Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Ứng dụng thuyết âm dương ngũ hành trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Âm dương ngũ hành là học thuyết vừa để lý giải vừa để ứng dụng các hiện tượng trong thiên nhiên và đời sống con người. Bài viết này xin được giới thiệu việc ứng dụng thuyết Âm dương ngũ hành của Danh y Hải Thượng Lãn Ông trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.



Thiên thiên và hậu thiên
Căn cứ vị trí bát quái trong Hậu thiên đồ (hình H1), Danh y Hải Thượng Lãn Ông xây dựng nên thuyết “Tâm thận” (ứng với hai quái Ly – Khảm) và phương pháp dùng hai bài Lục vị và Bát vị để bổ Thuỷ, Hoả làm gốc.
Trong Y học cổ thì danh từ “Tiên thiên” là khí huyết của cha mẹ khi con người mới được thụ thai chưa hình thành, còn danh từ “Hậu thiên” là khi con người đã hình thành được nuôi dưỡng. Vì vậy khi nói đứa trẻ “Tiên thiên bất túc” là nói đứa bé khi sinh ra ốm yếu do khí huyết của cha mẹ không đủ. Còn nói “Hậu thiên bất túc” nghĩa là đứa trẻ ốm yếu do nuôi dưỡng không tốt.
Bát quái và ngũ tạng
Hải Thượng Lãn Ông viết: “Người bắt đầu thụ thai ở mạch nhâm, ở đốt sống thứ 7. Thai ở giữa rỗng có một mầm như nhị sen thẳng, mầm ấy là cuống rốn. Nhị sen là hai thận, ở giữa hai thận là mệnh môn. Mệnh môn là cửa của sinh mệnh, là một hào dương thuộc về Hoả, đóng ở giữa hai hào âm thuộc về Thuỷ.
Mệnh môn Hoả (Một hào Dương đóng giữa hai hào Âm).

Thuỷ sinh ra Mộc mới thành Can. Mộc sinh Hoả mới thành Tâm, Hoả sinh Thổ mới thành Tỳ, Thổ sinh Kim mới thành Phế. Năm tạng Thận, Can, Tâm, Tỳ, Phế hình thành rồi tiếp theo là Lục phủ. Thận là gốc của Phủ tạng, là căn bản của 12 kinh lạc, chủ chốt của sự thu nạp khí, nguồn của Tam tiên, thân người từ đó mà hình thành.
Dựa vào sự sinh, khắc, hợp, hình của Ngũ hành, Hải Thượng Lãn Ông đã xây dựng lý thuyết điều trị chủ về Thuỷ, Hoả nổi tiếng theo Dịch lý “Hậu Thiên đồ” trong đó hai quái Ly – Khảm ở trục Nam - Bắc. Ly ứng với tạng Tâm chủ Hoả, Khảm ứng với tạng Thận chủ về Thuỷ. Hải Thượng viết: “Tạng Tâm thuộc về Ly, có một hào âm ở giữa hai hào dương.
Trong Tâm có máu đỏ tức là chân Âm, còn tạng Thận thuộc quẻ Khảm có hào dương ở giữa hai hào âm. Trong tạng Thận chứa màng trắng tức là chân Dương vậy. Theo Kinh dịch thì Thuỷ phải bốc hơi lên, Hoả phải chiếu xuống thì mới trôi chảy (Đây là quẻ Ký tế (có hình), Khảm trên, Ly dưới). Theo Hải Thượng Lãn Ông thì hai quả thận cũng là một “Đồ thái cực”. Giữa “Đồ thái cực” có một điểm gọi là Mệnh môn (giữa hai quả thận). Mệnh môn này là Hoả nhưng Hoả vô hình khác Hoả ở tâm (quẻ Ly) là Hoả hữu hình.
Tiên thiên đồ và Hậu thiên đồ
Trong “Tiên thiên đồ” của Kinh dịch, vị trí phương Nam chủ Hoả vốn là vị trí Hoả của quẻ Kiều là quẻ thuần Dương vì vậy trong “Hậu thiên đồ” quẻ Ly thay thế vị trí quẻ Kiều, Hoả Hậu thiên bắt nguồn từ Hoả Tiên thiên.
Hải Thượng phân biệt “Hoả Hậu thiên” với “Hoả tiên thiên” như sau: “Người sinh ra ở Hộ Dần mà Dần là mẹ đẻ của Hoả (Mộc sinh Hoả), Hỏa là gốc để sinh ra mệnh”. Từ đó ông đi đến áp dụng vào điều trị bằng hai bài thuốc “Bổ Thuỷ Hoả” tức là Lục vị và Bát vị rồi gia giảm để chữa nhiều căn bệnh khác nhau.
Chú giải
Vòng trong là Tiên thiên bát quái
Vòng ngoài là Hậu thiên bát quái
Như vậy cùng trục Nam – Bắc, nếu sử dụng Tiên thiên bát quái thì nó là Càn – Khôn còn dùng Hậu thiên bát quái nó là Ly Khảm. Bản chất của Nam là Hoả và Bắc là Thuỷ do vậy nói Hoả Hậu thiên bắt nguồn từ Hoả tiên thiên là chính xác.

1 nhận xét: