Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Cấp cứu đột quỵ bằng y học cổ truyền


Trong các chứng tai biến mạch não, việc  xử lý cấp cứu có tác dụng ngăn chặn xuất huyết và phục hồi nhanh dòng máu lưu thông đến não có ý nghĩa quyết định  trong  điều trị và phục hồi hoàn toàn căn bệnh này.
Tai biến mạch não là một thể rối loạn tuần hoàn não cấp, dễ dẫn đến tử vong do việc cung cấp máu lên một phần não bị gián đoạn.  Việc gián đoạn dòng máu lên não có thể do vỡ mạch máu não, hoặc do hình thành một cục máu đông, hay do xơ vữa làm nghẽn mạch máu não.  Bệnh thường xảy ra khi người bệnh trải qua một sự thay đổi không khí đột ngột từ nóng sang lạnh, bị gió lùa, sau một nỗ lực gắng sức, sau khi uống rượu hoặc bị một xúc động mạnh.
Nhận dạng nguy cơ tai biến mạch máu não
Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột nên còn gọi là đột quỵ.  Triệu chứng thần kinh xảy ra tương ứng với khu vực não không được cung cấp máu.  Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán…  Có thể nhức đầu hoặc không.  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra.  Dấu hiệu này có thể làbuồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Qua nghiên cứu và tổng hợp những triệu chứng thường gặp nhất, người ta đưa ra một phương pháp trắc nghiệm nhanh dựa trên 3 tiêu chuẩn STR để nhận dạng một người đang có nguy cơ bị đột quỵ cần phải xử lý.  STR là các ký tự đầu của 3 từ Smile (mỉm cười), Talk (nói) và Raise (nâng lên).  Do đó, cần xử lý cấp cứu và chuyển viện ngay nếu một người  đột nhiên xảy ra một trong 3 triệu chứng:
Smile.  Hãy thử mỉm cười.  Người này không thể mỉm cười được.
Talk.  Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp.  Người này không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.
Raise.  Hãy yêu cầu người đó nâng hai cánh tay hoặc hai bàn tay lên thì  họ không thể nâng được hai cánh tay, hoặc yếu hay liệt hẳn một bên.

Tại sao cần xử lý cấp cứu tại chỗ ?

Thống kê cho thấy khoảng phân nửa số người đột quỵ bị tử vong là do không được cứu chữa kịp thời trong vòng 3 giờ đầu tiên kể từ khi triệu chứng xảy ra.  Nghiên cứu của Bác sĩ Jeffrey L. Saver tại trường Đại học California, Hoa Kỳ cho biết cứ mỗi phút trôi qua mà chưa được điều trị não sẽ mất đi 1,9 triệu tế bào thần kinhdẫn đến mất đi 14 tỉ synap (chỗ nối thần kinh) và khoảng 7,5 dặm các sợi thần kinh!  Do đó, cần phải nhanh chóng giải toả chỗ bế tắc để phục hồi việc tưới máu lên não.  Điều khó khăn là việc tiếp cận kịp thời một cơ sở y tế chuyên môn có đủ phương tiện và điều kiện để giải quyết những trường hợp đột quỵ thường nằm ngoài tầm tay của nhiều người.  Không kể những người bệnh ở những nơi hẻo lánh, xa thầy xa thuốc, ở nhiều vùng đô thị, việc đưa đến các cơ sở đa khoa và các phòng mạch thông thường chỉ được làm chậm trễ và tuột khỏi cơ hội cứu sống người bệnh.
Ngoài ra, nếu chưa được xử lý thích hợp, việc di chuyển, xê dịch người bệnh còn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết.  Ngược lại, một số biện pháp xử lý nhanh của y học dân gian nhằm khu phong hoá ứ và kích hoạt lưu thông khí huyết ở vùng đầu thường  tỏ ra khá hữu dụng trong những trường hợp này.
Xử lý cấp cứu
Khi nhận ra một người đang có dấu hiệu đột quỵ, dù người đó đang còn ngồi, đứng hay đã quỵ xuống, đã hôn mê hay còn ý thức, người bên cạnh hãy bình tĩnh và thực hành lần lượt các bước sau đây trước khi chuyển họ đến cơ sở chuyên môn cần thiết.
Đặt bệnh nhân nằm xuống nhẹ nhàng.  Tránh tối đa việc xê dịch người bệnh để không làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết.
Tìm ngay một cây kim khâu.  Hơ đầu kim vào lửa để sát trùng.
Lần lượt chích lễ 10 đầu ngón tay của người bệnh.  Dùng bàn tay trái giữ lấy lóng cuối chỗ gần đầu ngón tay người bệnh, dùng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải cầm kim chích nhanh vào chỗ cao nhất của đầu ngón tay người bệnh.  Rút kim ra và nặn nhẹ từ chỗ đã chích ra một hay hai giọt máu.  Những đầu ngón tay là vị trí của huyệt Thập tuyên, nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh rất nhạy cảm.  Theo thuyết phản xạ thần kinh cũng như thuyết toàn đồ, đầu ngón tay tương ứng với phần đầu của cơ thể và đỉnh nhọn của ngón tay ứng với huyệt Bách hội ở đỉnh đầu.  Ngoài ra, động tác chích lễ lại có tính “tả” và kích thích rất mạnh.  Do đó, có thể nói chích lể các đầu ngón tay là biện pháp đặc hiệu để kích thích tỉnh thần và khu phong hoá ứ ở khu vực đầu cũng như não bộ.  Động tác này vừa có thể ngăn chặn đột quỵ hoặc phục hồi não từ tình trạng hôn mê lại vừa có thể loại bỏ tức thời yếu tố “phong”, nguyên nhân trực tiếp gây ra tai biến.  Mặt khác, tác động vào các đầu ngón tay cũng là gián tiếp tác động vào huyệtBách hội nên có ý nghĩa kích hoạt sự thăng giáng của các đường kinh dẫn đến thông kinh hoạt lạc, tiêu trệ hoá ứ, giúp giải quyết việc ứ huyết và điều hoà kinh khí toàn thân. Đợi vài phút sau người bệnh sẽ tỉnh lại. Nếu miệng hoặc mắt người bệnh còn méo lệch sang một bên, hãy dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của hai bàn tay vuốt cùng lúc cả hai vành tai người bệnh.  Vuốt từ trên xuống dưới.  Vuốt nhẹ và vuốt liên tục nhiều lần cho đến khi hai vành tai hồng đỏ lên. Dùng bàn tay trái bóp nhẹ vào phần trên của vành tai người bệnh và chích vào chỗ cao nhất của vành tai (huyệt Nhĩ tiêm). Nặn ra một vài giọt máu. Đến đây chúng ta có thể an tâm chuyển người bệnh đến cơ sở chuyên môn để được kiểm soát và chăm sóc các bước tiếp theo để ổn định sức khoẻ lâu dài.  Hầu hết các trường hợp tai biến não được xử lý cấp cứu kịp thời theo phương pháp này đều hồi phục tốt.  Vấn đề còn lại là tuân thủ một chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập hợp lý để tăng cường sức đề kháng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể gây ra đột quỵ như cao huyết áp, cholesterol máu cao, béo phì, tiểu đường.
VÕ HÀ (CTQ số 114)

1 nhận xét: