LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNHMục tiêu
1. Mô tả được lộ trình của 12 đường kinh chính.
2. Nêu được các triệu chứng bệnh lý chủ yếu của từng đường kinh và tạng phủ tương ứng.
3. Giải thích được cơ sở lý luận của các triệu chứng bệnh lý của từng đường kinh.
I. Đại cương
Mười hai kinh chính là phần chính của học thuyết Kinh lạc, gồm:
− Ba kinh âm ở tay:
+ Kinh thủ thái âm Phế
+ Kinh thủ thiếu âm Tâm
+ Kinh thủ quyết âm Tâm bào.
− Ba kinh dương ở tay :
+ Kinh thủ dương minh Đại trường
+ Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu
+ Kinh thủ thái dương Tiểu trường.
− Ba kinh âm ở chân:
+ Kinh túc thái âm Tỳ
+ Kinh túc quyết âm Can
+ Kinh túc thiếu âm Thận.
− Ba kinh dương ở chân :
+ Kinh túc thái dương Bàng quang
+ Kinh túc thiếu dương Đởm
+ Kinh túc dương minh Vị.
Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong.
Mỗi kinh đều có sự liên lạc giữa tạng và phủ có quan hệ biểu (ngoài nông) - lý (trong sâu), cho nên mỗi đường kinh đều có những phân nhánh để nối liền với kinh có quan hệ biểu lý với nó (ví dụ nối giữa phế và đại trường, giữa can và đởm...
II. Chức năng sinh lý của đường kinh
Về chức năng, kinh mạch là nơi tuần hoàn của khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, làm trơn khớp, nhuận gân xương (Linh khu - Bản tạng luận). “Kinh mạch giả, sở dĩ hành huyết khí nhi dinh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết giả dã”.
Đồng thời, kinh mạch cũng là con đường mà tà khí bệnh tật theo đó xâm nhập vào trong cũng như là con đường mà bệnh tật dùng để biểu hiện ra ngoài khi công năng của tạng phủ tương ứng bị rối loạn.
Tác dụng của 12 kinh chính rất quan trọng. Thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu: “Tác dụng của kinh mạch một mặt nói lên chức năng sinh lý bình thường, sự thay đổi bệnh lý của cơ thể; mặt khác có thể dựa vào đó để quyết đoán sự sống chết, để chẩn đoán mọi bệnh, còn dùng nó để điều hòa hư thực, làm quy tắc chỉ đạo lâm sàng cho nên kinh mạch không thể không thông được”. “Kinh mạch giả, sở dĩ năng quyết tử sinh, xử bách bệnh, điều hư thực, bất khả bất thông”.
III. Đường tuần hoàn của 12 kinh chính
Một cách tổng quát, đường tuần hoàn khí huyết trong 12 kinh chính như sau:
− Ba kinh âm ở tay: đi từ bên trong ra bàn tay.
− Ba kinh dương ở tay: đi từ bàn tay vào trong và lên đầu.
− Ba kinh dương ở chân: đi từ đầu xuống bàn chân.
− Ba kinh âm ở chân: đi từ bàn chân lên bụng ngực.
Chiều của các đường kinh được xác định dựa vào 2 lý thuyết:
Lý thuyết âm thăng (đi lên trên) dương giáng (đi xuống).
Lý thuyết con người hòa hợp với vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân.
Hình 1.1. Quy luật âm thăng - dương giáng
Khí huyết vận hành trong kinh mạch, kinh sau tiếp kinh trước và tạo thành một đường tuần hoàn kín đi khắp cơ thể theo sơ đồ dưới đây:
IV. Khí huyết trong các đường kinh
1. Khí huyết trong các đường kinh không giống nhau
− Kinh thái dương, kinh quyết âm: huyết nhiều, ít khí.
− Kinh thiếu dương, kinh thiếu âm, kinh thái âm: huyết ít, khí nhiều.
− Kinh dương minh: huyết nhiều, khí nhiều.
2. Khí huyết trong các đường kinh thay đổi trong ngày
− Trương Cảnh Nhạc dẫn lời của Cao Võ (khi bàn luận về thủ thuật châm cứu) nói rằng: “Nghênh có nghĩa là gặp lúc khí lai (đến) (ví dụ: dần thời, khí lai chú vào phế; mão thời, khí lai chú vào đại trường). Bấy giờ là lúc mà khí của phế và đại trường vừa thịnh, phải dùng lúc đoạt để châm tả...”.
− Sự thịnh suy của khí huyết trong từng đường kinh trong ngày
+ Từ 3 giờ đến 5 giờ: giờ dần (giờ của Phế).
+ Từ 5 giờ đến 7 giờ: giờ mão (giờ của Đại trường).
+ Từ 7 giờ đến 9 giờ: giờ thìn (giờ của Vị).
+ Từ 9 giờ đến 11 giờ: giờ tỵ (giờ của Tỳ).
+ Từ 11 giờ đến 13 giờ: giờ ngọ (giờ của Tâm).
+ Từ 13 giờ đến 15 giờ: giờ mùi (giờ của Tiểu trường) .
+ Từ 15 giờ đến 17 giờ: giờ thân (giờ của Bàng quang).
+ Từ 17 giờ đến 19 giờ: giờ dậu (giờ của Thận).
+ Từ 19 giờ đến 21 giờ: giờ tuất (giờ của Tâm bào).
+ Từ 21 giờ đến 23 giờ: giờ hợi (giờ của Tam tiêu).
+ Từ 23 giờ đến 1 giờ: giờ tý (giờ của Đởm).
+ Từ 1 giờ đến 3 giờ: giờ sửu (giờ của Can).
V. Mười hai kinh chính
A. Kinh (thủ thái âm) phế
1. Lộ trình đường kinh
Bắt đầu từ trung tiêu (vị) vòng xuống đại trường, vòng lên dạ dày (môn vị, tâm vị), xuyên qua cách mô lên Phế. Từ Phế tiếp tục lên khí quản, thanh quản, họng, rẽ ngang xuống để xuất hiện ngoài mặt da tại giao điểm khe liên sườn 2 và rãnh delta - ngực, rồi đi ở mặt trước ngoài cánh tay, xuống khuỷu ở bờ ngoài tấm gân cơ nhị đầu, tiếp tục đi ở mặt trước cẳng tay đến rãnh động mạch quay (ở bờ trong trước đầu dưới xương quay). Tiếp tục xuống bờ ngoài ngón tay cái (ngư tế) và tận cùng ở góc ngoài móng tay cái.
Phân nhánh: từ huyệt liệt khuyết tách ra một nhánh đi ở phía lưng bàn tay đến góc ngoài góc móng tay trỏ để nối với kinh đại trường
2. Các huyệt trên đường kinh Phế
Có tất cả 11 huyệt của đường kinh phế. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng
3. Biểu hiện bệnh lý
1. Trung phủ 2. Vân môn 3. Thiên phủ 4. Hiệp bạch 5. Xích trạch 6. Khổng tối 7. Liệt khuyết 8. Kinh cừ 9. Thái uyên 10. Ngư tế 11. Thiếu thương
Đoạn 2, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
“Nếu là bệnh thuộc Thị động sẽ làm cho phế bị trướng mãn, ngực căng ứ lên thành suyễn, ho; giữa khuyết bồn bị đau, nếu đau nặng thì 2 tay phải bắt chéo nhau mà cảm thấy phiền loạn, ta gọi đây là chứng tý quyết . Nếu là bệnh thuộc Sở sinh của phế sẽ gây thành bệnh ho, thượng khí, suyễn, hơi thở thô, phiền tâm, ngực bị đầy thống quyết ở mép trước phía trong từ cánh tay đến cẳng tay, trong lòng bàn tay bị nhiệt. Khí thịnh hữu dư thì vai và lưng bị thống; bị phong hàn, mồ hôi ra; trúng phong, đi tiểu nhiều lần mà ít. Khí hư thì vai và lưng bị thống hàn, thiểu khí đến không đủ để thở; màu nước tiểu bị biến…”.
“Thị động tắc bệnh phế trướng mãn bành bành nhi suyễn khái. Khuyết bồn trung thống thậm tắc giao lưỡng thủ nhi mậu. Thử vi tý quyết. Thị chủ Phế sở sinh bệnh giả. Khái thương khí suyễn khát, phiền tâm hung mãn, nao tý nội tiền liêm thống quyết chưởng trung nhiệt. Khí thịnh hữu dư tắc kiên bối thống, phong hàn hạn xuất, trúng phong tiểu tiện sổ nhi khiếm, khí hư tắc kiên bối thống, hàn thiểu khí bất túc dĩ tức niệu sắc biến vi thử chư bệnh”.
− Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài:
+ Ngực đầy trướng.
+ Ho và khó thở.
+ Đau nhiều ở hố thượng đòn.
+ Trong trường hợp nặng: bệnh nhân ôm lấy ngực (với 2 tay chéo nhau), người phiền loạn (tý quyết).
− Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:
+ Ho và khó thở.
+ Khí nghịch.
+ Khát nước, lo lắng.
+ Đau mặt trong cánh tay.
+ Cảm giác nóng trong lòng bàn tay.
− Bệnh thực.
+ Đau vai lưng.
+ Phát sốt.
+ Sợ lạnh, ra mồ hôi (phong hàn).
+ Tiểu nhiều lần mà ít (trúng phong).
+ Đau đầu, nghẹt mũi, đau hố trên đòn, đau ngực hoặc bả vai, cánh tay lạnh nhức.
− Bệnh hư:
+ Đau vai lưng, lạnh đau tăng.
+ Sợ lạnh.
+ Ho suyễn, đoản hơi.
+ Nước tiểu trong.
B. Kinh (Thủ dương minh) đại trường
- Lộ trình kinh chính Phế có liên hệ đến:KINH (THỦ THÁI ÂM) PHẾ
+ Chức năng của Phế và Đại trường.
+ Vùng cơ thể: khí quản, thanh quản, họng, mặt trước vai, mặt trước cánh tay, mặt trước ngoài cẳng tay - bàn tay.
- Do có liên hệ đến chức năng Phế (phế vệ, chủ khí), khí quản và họng nên bệnh thực của phế thường là những triệu chứng của cảm nhiễm, viêm mũi - họng, viêm đường hô hấp trên, viêm khí - phế quản.
- Do có liên hệ đến chức năng Phế (Phế túc giáng khí, thông điều thủy đạo) nên bệnh hư của Phế thường là những triệu chứng của những bệnh hô hấp - tim mạch (hen phế quản, COPD, suy hô hấp, suy tim ….).
- Do lộ trình đường kinh có đi qua vùng cơ thể tương ứng nên bệnh kinh Phế có những biểu hiện bệnh lý ở các bộ phận nó đi qua.
- Do kinh Phế có quan hệ đến thái âm (thấp - thổ) nên những biểu hiện thường gặp là xuất tiết: khạc đàm, chảy nước mũi.
- Những huyệt thường dùng của kinh Phế: trung phủ, xích trạch, khổng tối, liệt khuyết, kinh cừ, thái uyên, ngư tế, thiếu thương
1. Lộ trình đường kinh
Bắt đầu từ góc ngoài gốc móng trỏ, chạy dọc theo bờ ngón trỏ, đi qua kẽ giữa 2 xương bàn tay 1 và 2 (hợp cốc), chạy tiếp vào hố tam giác. Đi dọc bờ ngoài cẳng tay đến nếp gấp ngoài nếp khuỷu (khúc trì). Đến phía trước mỏm vai (kiên ngung) đi theo bờ sau vai giao hội với kinh (thái dương) Tiểu trường ở huyệt bỉnh phong và với Đốc mạch ở huyệt đại chùy. Trở lại hố trên đòn, tiếp tục đi lên cổ, lên mặt vào chân răng hàm dưới rồi vòng môi trên. Hai kinh giao nhau ở nhân trung và kinh bên phải tận cùng ở cạnh cánh mũi bên trái, kinh bên trái tận cùng ở cạnh cánh mũi bên phải.
Từ hố thượng đòn, có nhánh ngầm đi vào trong liên lạc với Phế, qua cơ hoành đến Đại trường.
2. Các huyệt trên đường kinh Đại trường
Có tất cả 20 huyệt trên đường kinh Đại trường. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng.
3. Biểu hiện bệnh lý
1. Thương dương
4. Hợp cốc
7. ôn lưu
10. Thủ tam lý
13. Thủ ngũ lý
16. Cự cốt
19. Hòa liêu2. Nhị gian
5. Dương khê
8. Hạ liêm
11. Khúc trì
14. Tý nhu
17. Thiên đảnh
20. Nghinh hương3. Tam gian
6. Thiên lịch
9. Thượng liêm
12. Trửu liêu
15. Kiên ngung
18. Phù đột
Đoạn 3, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
“Nếu là bệnh thuộc Thị động sẽ làm cho đau răng, cổ sưng thũng. Vì là chủ tân dịch cho nên nếu bệnh thuộc Sở sinh sẽ làm cho mắt vàng, miệng khô, chảy máu mũi, cổ họng (hầu) bị tý, cánh tay trước vai bị đau nhức, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức không làm việc được. Khi nào khí hữu dư, thì những nơi mà mạch đi qua sẽ bị nhiệt và sưng thũng. Khi nào khí hư sẽ làm cho bị hàn run lên, không ấm trở lại được.
“Thị động tắc bệnh xỉ thống, cảnh thũng. Thị chủ tân dịch Sở sinh bệnh giả, mục hoàng khẩu can, cừu nục, hầu tý, kiên tiền nao thống, đại chỉ thứ chỉ thống. Khí hữu dư tắc dương mạch sở quá giả nhiệt thũng. Hư hắc hàn lật, bất phục…”
− Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài
+ Đau nhức răng
+ Viêm đau nướu răng
+ Cổ họng sưng đau
− Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:
+ Mắt vàng.
+ Họng khô.
+ Chảy máu mũi.
+ Sưng đau họng (hầu).
+ Đau mặt trước vai, cánh tay, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức không làm việc được.
− Bệnh thực:
+ Phát sốt.
+ Cảm giác nóng vùng mà đường kính đi qua.
− Bệnh hư: sợ lạnh, lạnh run
- Lộ trình kinh chính Đại trường có liên hệ đến:KINH (THỦ DƯƠNG MINH) ĐẠI TRƯỜNG
+ Chức năng phế và đại trường.
+ Vùng cơ thể: mũi, răng hàm dưới, mặt ngoài vai, mặt ngoài cánh tay, mặt sau ngoài cẳng tay - bàn tay.
- Do kinh Đại trường là kinh dương nên được vận dụng vào chẩn đoán và điều trị chủ yếu ở phần ngoài, nông của cơ thể.
- Do có liên hệ đến các vùng cơ thể như mũi, răng hàm dưới, mặt ngoài vai, mặt ngoài cánh tay, mặt sau ngoài cẳng tay - bàn tay nên bệnh thực của Đại trường thường là những triêu chứng của viêm nhiễm vùng mũi - họng, viêm tuỷ răng và đau vùng đường kinh đi qua.
- Do kinh Đại trường có quan hệ với dương minh (táo - kim) nên những biểu hiện thường mang tính chất của khô, táo, nhiệt: sốt cao, họng khô, chảy máu mũi, mũi khô, táo bón.
- Những huyệt thường dùng của kinh Đại trường: hợp cốc, thiên lịch, thủ tam lý, khúc trì, tý nhu, kiên ngung, nghinh hương.
Hình 1.2. Kinh thủ thái âm Phế và Hình 1.3. Kinh thủ dương minh Đại trường
C. Kinh (Túc dương minh) vị
1. Lộ trình đường kinh
Khởi đầu từ chỗ lõm ở hai bên sống mũi lên khóe mắt trong (giao với kinh Bàng quang ở huyệt tình minh ), chạy tiếp đến dưới hố mắt (đoạn này đường kinh đi chìm). Đoạn nổi bắt đầu từ giữa dưới hố mắt, đi dọc theo ngoài mũi, vào hàm trên, quanh môi, giao chéo xuống hàm dưới giữa cằm, đi dọc theo dưới má đến góc hàm (giáp xa ). Tại đây chia hai nhánh:
− Một nhánh qua trước tai, qua chân tóc lên đỉnh trán (đầu duy).
− Một nhánh đi xuống cổ đến hố thượng đòn. Từ hố thượng đòn đường kinh lại chia làm hai nhánh nhỏ (chìm và nổi).
+ Nhánh chìm: đi vào trong đến Tỳ Vị, rồi xuống bẹn để nối với nhánh đi nổi bên ngoài.
+ Nhánh nổi: đi thẳng xuống ngực theo đường trung đòn. Đến đoạn ở bụng, đường kinh chạy cách đường giữa bụng 2 thốn và đến nếp bẹn.
Hai nhánh nhỏ này hợp lại ở nếp bẹn, đường kinh chạy xuống theo bờ ngoài đùi, đến bờ ngoài xương bánh chè. Chạy xuống dọc bờ ngoài cẳng chân đến cổ chân (giải khê), chạy tiếp trên lưng bàn chân giữa xương bàn ngón 2 và 3 và tận cùng ở góc ngoài gốc móng ngón 2.
2. Các huyệt trên đường kinh vị
Có tất cả 45 huyệt trên đường kinh. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng:
3. Biểu hiện bệnh lý
1. Thừa khấp 2. Tứ bạch 3. Cự liêu 4. Địa thương 5. Đại nghinh 6. Giáp xa 7. Hạ quan 8. Đầu duy 9. Nhân nghinh 10. Thủy đột 11. Khí xá 12. Khuyết bồn 13. Khí hộ 14. Khố phòng 15. ốc ế 16. ưng song 17. Nhũ trung 18. Nhũ căn 19. Bất dung 20. Thừa mãn 21. Lương môn 22. Quan môn 23. Thái ất 24. Hoạt nhục môn 25. Thiên xu 26. Ngoại lăng 27. Đại cự 28. Thủy đạo 29. Quy lai 30. Khí xung 31. Bễ quan 32. Phục thỏ 33. âm thị 34. Lương khâu 35. Độc tỵ 36. Túc tam lý 37. Thượng cự hư 38. Điều khẩu 39. Hạ cự hư 40. Phong long 41. Giải khê 42. Xung dương 43. Hãm cốc 44. Nội đình 45. Lệ đoài
Đoạn 4, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ bị chấn hàn một cách ngấm ngầm, hay than thở (rên rỉ), ngáp nhiều lần, sắc mặt đen. Khi bệnh đến thì ngại gặp người và lửa, mỗi lần nghe tiếng động của mộc (gỗ) sẽ bị kinh sợ, tâm muốn đập mạnh, muốn đóng kín cửa lớn và cửa sổ lại để ngồi một mình. Khi nào bệnh nặng thì bệnh nhân muốn leo lên cao để ca hát, muốn trút bỏ quần áo để chạy rong. Trường vị bị kêu sôi lên, bụng bị trướng lên. Ta gọi đây là chứng cán quyết. Vì là chủ huyết nên nếu là bệnh thuộc Sở sinh sẽ bị chứng cuồng ngược, ôn khí quá dâm (nhiều) sẽ làm cho mồ hôi ra, chảy máu mũi, miệng méo, môi lở, cổ sưng thũng, cuống họng bị tý, phần đại phúc (bụng trên) bị thủy thũng, đầu gối bị sưng thũng, đau nhức. Suốt đường đi từ ngực vú xuống tới huyệt khí nhai, vế, huyệt phục thỏ , dọc mép ngoài xương chày đến trên mu bàn chân đều đau nhức, ngón chân giữa không cử động được. Nếu khí thịnh thì phía trước thân đều bị nhiệt. Khi khí hữu dư ở vị làm tiêu cốc khí, dễ bị đói, nước tiểu màu vàng. Nếu khí bất túc thì phía trước thân đều lạnh. Nếu trong vị bị hàn thì sẽ bị trướng mãn.
“Thị động tắc bệnh sái chấn hàn, thiện thân, sổ khiếm, nhan hắc; bệnh chí tắc ố nhân, dữ hỏa, văn mộc thanh tắc dịch nhiên nhi kinh tâm, dục động, độc bế hộ, tắc dũ nhi xử, thậm tắc dục thướng cao nhi ca, khí y nhi tẩu, bí hưởng, phúc trướng, thị vị cán quyết. Thị chủ huyết Sở sinh bệnh giả cuồng ngược, ôn dâm, hạn xuất, cừu nục, khẩu oa, Thần chẩn, cảnh thũng, hầu tý, đại phúc thủy thũng, tất tẫn thủy thống, tuần ưng nhũ khí nhai cổ phục thỏ, cán ngoại liêm túc phụ thượng giai thống, trung chỉ bất dụng. Khí thịnh tắc thân dĩ tiền giai nhiệt. Kỳ hữu dư vu vị tắc tiêu cốc thiện cơ, niệu sắc hoàng. Khí bất túc tắc thân dĩ tiền giai hàn lật. Vị trung hàn tắc trướng mãn…” − Bệnh do ngoại nhân gây nên:
+ Lạnh run.
+ Hay than thở (rên rỉ), ngáp nhiều lần.
+ Sắc mặt đen.
+ Ngại gặp người và lửa.
+ Nghe tiếng động của gỗ sẽ bị kinh sợ, tim đập mạnh. Muốn đóng kín cửa lớn, cửa sổ lại để ngồi một mình.
+ Trong những trường hợp bệnh nặng: bệnh nhân muốn leo lên cao để ca hát, muốn trút bỏ quần áo để chạy rong, trường vị bị kêu sôi lên, bụng bị trướng lên. Ta gọi đây là chứng cán quyết.
− Bệnh do nội nhân gây nên:
+ Sốt cao, ra mồ hôi.
+ Phát cuồng, nói sảng.
+ Đau mắt, mũi khô, chảy máu cam, lở môi miệng, đau họng sưng cổ, méo miệng, đau ngực, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
+ Bụng trên bị sưng trướng.
+ Đầu gối bị sưng thũng, đau nhức.
+ Đau dọc đường kinh đi: suốt đường kinh đi từ ngực vú xuống tới huyệt khí nhai, vế, huyệt phục thỏ , dọc mép ngoài xương chày đến trên mu bàn chân đều đau nhức, ngón chân giữa không cảm giác − Bệnh thực:
+ Thường xuyên có cảm giác đói.
+ Nước tiểu vàng.
− Bệnh hư:
+ Cảm giác lạnh phần trước thân.
+ Trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu (khi vị có hàn).
D. Kinh (Túc thái âm) tỳ
- Lộ trình kinh chính Vị có liên hệ đến:KINH (TÚC DƯƠNG MINH) VỊ
+ Chức năng của Vị và Tỳ.
+ Vùng cơ thể: mặt phẳng trán (face frontale) của đầu, ngực (tuyến vú) bụng, mặt trước ngoài chi dưới, lưng bàn chân (giữa ngón 2 - 3).
- Do kinh Đại trường là kinh dương nên được vận dụng vào chẩn đoán và điều trị chủ yếu ở phần ngoài (nông) của cơ thể.
- Do có liên hệ đến các vùng cơ thể như mũi, răng hàm trên, mặt phẳng trán của đầu, tuyến vú, nên bệnh của kinh Vị thường là những triệu chứng của viêm nhiễm vùng mũi - họng, viêm tuyến vú và đau vùng đường kinh đi qua.
- Do kinh Vị có quan hệ với dương minh (táo, kim) nên những biểu hiện thường mang tính chất của khô, táo, nhiệt: sốt cao, phát cuồng, họng khô, chảy máu mũi, mũi khô, táo bón.
- Những huyệt thường dùng của kinh Vị: thừa khấp, tứ bạch, địa thương, giáp xa, hạ quan, đầu duy, nhân nghinh, lương môn, thiên xu, thủy đạo, quy lai, khí xung, bê quan, phục thỏ, âm thị, lương khâu, độc tỵ, túc tam lý, thượng cự hư, phong long, giải khê, xung dương, nội đình
1. Lộ trình đường kinh
Bắt đầu từ góc trong gốc móng chân cái, chạy dọc theo đường nối da mu bàn chân và da gan bàn chân đến trước mắt cá trong, lên cẳng chân dọc theo bờ sau xương chày, lên mặt trong khớp gối, chạy tiếp ở mặt trong đùi. Lộ trình ở bụng, đường kinh chạy cách đường giữa bụng 4 thốn. Lộ trình ở ngực, đường kinh chạy theo đường nách trước rồi đến tận cùng ở liên sườn 6 đường nách giữa (đại bao).
Đường kinh Tỳ có nhánh liên lạc với mạch Nhâm (đường giữa bụng) ở bụng dưới (ở huyệt trung cực, quan nguyên) và ở bụng trên (hạ quản).
Đoạn đường kinh ở bụng trên có nhánh chìm đến Tỳ Vị, xuyên qua cơ hoành đến Tâm, tiếp tục đi lên dọc hai bên thanh quản đến phân bố ở dưới lưỡi.
2. Các huyệt trên đường kinh Tỳ
Có tất cả 21 huyệt trên đường kinh. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng
3. Biểu hiện bệnh lý
1. Ẩn bạch 2. Đại đô 3. Thái bạch 4. Công tôn 5. Thương khâu 6. Tam âm giao 7. Lậu cốc 8. Địa cơ 9. âm lăng tuyền 10. Huyết hải 11. Kỳ môn 12. Xung môn 13. Phủ xá 14. Phúc kết 15. Đại hoành 16. Phúc ai 17. Thực độc 18. Thiên khê 19. Hung hương 20. Chu vinh 21. Đại bao
Đoạn 5, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ gây thành chứng cuống lưỡi cứng, ăn vào thì ói ra. Vị hoãn đau, bụng bị trướng, hay ợ, mỗi lần đại tiện thì đồng thời chuyển cả khí ra theo phân. Sau đó thân người tiến tới suy kiệt rất nhanh chóng, thân thể đều nặng nề. Nếu là bệnh thuộc Sở sinh của Tỳ sẽ làm cho cuống lưỡi bị đau, thân thể không lay động được, ăn không xuống, phiền tâm. Tâm hạ bị cấp thống, chứng đường hà tiết, thủy bế, hoàng đản, không nằm được, ráng đứng lâu bị nội thũng và quyết ở đùi vế, ngón chân cái không còn cảm giác
“Thị động tắc bệnh thiệt bản cường, thực tắc ẩu, vị hoãn thống, phúc trướng, thiện ái, đắc hậu dữ khí tắc khoái nhiên như suy, thân thể giai trọng. Thị chủ tỳ Sở sinh bệnh, thiệt bản thống, thể bất năng động dao, thực bất há, phiền tâm. Tâm hạ cấp thống, đường hà tiết, thủy bế, hoàng đản, bất năng ngọa cưỡng lập, cổ tất nội thũng quyết, túc đại chỉ bất dụng”.
− Bệnh do ngoại nhân gây nên:
+ Cứng lưỡi.
+ ói mửa sau khi ăn.
+ Đau vùng thực quản, bụng trướng hơi, hay ợ.
+ Trung tiện nhiều khi đi cầu.
+ Thân thể nặng nề và đau nhức.
− Bệnh do nội nhân gây nên:
+ Đau ở cuống lưỡi, người có cảm giác cứng khó cử động.
+ ăn kém, cảm giác thức ăn bị chặn, ăn không xuống.
+ Đau thượng vị, tiêu chảy hoặc muốn đi cầu mà không đi được (giống như lỵ).
+ Hoàng đản.
+ Không nằm được, đứng lâu bị phù và có cảm giác lạnh ở mặt trong đùi.
+ Ngón chân cái không cử động được.
- Lộ trình kinh chính Tỳ có liên hệ đến:KINH (TÚC THÁI ÂM) TỲ
+ Chức năng của Tỳ, Vị và tâm.
+ Mạch Nhâm ở 2 đoạn: bụng dưới (sinh dục) và bụng trên (tiêu hóa).
+ Vùng cơ thể: mặt trong bàn chân, mặt trong chi dưới, bụng, dưới lưỡi.
- Do có liên hệ đến chức năng Tỳ Vị (Tỳ vận hóa thủy thấp), chức năng tiêu hóa (mạch Nhâm - bụng trên) nên bệnh của tỳ chủ yếu là những triệu chứng của những bệnh của hệ thống tiêu hóa - gan mật (rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu, viêm dạ dày - ruột, viêm đại tràng mạn, ….).
- Do có liên hệ đến chức năng Tỳ, Vị (Tỳ chủ cơ nhục, thống nhiếp huyết), hệ sinh dục (mạch Nhâm - bụng dưới) nên bệnh của tỳ còn có những triệu chứng của những bệnh của hệ thống sinh dục (rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, vô kinh….).
- Do lộ trình đường kinh có đi qua vùng cơ thể tương ứng nên bệnh kinh Tỳ có những biểu hiện bệnh lý ở các bộ phận nó đi qua.
- Do kinh Tỳ có quan hệ với thái âm (thấp - thổ) nên những biểu hiện thường mang tính chất của thấp - xuất tiết: phù, thân thể nặng nề, tiêu chảy, lỵ.
- Những huyệt thường dùng của kinh Tỳ: thái bạch, công tôn, thương khâu, tam âm giao, âm lăng tuyền, huyết hải, đại hoành.
Hình 1.4. Kinh túc dương minh Vị và Hình 1.5. Kinh túc thái âm Tỳ
E. Kinh (Thủ thiếu âm) tâm
1. Lộ trình đường kinh
Bắt đầu từ Tâm phân làm 3 nhánh:
− Một nhánh qua cơ hoành liên lạc với Tiểu trường.
− Một nhánh dọc cạnh thanh quản, cổ họng thẳng lên mắt.
(Nội dung này có nhiều phần, xem phần tiếp theo bên dưới)
Nguồn: Châm Cứu Học - NXB Y Học - 2007
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu
Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014
Lộ trình và hội chứng bệnh của 12 kinh chính (Phần 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
hãng máy bay eva air
vé máy bay từ mỹ đi việt nam
số điện thoại hãng korean air
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch