Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Ung thư Cổ tử cung (cổ tử cung nham)

1. Đại cương:
Là một loại thũng lưu ác tính có ở cơ quan sinh dục nữ giới. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ đầu thường triệu chứng nghèo nàn, bệnh nhân thường không có cảm giác gì đặc biệt, chỉ khi thũng nham phát triển đến mức độ nhất định thì triệu chứng mới rõ, chủ yếu là bài xuất dịch ở âm đạo, sau kỳ kinh thấy âm đạo xuất huyết.
Thời kỳ đầu xuất huyết là do tiếp xúc, hoặc xuất huyết không theo qui tắc nào. Khi lượng máu mất nhiều, đau dữ dội, âm đạo ra máu liên tục là diễn biến nặng.
Hiện nay, theo YHHĐ điều trị bệnh này chủ yếu là dùng xạ trị hoặc hóa học trị liệu, thủ thuật trị liệu, hoặc là điều trị tổng hợp. Tuy nhiên, tất cả phương pháp trị liệu trên đều có phạm vi thích ứng nhất định và đều có phản ứng phụ của thuốc, bệnh nhân thường không muốn áp dụng.
1.1. Chẩn đoán theo YHHĐ: Ung thư cổ tử cung thời đầu khu trú ở lớp cơ, quan sát mắt thường không phân biệt được, cần phải khám phụ khoa kết hợp kiểm tra xét nghiệm toàn thân, xét nghiệm tế bào, sinh thiết, kiểm tra tổ chức học, soi âm đạo để chẩn đoán sớm, biết được phạm vi của khối u.
- Triệu chứng chủ yếu là âm đạo chảy máu, âm đạo xuất tiết dịch và đau nhức buốt, mức độ nặng hay nhẹ liên quan đến thời gian sớm hay muộn.
- Các thời kỳ lâm sàng: Tiêu chuẩn của Hội nghị phụ khoa Quốc tế, (1985) chia làm 4 thời kỳ:
. Giai đoạn 0: Nham nguyên vị tẩm thấm tiền nham.
. Giai đoạn I: Xác định sinh thiết (tổn thương phát triển đến thân tử cung).
. Giai đoạn II: Tổn thương vượt quá cổ tử cung lan đến <1/3 âm đạo.
. Giai đoạn III: U phát triển đến thành xương chậu (xâm phạm đến 1/3 âm đạo).
. Giai đoạn IV: U phát triển khắp tử cung và lan đến các cơ quan khác.
- Thời kỳ đầu thường có loét cổ tử cung: Ban đỏ kết thạch lồi ra hoặc loét nát. Dựa vào mức độ phát triển người ta chia làm 3 mức:
. Nhóm ngoài sinh dục, thể tự như dạng hoa.
. Nhóm trong sinh dục, nhóm kết hạch.
. Nhóm loét mụn.
1.2. Theo quan niệm YHCT:Bệnh cổ tử cung nham thường được mô tả trong các phạm trù, “băng lậu” “đới hạ” “tạp sắc đới”. Nguyên nhân chủ yếu là do 3 tạng: can, tỳ, thận bị tổn thương làm cho thấp nhiệt - nhiệt độc ngưng tụ ở bào cung. YHCT cho rằng: “ bệnh thuộc về bản hư, tiêu thực”.
Điều trị bệnh vừa phối hợp thuốc uống trong, vừa phối hợp dùng ngoài, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, phù chính, bồi bản, tiêu lưu kháng nham, bảo tồn chức năng sinh dục và chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Ngoài ra, có thể phối hợp hóa trị liệu, xạ trị để giảm bớt tác dụng phụ, cải thiện chứng trạng, nâng cao hiệu qủa, kéo dài đời sống cho bệnh nhân.
Hiện nay, điều trị ung thư cổ tử cung phải dựa vào giai đoạn lâm sàng của YHHĐ với biện chứng luận trị Trung y.
Ví dụ: Thể “can thận âm hư” đa phần thuộc thấp nhiệt hạ trú, khí âm lưỡng thương; thể kết hạch đa phần thuộc khí trệ huyết ứ. Hiện nay, người ta dùng đơn thuần thuốc Trung dược có thể điều trị khỏi nham chứng trước khi có biến chứng di căn.
Muốn đạt hiệu quả phải kết hợp hóa trị liệu, phóng xạ trị liệu hoặc điều trị kết hợp với phẫu thuật, vận dụng thuốc thảo mộc có thể giảm được các biến chứng phản ứng của đại tràng ,bàng quang, trực tràng. Tuỳ theo từng thời kỳ mà vận dụng thuốc uống trong, thuốc dùng ngoài hay kết hợp cả hai.
2. Biện chứng luận trị:
+ Những điểm trọng yếu biện chứng:
Đặc điểm bệnh sinh của cổ tử cung nham là bản hư tiêu thực, hoặc hư thực phối hợp nhưng phần nhiều là chứng hư. Vì vậy phải bổ ích xung nhâm, bồi bổ can thận tỳ là phép tắc chủ yếu:
- Kiện tỳ ích khí, tư bổ can thận, phù dương cố thể (bản) chi pháp.
- Khí - huyết ứ trệ, nhiệt độc trệ lưu, hình thành tích tụ là tiêu thực.
- Ứng dụng lý khí hoạt huyết, hóa ứ nhuyễn kiên, trừ thấp giải độc, kháng nham tiêu lưu.
+ Về pháp điều trị:
Phải nắm vững tà chính thịnh – suy; chọn dùng trước công, sau bổ, công bổ kiêm trị (thường thời đầu phải công, thời kỳ sau phải bổ). Nhìn chung không kể sớm hay muộn đều phải chọn các vị thuốc kháng nham.
2.1. Biện chứng phương trị thời kỳ đầu:
2.2.1. Thể khí uất thấp khốn:
Ức uất thương can, can khí uất kết, uất lâu thương tỳ, thủy thấp lâu thương tỳ, thủy thấp nội đình uẩn kết xung nhâm dẫn đến bệnh. Nhìn chung hệ thống thần kinh trung ương thất điều, chức năng của hệ thần kinh thực vật bị rối loạn là chủ yếu, tình chí uất ức phiền táo; ngực, sườn chướng đầy, bất thử, tức nhiều, ăn kém (nạp ngại), đới hạ bất chỉ, đục hoặc hồng, mạch huyền; lưỡi hơi xám, rêu trắng mỏng hoặc vàng mỏng.
+ Phương pháp điều trị: Sơ can lý khí, lợi thấp giải độc.
+ Phương thuốc thường dùng: “tiêu giao tán” gia thêm: bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, sinh ý dĩ nhân, sơn đậu căn.
2.2.2. Thể khí - huyết ứ trệ:Tại chỗ tẩm thấm là chính thuộc kết hạch, triệu chứng toàn thân nghèo nàn, đa phần do quá tổn thương thất tình, uất nộ ưu tư, khí trệ huyết ứ lâu ngày thành kết, thường thấy đới hạ không nhiều cát hữu thấp hạ; tại chỗ bệnh lý cổ tử cung rắn chắc, mạch huyền hoặc tế, đầu lưỡi hoặc rìa lưỡi có ban điểm ứ huyết, rêu trắng mỏng.
- Pháp điều trị: hoạt huyết - hóa ứ, nhuyễn kiên - tán kết.
- Phương thuốc: “hoạt huyết kháng nham thang”, “kháng nham tán”.
Đương qui Trạch lan
Hổ trượng Ô dược
Bạch thược Xích thược
Hương phụ Đan sâm
Phục linh Trạch tả
Bạch mao đằng Bạch hoa xà thiệt thảo.
2.2.3. Thể thấp nhiệt ứ độc:Thấp uẩn hóa nhiệt, lâu mà kết độc, ứ trở bào lạc mà thành; đa phần ung thư cổ tử cung do viêm nhiễm, đới hạ lượng nhiều, vàng trắng xen lẫn chất dính có màu sắc như Socola; khí tắc nếu kiêm huyết ứ thành cục, lưng mỏi, bụng chướng đau, miệng khô đắng, tiểu vàng, đại tiện táo, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng dày nhờn, mạch huyền sác hoặc huyền hoạt sác.
- Phương điều trị: thanh nhiệt lợi thấp - giải độc hóa ứ.
- Phương thuốc: “bát chính tán hoá nhiệt”, “giải độc kháng nham thang”.
2.2. Thời kỳ sau:
2.2.1. Thể tỳ thận dương hư:
Lịch sử bất tiết, đa sản thương thân, xung nhâm khí - huyết trở trệ, nội kết ứ độc; bệnh lâu ngày đới hạ băng lậu tiêu hao nhất định, toàn thân suy kiệt.Lâm sàng phần nhiều đới hạ như nước, kinh nguyệt băng trung trọc hạ thần quyện (mệt mỏi, vận động khí đoản), tứ chi không ấm, nạp ngại tiện lỏng, niệu trong dài, mạch tế, lưỡi nhợt bệu mềm, rêu trắng mỏng nhờn.
- Phương pháp điều trị: Bổ thận kiện tỳ - ôn hóa thủy thấp - cố sáp chỉ đới.
- Phương thuốc: “Nội bổ hoàn”, “sâm linh bạch truật tán”, “kháng nham phù chính đan”, hoàng kỳ, khuẩn linh chi, ô tặc cốt, sao tây thảo căn, tử hà sa, a giao, giác phiêu giao, lộc giác xương, huyết dư thán, sinh mẫu lệ, tang phiêu tiêu.
2.2.2. Thể can thận âm hưDo thấp nhiệt uất kết, ứ độc trong cơ thể lâu ngày gây tổn thương phần âm, can thận hao tổn xuất hiện triệu chứng nhiễm độc. Lâm sàng thấy âm đạo xuất huyết không theo qui tắc, đới hạ vàng trắng, đầu choáng, tai ù, lưng đau mỏi, miệng khát, tự hãn (mồ hôi trộm), tiểu tiện sáp đau, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ rêu sáng hoặc vàng nhờn, mạch tế sác, huyền tế sác.
- Phương pháp điều trị: tư dưỡng can thận - giải độc tán tích.
- Phương thuốc: “bổ trung ích khí thang” gia thêm thuốc kháng nham.
Giai đoạn sau của bệnh cổ tử cung nham diễn biến phức tạp, tà chính tương tranh, phải kết hợp công bổ kiêm trị, tham khảo thêm các bài thuốc nghiệm phương, để biện chứng luận trị. Nếu kết hợp xạ trị và hoá dược trị thì phải chú ý các biến chứng phụ thường gặp.
. Phản ứng trực tràng: Khi xạ trị nhiệt độc đều tổn thương trung tiêu thấp nhiệt trở trệ, tỳ hư khí nhược, huyết mất thống nhiếp.
. Phản ứng lúc đầu: Lỵ cấp hậu trọng ngày tới 10 lần hoặc hơn, phân lẫn niêm dịch hoặc ra máu tươi, có khi tiện lỏng như nước, lưỡi có gai hồng, rêu vàng nhờn, mạch tế sác. Điều trị phải thanh nhiệt - giải độc, kiện tỳ hóa thấp thường dùng “bạch đầu ông thang” gia vị, giai đoạn sau phải dùng “sinh mạch tán” hợp với “bạch đầu ông thang” gia vị (Bạch đầu ông, tần bì, hoàng liên, hoàng bá).
. Phản ứng bàng quang: Phải dùng “tri bá địa hoàng thang” gia thêm: biển xúc, mộc thông, sa tiền tử. Nếu niệu huyết phải hợp phương “Tiêu kế ẩm tử” hợp “nhị chí hoàn” (nữ trinh tử, hạn liên thảo).
. Biến chứng bạch cầu giảm:
Dương hư: Phải ôn thận kiện tỳ, ích khí dưỡng huyết; thường dùng “qui tỳ thang”, “bổ trung ích khí hoàn”, “du thang” (thục địa, đương qui, đẳng sâm, bạch thược, xuyên khung, hoàng kỳ).
Âm hư: Phải tư âm thanh nhiệt, ích khí sinh tân, thường dùng “tri bá địa hoàng thang” + “sâm mạch tán”.
Nếu tâm phiền, thất miên thì thêm: hoàng liên, bá tử nhân, dạ giao đằng, thủ ô đằng.Nếu tiểu đỏ đau thì thêm: đại kế, hoàng bá, ích nguyên tán; đại tiện táo thêm qua lâu nhân.

1 nhận xét: