Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

BẢNG PHÂN LOẠI TÁC DỤNG CỦA TÂN, KỲ HUYỆT - PHẦN 8 - BỆNH PHỔI; GAN-MẬT; LÁ LÁCH - TỤY; THẬN - BÀNG QUANG; HẬU MÔN

Theo quan điểm của Đông y thì con người, trời, đất có quan hệ mật thiết, không thể tách rời trong quy luật của vũ trụ. Con người là một tiểu vũ trụ.SINH, LÃO, BỆNH, TỬ là quy luật mà đời người đều phải trải qua. BỆNH tật trong con người ta đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng của khí hậu, dẫn đến sự biến hóa của KHÍ HUYẾT, KINH LẠC, TẠNG PHỦ, ÂM DƯƠNG.Sự biến hoá này nếu vượt quá phạm vi sinh lí bình thường thì sẽ phát sinh bệnh tật.

Khi phổi bị viêm, các phế nang bị tổn thương khiến dưỡng khí không thể đi vào máu do đó làm cho cơ thể, đầu tiên là vùng não bị thiếu dưỡng khí. 

Hiện nay trong cộng đồng, bệnh viêm phổi vẫn là bệnh có tỷ lệ người mắc cao, vì thế những kiến thức để phòng tránh căn bệnh này trong cộng đồng là vô cùng quan trọng.

Bệnh PHỔI:

  1. Viêm phổi: Phế nhiệt huyệt
  2. Tràn khí màng phổi: Tứ hoa
  3. Lao phổi: Nạn môn; Lục hoa; Bát hoa; Tứ hoa
  4. Lao phổi và các loại lao: Kết hạch huyệt
  5. Viêm phế quản: Định xuyễn; Ngoại định xuyễn; Sùng cốt; Nạn môn; Khí xuyễn; Cự khuyết du; Lục hoa; Bát hoa; Tứ hoa; Trung tuyền; Tân lặc dầu; Phế nhiệt huyệt; Can nhiệt huyệt
  6. Ho:Bách lao; Xích huyệt
  7. Ho gà: Tứ phùng
  8. Hen: Đàm xuyễn huyệt; Xích huyệt; Tân lặc đầu; Tụ tuyền; Nạn môn; Cự khuyết du; Lục hoa; Bát hoa; Trung tuyền; Bản môn
  9. Cơ hô hấp tê dại: Hô hấp điểm
  10. Ngừng hô hấp: Hô hấp điểm

Gan mật là “công xưởng” điều tiết quá trình hấp thụ dinh dưỡng, đồng thời đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Gan là cơ quan đảm nhiệm tới trên 500 chức năng khác nhau trong cơ thể. Gan giải độc cho cơ thể, tham gia vào các quá trình chuyển hóa, điều hòa hệ tiêu hóa và việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Gan cũng “phụ trách” việc cân bằng giữa các chất đường, đạm, mỡ, giúp cơ thể có được điều kiện sức khỏe tốt nhất. 

Gan là nhà máy sản xuất ra dịch mật: một phần được đưa xuống đường mật chính, một phần được dự trữ trong túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp, đẩy dịch mật vào ruột cùng với dịch mật trong đường mật chính để tham gia quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất béo.

Bệnh GAN - MẬT:

  1. Viêm gan: Can nhiệt huyệt; Bát chuỳa hạ; Can viêm điểm; Tỳ nhiệt huyệt; Can tâm châm
  2. Gan sưng to: Can thất; Can phòng
  3. Đau vùng gan: Can thất; Can phòng; Can tam châm
  4. Bệnh Gan mật: Khu biên; Trọc dục
  5. Gan lách sưng to: Bĩ căn; Huyết phủ
  6. Viêm túi mật: Lăng hạ; Can nhiệt huyệt; Kiểu linh
  7. Giun chui ống mật: Lăng hạ; Túc ích thông
Bệnh LÁ LÁCH-TỤY:

  1. Lá lách sưng to, cường lách: Tỳ nhiệt huyệt
  2. Viêm tuyến tụy: Tỳ nhiệt huyệt
Bệnh THẬN - BÀNG QUANG:
Thận có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và các ảnh hưởng đến huyết áp. Nước tiểu từ thận tạo ra rẽ theo hai ống dẫn là niệu quản, rồi chảy xuống bàng quang. Nước tiểu đọng lại đó vài tiếng đồng hồ rồi được đưa ra ngoài theo ống niệu đạo. 

Thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng phụ rất cao, do đó phải tìm ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn. Đau thận gây đau vùng hông, lưng, sát gần xương sườn, có thể gây sốt. Ngoài ra, sự thay đổi màu của nước tiểu cũng do bệnh tại thận.

  1.  Viêm cầu thận: Tử cung
  2. Viêm thận: Thận nhiệt huyệt
  3. Sa thận: Yêu nhỡn; Bĩ căn
  4. Viêm đường tiết niệu: Thận nhiệt huyệt
  5. Viêm bàng quang: Hạ cực du; Tử cung
  6. Căng bàng quang: Yến khẩu; Kinh trung
  7. Bệnh các cơ quan trong hố chậu: Giáp tích L1-S4
  8. Viêm hố chậu: Tử cung; Hạ chùy
  9. Viêm hố chậu mạn: Tân khí huyệt
  10. Đái đêm: Dạ niệu
  11. Bại liệt gây đái không cầm: Hạ trung cực
  12. Bại liệt gây ra trở ngại chức năng bàng quang: Ấm biên
  13. Đái dầm: Can viêm điểm; Di niệu; Dạ niệu; Long môn; Chỉ tả; Trường phong
  14. Tiêu khát: Kim tân; Ngọc dịch; Tụ tuyền; Thiệt trụ; Hải tuyền
  15. Đái đường: Bát chùy hạ; Thân hạ; Tụy du
  16. Bí tiểu tiện: Chỉ tả
  17. Viêm tinh hoàn: Tử cung; Trường di; Yêu nhỡn; Mẫu chỉ lý hoành văn
  18. Di tinh: Trường phong; Di tinh; Huyết phủ
  19. Xuất tinh sớm: Di tinh
  20. Ngứa bộ hạ: Di tinh
  21. Sán khí: Cứu tam giác; Đề thác huyệt
Bệnh HẬU MÔN:



    1. Bệnh tật ở hậu môn: Thập thất chùy hạ
    2. Trĩ: Trúc trương; Trạch hạ; Nhị bạch
    3. Trĩ lòi dom: Bàng cường; Nhị bạch

    1 nhận xét: