ứ...
Chứng dương hư trong Đông y
Câu kỷ tử.
Phương pháp điều trị
Bệnh tiết tả xuất hiện chứng dương hư:
Nguyên nhân: Do đi tả lâu ngày làm tổn thương phần dương của tỳ vị làm chức năng vận hoá của tỳ vị kém, hoặc thận dương bất túc mệnh môn hoả suy yếu mà sinh ra chứng dương hư.
Triệu chứng lâm sàng: Vùng bụng đau, sợ lạnh, sôi bụng, đại tiện lỏng, mạch trầm tế vô lực...
Phương pháp điều trị: Ôn dương chỉ tả.
Chứng dương hư sinh ra bệnh thủy thũng
Nguyên nhân: Do tỳ dương hư không vận hóa, dẫn đến thủy thấp không lưu thông. Hoặc do thận dương bất túc mất chức năng khí hóa mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: Từ lưng trở xuống phù thũng nặng, ấn tay vào thì lõm sâu một lúc lâu mới hồi phục, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, tiểu tiện sẻn, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm tế.
Phương pháp điều trị: Ôn dương lợi thủy.
Chứng dương hư trong bệnh tâm quý
Nguyên nhân: Do tâm dương không mạnh mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng: Chóng mặt, hồi hộp, cơ thể lạnh, tay chân lạnh, sức yếu, tinh thần mệt mỏi, lưỡi trắng, mạch tế nhược sác.
Phương pháp điều trị: Bổ tâm dương.
Chứng dương hư xuất hiện hư lao
Nguyên nhân: Do tỳ dương bất túc, chức năng vận hoá kém hoặc thận dương hư bất túc, mệnh môn hoả suy yếu mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng: Sợ lạnh, tay chân lạnh, mỏi mệt, hụt hơi, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.
Phương pháp điều trị: Ôn dương phù chính.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nội dưỡng công và cường tráng công trong đông y (Kỳ II)

Tác dụng của cường tráng công chủ yếu xác định cách ngồi, cách nằm làm cho các cơ nhục, các khớp ở tay, chân, thân thể và tạo thành một tư thế nhất định, kết hợp với phép thở, tập trung ý thức nhằm nâng cao sinh khí trong cơ thể, từ đó mà có hiệu quả trong chữa một số tật bệnh và nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
Tư thế
Cách ngồi:
- Ngồi xếp bằng đơn (hình 1):
Nội dưỡng công và cường tráng công trong đông y (Kỳ II)
Cách ngồi xếp bằng đơn.
Nội dưỡng công và cường tráng công trong đông y (Kỳ II)
Cách ngồi xếp bằng kép.
Ngồi lưng thẳng tạo thành một góc vuông với nền sàn, chân xếp bằng tròn, đùi bên trái gác lên đùi bên phải, hoặc đùi bên phải gác lên đùi bên trái, có thể tùy thói quen của từng người sao cho thuận lợi và thoải mái.
- Ngồi xếp bằng kép (hình 2):
Ngồi lưng thẳng tạo thành một góc vuông với nền sàn, chân bên trái đặt lên đùi bên phải, lại lấy chân bên phải đặt lên đùi bên trái, hai lòng bàn chân ngửa lên.
- Ngồi xếp bằng tự nhiên:
Hai đùi giao chéo nhau, xòe ra như chữ bát, tùy ý đặt đùi cho bằng, ngồi một cách tự nhiên thoải mái.
3 phương pháp trên, ngoài những điểm đã kể ra, đều cần phải có đủ những chỗ chung nhau như: mông ngồi ngay thẳng yên ổn, hơi đưa ra phía sau một chút, để cho đốt xương sống không co lại, ngực hơi cúi về phía trước, tạo thành tư thế xuôi vai xuống, khép ngực lại, hai tay nhè nhẹ nắm chắp lại đặt lên trước bụng dưới, lấy 4 ngón tay bên này nắm nhẹ 4 ngón tay bên kia, hai ngón tay cái giao chéo với nhau, hai tay nắm nhau, phải trái tùy ý; hoặc hai tay bỏ ra hai bên, nhè nhẹ đặt lên hai đùi, bàn tay úp xuống bằng phẳng một cách tự nhiên; đầu ngay thẳng, hơi cúi về phía trước một chút, tập để cho tai như không nghe gì, hai mắt hơi nhắm lại, để lộ ra một ít tia sáng, mắt nhìn xuống đầu sống mũi, miệng mím lại cho tự nhiên, chú ý vào đan điền, thở ra hít vào bằng mũi.
Cách nằm:
Cũng giống như cách nằm của phép Nội dưỡng công.
Phương pháp
Cách thở phổ thông:
Dùng mũi để thở ra hít vào cho tự nhiên không nên để ý về hơi thở làm cho hơi thở hòa hoãn, dần kéo dài hơi thở, cong đầu lưỡi thúc lên hàm trên, làm cho nước bọt trong miệng chảy ra càng nhiều càng tốt và có thể từ từ nuốt xuống. Phép này thường dùng cho những người mới bắt đầu luyện công, tuổi già sức yếu, bệnh tật nghiêm trọng.
Cách thở sâu:
Khi thở cần êm, nhỏ, sâu, dài, mục đích không nghe tiếng thở là được. Thời gian thở ra và hít hơi vào bằng nhau, không cần cách khoảng, khi mới luyện phải tự nhiên, kiên trì, từ từ tiến hành thở.
Cách này thích ứng cho những người tinh thần không tập trung mà sức khỏe đang còn dồi dào, bị tăng huyết áp, hoặc người hay bị đại tiện táo kết.
Cách thở ngực:
Khi hít hơi vào làm cho ngực nở lên, bụng dưới thu xẹp lại, khi thở ra làm cho dưới bụng phình lên, ngực thu xẹp lại. Thở ra hít vào phải đạt được 5 điểm yêu cầu: yên ổn, nhẹ, sâu, dài và lặng, để cho tự nhiên, tuyệt đối không nên miễn cưỡng, khoảng giữa khi thở ra hít vào không nên nín thở.
Phép này chỉ dùng cho người thân thể to mập nhanh nhẹn, cần luyện công để chữa bệnh hoặc nâng cao sức khỏe.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nội dưỡng công và cường tráng công trong đông y (Kỳ I)

Nội dưỡng công và cường tráng công là một phương pháp khí côngkhá đơn giản, dễ tập luyện mà hiệu quả cao. Nội dưỡng công, cường tráng công thuộc thể loại tĩnh công, nghĩa là khi luyện công cơ thể hoàn toàn bất động. Tuy vậy tạng phủ kinh lạc lại vận động rất mạnh mẽ, cho nên tĩnh công trên thực tế là ngoại tĩnh nội động. Bài viết này xin giới thiệu phương pháp tập luyện nội dưỡng công và cường tráng công để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Nội dưỡng công
Tác dụng của nội dưỡng công chủ yếu xác định cách thư giãn toàn bộ các cơ nhục ở tay, chân, thân thể và tạo thành một tư thế nhất định, kết hợp với phép thở, nhẩm một câu chú để tập trung ý thức (ý thủ) nhằm nâng cao sinh khí trong cơ thể từ đó mà có hiệu quả trong chữa bệnh.
Tư thế
Cách nằm :
Nội dưỡng công và cường tráng công trong đông y (Kỳ I)
Trước khi nằm, cần chuẩn bị một cái giường bằng gỗ cứng trải đệm cho bằng phẳng, để cho tư thế chính xác, gối đầu cần đặt cho vừa, khi trời lạnh nên lấy vải hay chăn đắp chân, nằm nghiêng (nằm nghiêng bên nào cũng được), đầu hơi thấp về phía trước, gối đầu lên gối cho bằng phẳng, hai mắt nhắm lại, để hơi lộ ra một tia sáng nhỏ, mắt nhìn vào đầu sống mũi, tập trung ý thức vào đan điền (ở dưới rốn 1 thốn 5 phân), tập cho tai lãng quên như không nghe thấy gì, miệng ngậm lại tự nhiên, thở đều nhẹ nhàng bằng mũi, cánh tay phía trên duỗi ra một cách rất tự nhiên, úp bàn tay xuống đùi, tay phía dưới để lên cái gối, mở ra tự nhiên, để ngửa bàn tay lên, cách xa đầu khoảng 2 thốn, lưng hơi uốn ra phía trước, đùi bên dưới duỗi ra hơi cong cong một cách tự nhiên, đùi bên phải co lại 1200, chồng lên trên đùi bên dưới. Xếp đặt tư thế xong, thì bắt đầu tập trung ý thức vào đan điền, rồi tiến hành phép hô hấp (Hình vẽ 1).
Cách ngồi :
Trước khi ngồi chuẩn bị một chiếc ghế đẩu vuông, bằng phẳng rộng, sau khi ngồi xuống, đầu gối co lại 900, bàn chân không được bỏ thõng (nếu thấy không vừa thì dưới bàn chân có thể dùng miếng gỗ hay viên gạch kê), người ngồi ngay thẳng yên ổn trên ghế, cố định tư thế cho tốt, không nên đưa người về phía trước, phía sau và hai bên, đầu hơi cúi về phía trước, đặt mông ngồi bằng phẳng thân mình với hai đùi trên làm thành góc 90o, hai đùi mở ra, hai chân và hai vai rộng ngang nhau, người béo thì hai đùi cách nhau rộng hơn, đầu gối co lại 900, hai ống chân không nên co về phía sau hay phía trước, hai bàn chân để cho bằng nhau sát đất, hai tay đặt lên trên hai đùi, bàn tay úp xuống cho bằng phẳng tự nhiên, nửa người trên không ưỡn ra phía sau, xuôi vai xuống ép ngực lại. Khi ấy tập trung vào đan điền rồi bắt đầu thở còn tư thế của tai, mắt, miệng, mũi cũng như cách nằm.
Nằm ngửa :
Nội dưỡng công và cường tráng công trong đông y (Kỳ I)
Ngoài các vật liệu cần dùng cho cách nằm ra, lại phải dùng thêm một cái chăn bông hoặc cái đệm, kê cao đầu và ngửa người bên trên lên thành như hình cái bục dốc, đầu kê cao 25 phân, dưới vai kê cao 5 phân, dùng cách nằm ngửa, đầu phải được ngay thẳng, không nên để lệch sang hai bên, tập trung ý thức vào đan điền, rồi bắt đầu thở, hai đùi duỗi ra một cách tự nhiên và đều nhau, đầu chót hai bàn chân ngón chân ngược lên, hai cánh tay duỗi thẳng ra cho tự nhiên, đặt vào phía ngoài hai đùi; tư thế của mặt, tai, mắt, miệng, mũi cũng như cách nằm, hai mắt cũng để hé lộ một ít để thấy tia sáng, nhìn thẳng xuống đầu chót ngón chân.
Phương pháp
Cách thở:
Môi miệng hơi mím lại, thở ra hít vào bằng mũi, miệng nhẩm câu chú, khi hít hơi vào thì đầu lưỡi uốn lên thúc vào hàm trên, sau khi đã hít hơi vào, nửa chừng nên nín hơi lại một chút, đầu lưỡi nên uốn lên thúc vào hàm trên, sau khi đã hít hơi vào, nửa chừng nên nín lại một chút, đầu lưỡi không được máy động, vẫn cứ để dính ở hàm trên, khi thở hơi ra, thì đầu lưỡi buông xuống cho hơi thở ra. Cứ như thế mà làm đi làm lại cách thở. Thời gian nín thở lâu hay chóng có thể căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh mà chỉ định cho phù hợp.
Nhẩm câu chú:
Khi thở người bệnh miệng phải nhẩm câu chú, bắt đầu nhẩm câu 3 chữ, sau căn cứ vào tình trạng của người bệnh, mà thêm dần lên hay không thêm, nhiều cũng không được quá 9 chữ, phương pháp cụ thể là khi nhẩm một chữ đầu thì hít hơi vào, khi nhẩm đến chữ giữa thì nín thở, số chữ ở khoảng giữa càng nhiều, thời gian nín thở càng lâu, nhẩm đến chữ cuối cùng thì thở hơi ra. Câu chữ dùng thường là: "Ta yên tĩnh", "Ta ngồi yên tĩnh". Đến câu chữ nhiều nhất như: "Ta ngồi yên tĩnh thân thể khỏe mạnh", hoặc "Ta ngồi yên tĩnh thân thể mới khỏe mạnh".
Cách thở áp dụng trong 3 chữ "Ta yên tĩnh" tiến hành như sau: Khi bắt đầu nhẩm chữ "ta" thì đầu lưỡi uốn lên, thúc sát vào hàm trên, khi nhẩm đến chữ "yên" thì nín thở, đầu lưỡi vấn cứ dính vào hàm trên không động, khi nhẩm đến chữ "tĩnh" thì buông đầu lưỡi xuống rồi thở ra.
Tập trung ý thức vào đan điền:
Tập trung ý thức vào đan điền là làm cho người bệnh tập trung tư tưởng để chuyên tâm luyện công. Bắt đầu khi mới luyện công, chú ý tập trung giữ cho tinh thần hướng vào đan điền, khi hít hơi vào cũng phải có ý thức đưa xuống đan điền, trải qua khoảng 20 ngày, người bệnh tự thấy khi mình hít hơi đã thấu suốt đến đan điền, rồi sau đó có thể đem phép "tập trung ý thức vào đan điền" đổi sang "tập trung ý thức vào ngón chân cái", lại trải qua một thời kỳ, nếu đã cảm thấy ngón chân có hiện tượng phát nóng, tư tưởng của người bệnh đã tập trung, tâm tình đã yên tĩnh, lòng nghĩ vơ vẩn đã hết thì cũng có thể bỏ phép tập trung ý thức đi, nếu chưa đạt được như thế thì phải tập lại từ đầu cho tới khi tập trung ý thức vào ngón chân, vào đan điền theo ý muốn.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chứng mộng giao

Phụ nữ khi đang trong "giấc nồng" mơ thấy quan hệ tình dục với nam giới, y học cổ truyền gọi là mộng giao hay bạch dâm. Khi đó từ trong âm đạo chảy ra một chất dịch màu trắng hoặc vàng, hiện tượng này ứng với chứng "mộng tinh" ở nam giới... Mộng giao là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ. Bệnh này cần phải chữa trị để khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần nhất là đối với phụ nữ có thai, chứng mộng giao dễ dẫn đến đẻ non.
Chứng mộng giao do nhiều nguyên nhân gây ra với các thể bệnh và biểu hiện khác nhau, với mỗi thể bệnh, y học cổ truyền có bài thuốc và cách ăn uống để điều trị cụ thể.
Liệu pháp ẩm thực chữa chứng mộng giao
Cháo ý dĩ.
Thể thận âm hư nội nhiệt:Mộng giao, khi tỉnh lại mỏi lưng hoặc ngũ tâm nóng bứt rứt, miệng khô, tai ù, ngủ ít, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch nhỏ.
Thể tâm can hỏa vượng: Sau khi ngủ mơ giao hợp từ âm đạo tiết ra chất đặc dính màu vàng nhạt. Người nóng sốt ruột, tính nóng dễ cáu, miệng khát họng khô, lưng đau nhừ, đại tiện phần lớn bị táo bón, tiểu tiện vàng đỏ. Sắc lưỡi đỏ, nhọn có gai hồng, rêu lưỡi mỏng vàng hoặc vàng nhầy, mạch nhỏ hoặc huyền.
Thể can đởm ẩn nóng: Thỉnh thoảng mộng giao, tỉnh lại sườn phải ngâm ngẩm đau, miệng đắng, uể oải mệt mỏi, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch hơi huyền.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317