1. Phân loại thuốc yhCt theo biện chứng luận trị.
1.1. Khái niệm.
Y học Cổ truyền thường kê đơn thuốc hoặc chọn dùng các chế phẩm thuốc
tễ, thuốc hoàn dựa trên tính vị hàn - nhiệt - ôn - lương và qui kinh,
được tổ chức theo biện chứng luận trị. Dựa trên tác dụng thực tế lâm
sàng, thuốc thảo mộc được chia ra nhiều loại, mỗi loại có thể điều trị 1
hay nhiều triệu chứng hoặc là 1 hội chứng, trái lại nhiều hội chứng
bệnh cũng có thể qui về 1 loại thuốc
1.2. Phân loại thuốc thảo mộc theo biện chứng luận trị+ Thuốc
giải biểu là nhóm thuốc có tác dụng giải tán biểu tà, sơ phong thấu
chẩn, tiêu thũng, còn gọi là thuốc phát hãn vì nó làm cho ra mồ hôi,
đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài bằng đường mồ hôi. Nhóm này gồm 2 loại:
cay mát (tân lương) và cay ấm (tân ôn).
Các vị thuốc giải biểu thường được trọng dụng:
- Loại cay ấm: ma hoàng, quế chi, tía tô, sinh khương, hương nhu, kinh
giới, phòng phong, khương hoạt, bạch chỉ, thông bạch, tế tân...
- Loại cay mát: sài hồ, cát căn, thăng ma, ngưu bàng tử, tang diệp, bạc hà, cúc hoa, phù bình, đậu xị, thuyền y...
+ Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả (tả
hỏa) : thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt - giải độc. Cũng có tài
liệu chia thuốc thanh nhiệt giáng hoả ra 2 loại: thanh nhiệt tả hoả và
thanh nhiệt táo thấp. Ngoài ra khi điều trị còn phối hợp với một số
thuốc bổ âm, dưỡng âm, dưỡng huyết. Người xưa coi đó là thuốc thanh hư
nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt).
- Thuốc thanh nhiệt giáng hoả (tả hoả) thường được chọn dùng: hoàng
cầm, hoàng liên, hoàng bá, chi tử, long đờm thảo, hạ khô thảo, quyết
minh tử, thạch cao, tri mẫu, lô căn, trúc diệp...
Thuốc thanh nhiệt lương huyết thường dùng sinh địa, huyền sâm, đan bì,
xích thược, bạch đầu ông, thanh hao, bạch vi, địa cốt bì...
Thuốc thanh nhiệt - giải độc thường dùng: kim ngân, liên kiều, thanh
đại diệp, tử thảo, bồ công anh, tử hoa địa đinh, bán biên liên, bạch
hoa xà thiệt thảo, hạ khô thảo, phượng vĩ thảo, lệ chi thảo, khổ sâm,
xuyên thạch linh, bán chi liên, nhất kiến hỷ, sơn đậu căn, xạ can, ngư
tinh thảo, bối tương thảo...
- Thuốc tả hạ là nhóm thuốc gây nhuận tràng, tiện lỏng, trục thuỷ tả
hạ. Các vị thuốc thường được chọn dùng: đại hoàng, mang tiêu, hoả ma
nhân, uất quí nhân, đại kích nguyên hoa, cam toại, hắc sửu.
+ Thuốc trừ phong thấp là nhóm thuốc có tác dụng sơ thông kinh lạc trừ
phong thấp, giải trừ thống tý ở biểu, vận động trở ngại. Các vị thuốc
thường được chọn dùng: tần cửu, độc hoạt, uy linh tiên, ngũ gia bì, mộc
qua, hổ trượng, xú ngô đồng, hy thiêm thảo, hải phong đằng, thương nhĩ
tử, ô tiêu xà, mao lương.
+ Thuốc phương hương hóa thấp là nhóm thuốc có tác dụng phương hương
hóa trọc, hoà vị. Các vị thuốc được chọn dùng : hoắc hương, phong lan,
hậu phác, sa nhân, bạch khấu nhân, thương truật, thạch xương bồ.
+ Thuốc lợi thuỷ thấm thấp là nhóm thuốc có tác dụng bài trừ thuỷ thấp,
thông lợi tiểu tiện. Các vị thuốc được chọn dùng: phục linh, trư linh,
trạch tả, đông qua tử (bì), ý dĩ nhân, hoạt thạch, sa tiền thảo (tử),
mộc thông, thông thảo, hải kim sa, kim tiền thảo, ngọc mễ tu, nhân
trần, biển xúc, cù mạch, phòng kỷ, tỳ giải.
+ Thuốc ôn lý là nhóm thuốc có tác dụng ôn lý trừ hàn, ôn trung hồi
dương, tán hàn chỉ thống. Một số vị thuốc được chọn dùng: phụ tử, nhục
quế, can khương, cao lương khương, ngô thù du, hoa tiêu, tiểu hồi
hương, ngải diệp...
+ Thuốc lý khí là nhóm thuốc có tác dụng điều lý khí cơ, lưu thông khí -
huyết. Một số vị thuốc được chọn dùng: quất bì, chỉ thực (sác), mộc
hương, giới bạch, hương phụ, ô dược, thanh bì, xuyên luyện tử, uất kim.
+ Thuốc lý huyết là nhóm thuốc có tác dụng điều lý huyết phận chỉ huyết
tiêu tán huyết ứ. Một số vị thuốc được chọn dùng: bạch cập, đại kế,
tiểu kế, mao căn, tiên cước thảo, trắc bá diệp, tây thảo, địa du, quỉ
hoa, huyết dư thán, tam thất. Một số vị thuốc thường dùng hoạt huyết -
khư ứ: xuyên khung, đan sâm, diên hồ sách, kê huyết đằng, đào nhân,
hồng hoa, bồ hoàng, ngũ linh chi, ích mẫu thảo, ngưu tất, trạch lan,
nhũ hương, một dược, xuyên sơn giáp, mã tiên thảo.
+ Thuốc tiêu đạo là nhóm thuốc có tác dụng tiêu thực đạo trệ , tăng
cường vận hóa và chuyển hóa của tỳ - vị. Một số vị thuốc được chọn
dùng: lục khúc, mạch nha, sơn tra, kê nội kim, lai phục tử...
+ Thuốc hóa đàm chỉ khái bình suyễn là nhóm thuốc có tác dụng tiêu trừ
đàm, cầm ho; được gọi là hoá đàm chỉ khaí bình suyễn. Thuốc được chọn
dùng để hóa đàm: bán hạ, bạch giới tử, thiên nam tinh, tỳ bà diệp, tiền
hồ, cát cánh, trúc nhự, tang bạch bì, thiên trúc hoàng, hải cáp sác,
hải cảo; một số thuốc chỉ khái bình suyễn: bách bộ, tử uyển, khoản
đông hoa, tô tử, toàn phức hoa, bạch tiền, khổ hạnh nhân.
+ Thuốc bình can tức phong là nhóm thuốc có tác dụng bình tức nội phong
thanh can tiềm dương, trấn tĩnh. Một số vị thuốc thường dùng: thạch
quyết minh, đại xích thạch, linh dương giác, thiên ma, câu đằng, bạch
tật lê, toàn yết, ngô công, bạch cương tàm.
+ Thuốc an thần là nhóm thuốc có tác dụng an thần định chí . Một số vị
thuốc được chọn dùng là: toan táo nhân, bá tử nhân, viễn trí, trân châu
mẫu, long cốt, mẫu lệ, từ thạch, chu sa, hổ phách.
+ Thuốc bổ ích là nhóm thuốc có tác dụng bồi bổ âm - dương, khí - huyết.
- Thuốc có tác dụng bổ khí (tỳ khí, phế khí là chính): nhân sâm, đẳng
sâm, thái tử sâm, hoàng kỳ, bạch truật, hoài sơn, cam thảo, biển đậu.
- Thuốc có tác dụng bổ dương là nhóm thuốc có tác dụng bổ thận, tráng
dương, cường cân cốt: tử hà sa, bổ cốt chi, thiên ba kích, tiên mao, dâm
dương hoắc (tiên linh tỳ), lộc giác, lộc nhĩ, thỏ ty tử, đông tật lê,
ích trí nhân, hồ đào nhục, cẩu tích, tục đoạn.
- Thuốc có tác dụng bổ huyết là nhóm thuốc thường được chỉ định trong
hội chứng thiếu máu, kinh nguyệt không đều. Một số vị thuốc được chọn
dùng: đương qui, bạch thược, thục địa, tang thầm tử, hà thủ ô, câu kỷ
tử...
- Thuốc bổ âm là thuốc có tác dụng dưỡng âm - sinh tân - nhuận táo. Các
vị thuốc được chọn dùng: thiên môn đông, mạch môn đông, thạch hộc, sa
sâm, ngọc trúc, bách hợp, hạn liên thảo, nữ trinh tử, qui bản, miết
giáp.
+ Thuốc thu liễm là nhóm thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp. Các vị thuốc
được chọn dùng: ngũ vị tử, sơn thù nhục, khiếm thực, kim anh tử, tang
phiêu tiêu, phúc bồn tử, ô tặc cốt, ô mai, thạch lựu bì, nhục đậu
khấu...
+ Thuốc khu trùng là nhóm thuốc có tác dụng khu trùng hoặc diệt trùng -
ký sinh trùng đường ruột. Một số vị thuốc được chọn dùng: sử quân tử,
khổ luyện căn bì, binh lang, quán chúng, nha đàm tử...
+ Thuốc dùng ngoài là nhóm thuốc dùng để bôi đắp ngoài; có tác dụng thu
liễm, chỉ huyết, tiêu thũng, giải độc, hoá ứ, sinh cơ, bài nùng, chỉ
thống. Một số vị thuốc được chọn dùng: hùng hoàng, sa sàng tử, minh
phàn, phê sa, lưu hoàng, khinh phấn, lô cam thạch, thủy phiến...
2. Tác dụng kháng vi khuẩn và ức chế vi khuẩn của thuốc thảo mộcTrong
những năm gần đây, trên cơ sở kết hợp YHHĐ với biện chứng luận trị
theo y lý Y học Cổ truyền, một số nước tiên tiến đã đưa nền Y học Cổ
truyền phương Đông ngang tầm với YHHĐ, đã lần lượt nghiên cứu cơ bản
các thuốc thảo mộc dạng cao lỏng, dạng sắc thang, dạng tễ, dạng hoàn,
dạng viên nén, viên bao, dạng tiêm, dạng truyền... Bằng kết quả khả
quan trên thực nghiệm và lâm sàng, người ta đã khẳng định tác dụng
kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn của nhiều loại thuốc thảo mộc. Theo tài
liệu của Viện Y học Giang Tô (1973); tân biên Trung Y học khái luận
(Bắc Kinh, 1974); Trung Dược học khoa học kỹ thuật (Thượng Hải, 1998),
khả năng kháng khuẩn của các nhóm thuốc như sau:
2.1 Thuốc giải biểu:
Có một số vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh như: tử tô, bạch chỉ,
thông bạch, cúc hoa. Đặc biệt là tử tô có tác dụng kháng tụ cầu vàng,
trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn thương hàn; cúc hoa có tác dụng kháng tụ
cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và ức chế
nhiều loại khuẩn ngoài da; ngoài ra thông bạch còn có tác dụng diệt
trùng roi; sài hồ có tác dụng diệt “ngược nguyên trùng” (ký sinh trùng
sốt rét).
2.2. Khả năng kháng khuẩn của thuốc thanh nhiệt - giáng hoả:Nhóm
thuốc này bao gồm : nhóm thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt - táo thấp.
Kết quả điều trị rất khả quan cho các chứng thấp nhiệt, bao gồm 1 số
bệnh lý theo YHHĐ: viêm đường dẫn mật, viêm gan siêu vi trùng, viêm đại
tràng mạn, rối loạn chức năng đại tràng, viêm đường tiết niệu và viêm
đường sinh dục. Bằng thực nghiệm lâm sàng người ta đã chứng minh đại bộ
phận trong nhóm thuốc này có khả năng kháng khuẩn mạnh, phạm vi rộng:
hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, chi tử, hạ khô thảo, chi mẫu. Các thuốc
này đều có khả năng kháng và ức chế trực khuẩn: bạch hầu, trực khuẩn
thương hàn, trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà không rõ
nguyên nhân. Riêng hoàng liên, tri mẫu có tác dụng kháng liên cầu khuẩn
tan huyết nhóm A; hạ khô thảo còn có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ
xanh, các thuốc trong nhóm này có tác dụng ức chế nhiều loại khuẩn gây
bệnh ngoài da.
- Thuốc thanh nhiệt - lương huyết là nhóm thuốc điều trị khi tác nhân
gây bệnh vào huyết phận và doanh phận gây sốt cao dao động, miệng khát,
tâm phiền bất an, đêm sốt sáng rét, chất lưỡi dáng, mạch tế sác.
Thường được chỉ định điều trị chứng ôn nhiệt, phát ban hoặc nhiệt thịnh
bức huyết vong hành sinh ra thổ huyết nục huyết. Đa số các vị thuốc
trong nhóm này đều có tính kháng khuẩn rất cao: sinh địa, huyền sâm,
đan bì, bạch đầu ông, địa cốt bì... Riêng bạch đầu ông (cây bướm bạc),
địa cốt bì, đan bì đều có tác dụng kháng trực khuẩn thương hàn, phó
thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn và liên
cầu khuẩn; bạch đầu ông còn có tác dụng diệt amip, lỵ và trùng roi âm
đạo.
- Thuốc thanh nhiệt - giải độc là nhóm thuốc có tác dụng điều trị nhiệt
độc, hoả độc sinh nhọt bọc đầu đinh, ban chẩn và dịch độc (bệnh do các
loại siêu vi trùng gây nên). Hầu hết các vị thuốc trong nhóm này đều
có khả năng kháng các loại khuẩn: kim ngân hoa có phạm vi kháng khuẩn
rộng và mạnh với trực khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng, phó thương hàn,
liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại tràng; liên
kiều có tác dụng với bệnh truyền nhiễm cầu khuẩn cấp tính, khả năng
kháng khuẩn rộng và mạnh với trực khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng, phó
thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại
tràng; địa du thảo có tác dụng diệt khuẩn mủ xanh. Như vậy thuốc thanh
nhiệt - giáng hoả theo Y lý Cổ truyền, đa phần chữa bệnh do nhiệt độc,
hoả độc đinh sang ung thư (nhọt bọc), dị ứng, lở ngứa, các bệnh thường
hay có sốt...
2.3. Khả năng kháng khuẩn của các thuốc tả hạ:Thuốc có tác dụng
chủ yếu: thông hạ đường tiêu hóa, lợi mật, lợi đởm khí, tả thực nhiệt,
phá tích trệ, hành ứ huyết. Tuy nhiên , đại hoàng, hắc sửu có khả năng
kháng khuẩn mạnh trên phạm vi rộng: cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn
lỵ, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn.
2.4. Khả năng kháng khuẩn của các nhóm thuốc khác:+ Nhóm thuốc
trừ phong thấp : hổ trượng (cốt khí củ) và mao lương có khả năng diệt
tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn thương hàn.
+ Nhóm thuốc phương hương hóa thấp : lạt liễu và hậu phác có hiệu lực
diệt tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại
tràng.
+ Nhóm thuốc lợi niệu thẩm thấp : kim tiền thảo, hải kim sa, sa tiền
tử, nhân trần, biển súc và cù mạch diệt trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu
vàng, trực khuẩn lỵ và nhiều trực khuẩn ngoài da.
+ Nhóm thuốc ôn lý : ngô thù du có hiệu lực với ký sinh trùng đường ruột.
+ Nhóm thuốc chỉ huyết : tiên cước thảo, trắc bá diệp, địa du có khả
năng kháng khuẩn mạnh nhất là tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực
khuẩn lỵ, địa du có khả năng diệt trực khuẩn thương hàn và phó thương
hàn.
2.5. Khả năng kháng khuẩn của nhóm thuốc bổ:Nhìn chung, thuốc bổ
phần nhiều không có khả năng diệt khuẩn thực nghiệm. Riêng bạch thược
(thuốc bổ huyết), thiên môn, mạch môn (thuốc bổ âm) có tác dụng kháng
trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn bạch hầu; thiên môn
đông có tác dụng cả với liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn hoại thư
và phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, thuốc bổ có vai trò quan trọng trong nâng
cao chính khí, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường kháng thể,
tăng quá trình chuyển hóa: nhân sâm, đẳng sâm làm tăng hồng cầu, huyết
sắc tố và bạch cầu; hoàng kỳ gây cường tim, lợi niệu, tăng hưng phấn
thần kinh trung ương cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi; bạch truật làm
tăng thải Na+ tại ống lượn xa gây lợi niệu; hoài sơn làm
tăng cường quá trình tiêu hoá, kích thích tăng men amylaza; cam thảo
được sử dụng như andosteron trên động vật thực nghiệm , có tác dụng gần
giống như nội tiết tố tuyến thượng thận làm tăng hấp thu Na+ tại ống lượn xa của tiểu cầu thận gây phù và tăng huyết áp.
Một số vị thuốc bổ dương có tác dụng kích thích các tuyến nội tiết:
tuyến yên, thượng thận, giáp trạng và các tuyến sinh dục theo cơ chế tự
điều chỉnh. Ví dụ: tử hà sa, lộc giác và đại bộ phận thuốc bổ khí -
huyết, bổ âm, bổ dương có tác dụng tăng cường miễn dịch dịch thể, miễn
dịch tế bào và điều tiết miễn dịch (như đã nói ở bài 1).
2.6. Nhóm thuốc thu liễm khu trùng và thuốc dùng ngoài:Khả năng
kháng khuẩn trong thực nghiệm của ô mai, thạch lựu bì tương đối mạnh
với trực khuẩn lỵ, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng. Đa số
các thuốc trong nhóm thuốc này đều có tác dụng khu trùng, nhất là ký
sinh trùng, thuốc làm cho giun sán tê liệt và bị tống ra ngoài.
Các thuốc dùng ngoài, tác dụng theo y lý cổ truyền: thu liễm chỉ huyết,
tiêu các thũng giải độc, hóa ứ, sinh cơ, bài nùng chỉ thống (giảm đau
và làm sạch mủ ở vết thương).
Trả lờiXóađại lý vé máy bay eva tại tphcm
book vé máy bay đi mỹ
hãng hàng không korean air
đại lý bán vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich