Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch

1. đại cương:
-Theo Y học Cổ truyền: cơ chế bệnh sinh chủ yếu của viêm tắc tĩnh mạch là khí - huyết ngưng trệ, mạch lạc trở tắc làm cho tĩnh mạch lớp nông và lớp sâu đều bị tắc; có thể cấp tính hoặc mãn tính. Tuy nhiên, dù tắc tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu, về nguyên tắc đều phải chọn dùng thuốc hoạt huyết, hóa ứ thông lạc. Khi vận dụng cụ thể trên lâm sàng còn phải căn cứ vào thể chất mạnh hay yếu của bệnh nhân, căn cứ vào vị trí sâu hay nông, bệnh hoãn hay cấp, trên cơ sở phân biệt chi tiết chọn dùng các phương thuốc cho phù hợp. Các loại thuốc thường dùng: thanh nhiệt - giải độc, lợi thấp tiêu thũng, ích khí tán hàn.
-Viêm tĩnh mạch lớp sâu tương đối nặng trong thời kỳ cấp tính: nhấn mạnh dùng các thuốc thanh nhiệt - giải độc, lương huyết - hoạt huyết.
-Nếu như khi hình nhiệt đã giảm, huyết ứ trở lạc đã giải, mà thủy thấp lưu trệ, chi thể vẫn còn sưng to (thũng chướng) thì phải căn cứ vào bệnh tình cụ thể mà thay đổi hoặc là dưỡng huyết để thông lạc (hư sinh ứ) hoặc là hoạt lạc để trừ thấp, dùng ít hay nhiều tuỳ theo dùng thuốc khổ hàn thanh nhiệt dài hay ngắn.
-Thời kỳ mãn tính, đa phần có hàn thấp trở lạc, khi trị liệu cần ích khí hoạt huyết và phải chú ý ôn kinh tán hàn.
2. Biện chứng phương trị:
2.1. Viêm tắc tĩnh mạch nông:Thời kỳ cấp tính, có triệu chứng tại chỗ đỏ sưng đông thống, sờ đau cự án, hoạt động chi thể bất lợi, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch tế sác hoặc huyền sác.
- Phương trị: thanh nhiệt - giải độc - lợi thấp hoạt huyết.
- Phương thuốc: “thanh nhiệt lợi thấp thang” gia giảm hoặc “tứ diệu tán’’ hợp “tứ diệu dũng an thang” gia giảm.
2.2. Thể khí hư huyết ứ, mạch lạc ngưng kết:
- Bệnh ở thời kỳ mãn tính do viêm cấp tính kéo dài, tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo dưới da, sờ căng rắn, sắc da tím tía, ấn nhẹ cũng làm cho bệnh nhân đau không chịu được, cơ thể phù nề, rêu lưỡi mỏng nhờn, chất lưỡi có ban điểm huyết ứ, mạch trầm tế mà sáp.
- Phương trị: ích khí hoạt huyết thông lạc tán kết.
- Phương thuốc: “tiểu kim đan gia giảm” (ngoại khoa toàn sinh tập).
Ngũ linh chi 10g Thảo ô 6g
Nhũ hương 8g Mộc miết tử 6g
Bạch dáng hương 8g Địa long 10g
Một dược 8g Đương qui 15g
Hoắc hương. 6g
2.3. Viêm tắc tĩnh mạch sâu.
2.3.1. Thấp nhiệt trở lạc, khí - huyết ứ trệ.
- Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc chất lưỡi hồng, mạch huyền tế hoặc sác.
- Phương trị: thanh nhiệt - lợi thấp - hoạt huyết - thông lạc.
- Phương thuốc: “kỳ đương thang” gia thêm: liên kiều, hoàng bá, chi tử, đan bì để thanh nhiệt - giải độc và lương huyết hoạt huyết.
Nếu nhiệt độc tương đối thịnh, sưng nóng đỏ đau rõ, toàn thân mệt mỏi thì gia thêm: bồ công anh, tử hoa địa đinh, hổ trượng để thanh nhiệt - giải độc.
Nếu bụng chướng tiện bế thì gia thêm: chỉ xác, đại hoàng, mang tiêu để thông phủ tiết nhiệt. Nếu nhiệt thịnh, tân thương, miệng khát tâm phiền phải gia thêm: hoàng liên, thiên hoa phấn, chi mẫu để thanh nhiệt, sinh tân, trừ phiền.
2.3.2. Khí hư huyết ứ, hàn thấp ngưng trệ:
- Tương ứng với thời kỳ mãn tính hoặc thời kỳ hồi phục hoặc sau phẫu thuật cơ thể hư nhược, quá trình bệnh lâu ngày, chi sưng to căng chướng “ án chi bất lưu chỉ thực” (ấn không thấy lõm) nặng nề, đau đớn, chi lãnh ma mộc, bì phu xám tím rắn chắc, càng lâu các triệu chứng trên càng nặng, rêu lưỡi trắng mỏng, hoặc trắng nhờn, chất lưỡi nhợt có hằn răng, mạch trầm tế nhược.
- Phương pháp điều trị: ích khí hoạt huyết, ôn thông kinh lạc.
- Phương thuốc thường dùng: “ôn kinh thông lạc hoàn” hoặc “bát trân thang” gia giảm.
Nếu đau nhiều có thể thêm: nhũ hương, một dược để hoạt huyết phá ứ.
Nếu hạ chi sưng to chướng căng nhiều thì thêm phòng kỷ, mộc qua, ô dược, ty qua lạc để trừ thấp thông tý.
Nếu như mà tắc thành hòn khối khó tiêu phải thêm: tam lăng, bạch chỉ, vương bất lưu hành để phá ứ tán kết.
Nếu chi lạnh, ma mộc thì thêm: quế chi, tế tân để tán hàn thông lạc.
Nếu thận tinh bất túc, lưng gối đau mỏi phải thêm: xuyên tục đoạn, đỗ trọng, thỏ ty tử để ích thận cường cân tốt
Trong điều trị viêm tắc tĩnh mạch, phải chú ý có thể bệnh đứng giữa 2 thể, cả viêm tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu, cần phải vận dụng linh hoạt.


3. phương thuốc kinh nghiệm:
+ Chi nề sưng to đau đớn:
- Tân tiêu phiến (viêm tân tiêu): mỗi lần 5 viên, một ngày 2 lần uống.
- Ngư tinh thảo 250g hoặc lá tươi mã xỉ hiện, thêm ít muối giã nát đắp ngoài nhiều lần vào chỗ đau.
- Chọn thuốc giải độc: bồ công anh 30g; khổ sâm, hoàng bá, hoàng liên, mộc miết tử đều 12g; kim ngân hoa, bạch chỉ, xích thược, đan bì, cam thảo đều 10g. Thuốc trên tán bột tẩm trưng nước; sau đó bỏ bã, dùng nước chấm vào chỗ đau ngày 2 lần, mỗi lần 1h.
- Châm cứu trị liệu các huyệt chính: cách du, thái uyên (2 bên), nội quan, dương lăng tuyền (nếu ở ngực bụng đùi); ở tứ chi thì dùng tuần kinh thủ huyệt; chi trên dùng: hợp cốc, khúc trì, nội quan, khúc trạch; chi dưới thường trọng dụng: âm lăng tuyền, tam âm giao.Khi châm lưu châm 30’, cách ngày 1 lần hoặc mỗi ngày 1 lần.
+ Nếu chi thể chướng tăng, căng, nặng:- Hoạt huyết chỉ thống tán: thâu cốt thảo, nguyên hồ, qui vĩ, khương hoàng, xuyên tiêu, hải đồng bì, uy linh tiên, xuyên ngưu tất, nhũ hương, một dược, khương hoạt, bạch chỉ, tô mộc, ngũ gia bì, hồng hoa, thổ phục linh, mỗi thứ đều 10g. Tất cả tán bột, trưng nước, chườm chỗ đau ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 1h.
- Kinh nghiệm của một số tác giả Trung Quốc dùng chế phẩm dạng tiêm chế từ cây Bạch hoa sà tiêm vào huyệt hoặc vào tĩnh mạch cùng với thanh huyết ngọt 5%x 500ml; cách ngày một lần, 15 lần là một liệu trình có tác dụng hoạt huyết tiêu tũng rất tốt.ở Việt Nam, chưa dùng dạng tiêm.
4. Phối hợp ĐIều TRị:
Nếu bệnh nặng thì phối hợp phẫu thuật.
5. Chẩn liệu tham khảo:
Tiêu chuẩn phân thể viêm tắc tĩnh mạch chi:
5.1. Tiêu chuẩn của thấp nhiệt ứ trệ- Chi thể sưng đau, chước nhiệt, đám sợi đỏ xung huyết, sờ rắn chắc.
- Phát sốt, miệng khô, tiểu đỏ tiện bế.
- Lưỡi hồng xám, rêu vàng nhờn, mạch hoạt huyền hoặc sác.
(cứ có 2 trong 3 tiêu chuẩn trên có thể chẩn đoán thể bệnh).
5.2. Tiêu chuẩn thể khí hư ứ trệ-Chi thể sưng đau, da xám hồng, chắc căng.
-Diện sắc nuy vàng, bì phạp nạp sai, tâm quí khí đoản.
-Lưỡi xám nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.
(Có2 trong 3 tiêu chuẩn trên là chẩn đoán thể bệnh).
+ Bài thuốc 1ích mẫu thảo 60 - 100g Tử thảo 15g
Tử hoa địa đinh 30g Xích thược 15g
Đan bì 15g Sinh cam thảo 30g
Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
- Gia giảm:
Nếu chất lưỡi hồng, mạch hoạt sác, sốt cao thì gia thêm: viên ngưu giác 15 - 30g, sinh thạch cao 60 - 100g, sài hồ 10 - 15g.
Nếu rêu lưỡi dày vàng nhờn là thấp nhiệt nặng thì gia thêm: sinh đại hoàng 5 -10g, hoàng cầm 15g, hoàng bá 15g.
Nếu triệu chứng nặng thì uống “thanh lạc tán”: quảng giác phấn 3g, ngưu hoàng 1,5g, tam thất 3g, mỗi ngày chia 2 lần (dạng tán bột). Phương thuốc này là tiêu u cục, ưu tiên về sau khi điều trị di chứng (Trung y tạp chí, 1982 ).
+ Bài thuốc 2Khổ sâm 9g Hoàng kỳ 9g
Côn bố 9g Nhị hoa thêm cam thảo 10g
Chế phụ tử 6 - 10g Hồng hoa 6g
Mộc qua 15g Quế chi 10g
Tế tân 6g Tư thạch 9g
Huyền sâm 9g Hệ chi hạch 6g
Trọng lâu 9g Hải cảo 9g.
(Trung y Thiên Tân ,1981).
5.3. Tham khảo điều trị:
Theo tài liệu của Lưu Duy Phổ, 1987. Tác giả chọn 50 bệnh nhân viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Theo y lý, 50 bệnh nhân này được chia và luận trị thành 3 thể:
+ Thể thấp nhiệt hạ trú: dùng kim ngân hoa, tử hoa địa đinh, bồ công anh; gia thêm: quí tử, hoàng cầm, chế sinh địa, đan bì, liên kiều, sinh hoàng kỳ, thuyền thoái, sinh cam thảo, sinh đại hoàng; đắp chườm cục bộ (trộn bột với nước ấm đắp ngày 1 lần).
+ Thể khí - huyết ứ trệ dùng: đào nhân, hồng hoa, kê huyết đằng, đan sâm, chế nhũ hương, chế một dược, địa miết trùng, vương bất lưu hành, lạc lạc thông, mộc thông, xuyên ngưu tất, thổ bối mẫu, quế chi, cam thảo; xen kẽ uống ít hoạt lạc đan, yên toàn phiến; tại chỗ đắp để tiêu viêm tán.
+ Nhóm tỳ thận hao hư chọn uống “dương hoà thang hóa” (5 thang).
Đương qui, hoàng kỳ, liên nhục, lạc đẳng sâm, ý dĩ nhân, thiên ma, xích thược, đan sâm, kỷ tử, trần bì, chế nhũ hương, chế một dược, lộc giác xương, thổ bối mẫu, cam thảo, bột nhục quế (xung phục).
Dùng ngoài: phòng phong, kinh giới, khổ sâm, ngải diệp, liên kiều, trúc tiêu, bạc hà diệp, thuyền thoái, huyền minh phấn. Cách dùng: rửa sạch giã nát đắp ngoài. Kết qủa: khỏi 97%, không kết qủa 4/35 (báo cáo của Học viện Trung y, tỉnh Hồ Nam, 1987).

1 nhận xét: