Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)

Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)
1.Đại cương:
1.1. Định nghĩa.
Trung y mô tả những cơn đau đột nhiên xuất hiện trước tim và sau xương ức trong các chứng “tâm thống, tâm quí, hung tý...”. Đau ở ngực trái thường lan đến cổ, mặt trong cánh tay, có khi kèm theo tím tái, tứ chi quyết lạnh, mạch vi tế, thường gặp ở tuổi trên 40, nam nhiều hơn nữ.
1.2. Nguyên nhân bệnh lý.
Những người già cơ thể suy nhược hoặc do ăn nhiều chất béo hoặc do nội nhân (thất tình) mà dẫn đến.
Bản chất bệnh do tâm dương không đầy đủ, tâm dương bất túc, tỳ dương không kiện vận dẫn đến hàn ngưng huyết ứ, đàm trọc nội sinh. Đàm trọc huyết ứ bế trở tâm mạch dẫn đến huyết hành bị trở ngại ở phần trên ngực gây nên cơn đau kịch liệt vùng trước tâm. Nếu nặng thì khí - huyết không thông, xuất hiện tím tái, tứ chi quyết lạnh, mạch vi muốn tuyệt. Cũng có thể do tỳ dương không kiện vận dẫn đến tâm - dương bất túc. Mệnh môn hỏa suy hoặc do tâm huyết không đầy đủ mà dẫn đến. Trên lâm sàng thường do can thận âm hư.
Dựa trên lý luận “Âm dương hỗ căn, âm trưởng ở dương, dương trưởng ở âm, âm tổn cập dương, dương tổn cập âm”. Vì vậy, nếu bệnh nhân lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị dự phòng kịp thời sẽ dẫn đến âm - dương đều hư, âm - dương không đầy đủ, khí - huyết ứ trở bên trong. Điều này có liên quan mật thiết với 3 tạng: tỳ, can, thận.
1.3. Biện chứng.
Bệnh hư thực thác tạp, triệu chứng có đàm trọc huyết ứ lại có âm - dương khí - huyết hư.
Trên thực tế lâm sàng là tiêu thực mà bản hư nên khi điều trị cần phải áp dụng nguyên tắc “cấp trị tiêu hoãn trị bản”. Khi phát bệnh thì nên hành khí hoạt huyết hoặc ôn hóa hàn đàm kết hợp củng cố tâm âm, tâm dương; như thế là coi trọng trị tiêu. Sau khi bệnh được cải thiện tốt, lấy bổ hư là chính kèm thêm thuốc trừ đàm thông ứ; như vậy là coi trọng trị bản.
2. Lâm sàng và thể bệnh:
2.1. Thể dương hư do trở tắc.
Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm, rêu trắng nhuận hoặc trơn, mạch trầm hoãn hoặc kết đại.
- Pháp điều trị: ôn dương thông lạc trừ đàm.
- Phương thuốc: “chỉ thực giới bạch quế chi thang” gia giảm.
Chỉ thực 12g Chế bán hạ 12g
Giới bạch 6g Toàn qua lâu 32g Sinh khương 8g Đẳng sâm 16g
Quế chi 16g Tế tân 4g . Đan sâm 16g
Nếu đau nặng thì thêm “tô hợp dương hoàn” 1 hoàn uống với nước ấm.
2.2. Khí trệ huyết ứ.
Ngực đau nhói từng cơn, đau lan lên vai và lưng, tức ngực khó thở, lưỡi xám tím, rìa lưỡi và đầu lưỡi có điểm ứ huyết; mạch trầm, sáp hoặc kết.
- Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết, hóa ứ thông lạc.
- Phương thuốc: “trục ứ thang” gia giảm.
Xuyên khung 8g Đào nhân 12g
Sinh địa hoàng 16g Đương qui 12g
Xích thược 12g Quất hồng 12g
Hồng hoa 12g Chỉ xác 8g
Cát cánh 8g Tử hồ 4g .
Cam thảo 4g
Ngày 1 thang sắc uống chia 2 lần, có thể uống kèm “thất tiếu tán” ngày 2g hoặc bột tam thất ngày 9g (chia 3 lần).
2.3. Âm hư bế trở.
Khí uất tức ngực, cơn đau vùng tim nặng về đêm, đầu váng tai ù, miệng khô, mắt mỏi, ngủ không yên giấc, tư hãn (đạo hãn), lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều về đêm, chất lưỡi bệu hồng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc không có rêu; mạch tế sác hoặc vi tế hoặc súc.
- Pháp chữa: tư âm thông lạc.
- Bài thuốc: “dưỡng âm thông tý thang”.
Sinh địa 24g Mạch môn 12g
Nữ trinh tử 20g Qua lâu 12g
Đẳng sâm 12g Quất hồng 8g
Hồng hoa 8g Đào nhân 12g .
Diên hồ sách 12g
Nếu đau nặng thì gia thêm: tam thất 3g, ngày 2 lần uống.
2.4. Âm dương hư tý. Đau ngực vùng trước tim, có khi giữa đêm phải thức giấc vì đau, tâm quí khí đoản, đầu thống tai ù, trằn trọc không yên, ăn kém gầy gò, lưng gối đau mỏi, sợ lạnh sợ gió, chi lạnh; đái đêm nhiều, chất lưỡi xám tím hoặc trắng nhợt, rêu lưỡi ít, mạch tế nhược hoặc kết đại.
- Pháp chữa: điều bổ âm - dương- lý khí hoạt huyết.
- Bài thuốc: “chích cam thảo thang” gia giảm.
Đẳng sâm 24g Nhục quế 4 - 10g
Chích thảo 12g Sinh địa 12g
Mạch đông 12g Phụ tử chế 4 - 12g
Giới bạch 12g Xuyên qui 12g
Toan táo nhân 12g Đẳng sâm 16g.
Sinh khương 3 lát

1 nhận xét: