Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Vị trí và tác dụng điều trị của những huyệt thông dụng (Phần 3)

86. Giản sử
− Kinh kim huyệt của Tâm bào. Huyệt còn có tên gian sử, quỷ lộ.
− Vị trí: huyệt nằm trên nếp cổ tay 3 thốn, giữa gân cơ gan bàn tay lớn và gan bàn tay bé.
− Tác dụng: định Thần, khử đờm, điều tâm khí, thanh Thần chí, sơ giải tà khí ở quyết âm và thái dương; dùng điều trị đau cánh tay, nóng gan bàn tay, tâm phiền, hồi hộp, đau vùng tim, trúng phong đờm dãi nhiều, nôn, khản tiếng, điên cuồng.
87. Nội quan
− Lạc huyệt của Tâm bào, giao hội huyệt của kinh thủ quyết âm và âm duy mạch.
− Vị trí: từ đại lăng đo lên 2 thốn, giữa gân cơ gan bàn tay lớn và gan bàn tay bé.
− Tác dụng: thanh tâm bào, sơ tam tiêu, định tâm an Thần, hòa vị, lý khí, trấn thống; dùng để điều trị đau tại chỗ, hồi hộp, đánh trống ngực, nôn, đầy bụng.
88. Đại lăng
− Nguyên huyệt, du thổ huyệt của Tâm bào. Huyệt còn có tên tâm chủ, quỷ tâm.
− Vị trí: mặt trong tay, trên nếp cổ tay, giữa 2 gân cơ gan tay dài và gấp chung các ngón.
thanh tâm định Thần, hòa vị thư ngực, thanh dinh lương huyết;
dùng điều trị đau tại chỗ, lòng bàn tay nóng, đau sườn ngực, đau vùng tim, nôn, cười mãi không ngớt, dễ hoảng hốt.
89. Lao cung
− Huỳnh hỏa huyệt của Tâm bào. Huyệt còn có tên ngũ lý, chưởng trung, quỷ lộ.
− Vị trí: trên đường văn tim, giữa xương bàn ngón 3 và 4.
− Tác dụng: thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt, tức phong lương huyết, an Thần hòa vị; dùng để điều trị run bàn tay, ra mồ hôi lòng bàn tay, đau vùng tim, tâm phiền, khát, tim hồi hộp, cười mãi không thôi, loét miệng, sốt về đêm.
90. Trung xung
− Tỉnh mộc huyệt của Tâm bào.
− Vị trí: huyệt ở giữa đầu ngón giữa, chỗ cao nhất của đầu ngón tay, cách móng tay độ 0,2 thốn.
− Tác dụng: điều trị lòng bàn tay nóng, cứng lưỡi, đau vùng tim, tâm phiền, trúng phong, bất tỉnh, hôn mê, sốt không ra mồ hôi.
J. Kinh tam tiêu
91. Quan xung
− Tỉnh kim huyệt của Tam tiêu.
− Vị trí: huyệt ở trên đường tiếp giáp giữa da gan và lưng bàn tay của bờ trong ngón nhẫn, ngang gốc móng tay, cách góc móng tay 0,2 thốn.
− Tác dụng: sơ khí hỏa kinh lạc, giải uất nhiệt ở tam tiêu; dùng để điều trị đau tay, đau bụng, nứt lưỡi, đau nặng đầu, phiền táo, sốt không ra mồ hôi.
92. Dịch môn
− Huỳnh thủy huyệt của Tam tiêu.
− Vị trí: huyệt nằm ở khe ngón tay 4 - 5, nơi tiếp giáp giữa da gan và lưng bàn tay (ngang chỗ tiếp nối giữa thân và đầu gần xương đốt 1 ngón tay).
− Tác dụng: điều trị đau bàn tay, đau cánh tay, sưng đau họng, điếc, đau mắt, sốt rét.
93. Trung chữ
− Du mộc huyệt của Tam tiêu. Huyệt còn có tên là hạ đô.
− Vị trí: trên lưng bàn tay, giữa xương bàn ngón 4 -5, ngang với nơi tiếp giáp của đầu gần và thân xương bàn ngón 4.
Tác dụng: sơ khí cơ của thiếu dương, giải tà nhiệt ở Tam tiêu, lợi nhĩ khiếu; dùng điều trị ngón tay co duỗi khó khăn, đau cánh tay, sưng họng, ù điếc tai, mắt mờ, đau đầu, sốt.
94. Dương trì
− Nguyên huyệt của Tam tiêu. Huyệt còn có tên là biệt dương.
− Vị trí: mặt ngoài tay, lõm giữa 2 gân co duỗi chung các ngón tay và duỗi riêng ngón út.
− Tác dụng: thư cân, thông lạc giải nhiệt, giải tà ở bán biểu bán lý; dùng để điều trị đau tại chỗ, đau vai, đau tai, điếc tai, đau họng, sốt rét, tiêu khát.
95. Ngoại quan
− Lạc huyệt của Tam tiêu, một trong bát mạch giao hội thông ở Dương duy mạch.
− Vị trí: trên nếp gấp cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ.
− Tác dụng: khu lục dâm ở biểu, sơ uất nhiệt ở tam tiêu, sơ giải biểu nhiệt, thông khí trệ ở kinh lạc; dùng để điều trị đau tại chỗ, run tay, co tay khó, ù điếc tai, đau đầu, giải nhiệt ngoại cảm.
96. Chi câu
− Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Huyệt còn có tên chi cấu, phi hổ.
− Vị trí: trên nếp gấp cổ tay 3 thốn, giữa xương quay và xương trụ.
− Tác dụng: thanh tam tiêu, thông phủ khí, giáng nghịch hỏa, tuyên khí cơ, tán ứ kết, thông trường phủ; dùng để điều trị tay vai ê nhức, đau sưng bên cạnh cổ, đau nhói vùng tim, đau sườn ngực, sốt, đầu váng mắt hoa sau khi sinh, táo bón.
97. Hội tông
− Khích huyệt của Tam tiêu.
− Vị trí: lấy ở sát bờ xương trụ, mặt sau cẳng tay, trên huyệt dương trì 3 thốn, cách ngoại quan 1 khoát ngón tay về phía ngón út.
− Tác dụng: điều trị điếc tai, động kinh.
98. Thiên tỉnh
− Hợp thổ huyệt của Tam tiêu.
− Vị trí: chỗ lõm ngay trên đầu mỏm khuỷu xương trụ, trên khớp khuỷu 1 thốn.
− Tác dụng: điều trị đau khớp khuỷu, run tay, đau vai, đau gáy, đau cổ, đau họng, điếc tai, đau mắt, đau nửa đầu, động kinh, co giật.
99. ế phong
− Giao hội huyệt của thủ túc thiếu dương.
− Vị trí: ấn dái tai xuống khe giữa xương chũm và xương hàm dưới, tận cùng dái tai chạm đâu thì đó là huyệt.
− Tác dụng: điều khí cơ của tam tiêu, thông khiếu, thông nhĩ, minh mục, khu phong tiết nhiệt, sơ phong thông lạc; dùng để điều trị đau tai, ù điếc tai, viêm họng, quai bị, liệt mặt.
K. Kinh đởm
100. Phong trì
− Hội của thủ túc thiếu dương và Dương duy mạch.
− Vị trí: dưới đáy hộp sọ, bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang.
− Tác dụng: khu phong, giải biểu nhiệt, sơ tà thanh nhiệt, thông nhĩ minh mục; dùng để điều trị đau đầu vùng gáy, cảm, đau mắt, cận, nghẹt mũi, cao huyết áp, sốt, trúng phong.
101. Nhật nguyệt
− Mộ huyệt của Đởm, giao hội huyệt của túc thái âm và túc thiếu dương với Dương duy mạch. Huyệt còn có tên là Thần quang.
− Vị trí: huyệt nằm ở kẽ liên sườn 7 - 8 trên đường trung đòn.
− Tác dụng: sơ đởm khí, hóa thấp nhiệt, hòa trung tiêu; dùng để điều trị đau cạnh sườn, đau vùng gan mật, nôn nấc.
102. Kinh môn
− Mộ huyệt của Thận.
− Vị trí: đầu xương sườn tự do 12.
− Tác dụng: ôn thận hàn, dẫn thủy thấp, giáng vị nghịch; dùng để điều trị cơn đau quặn thận, đầy bụng, tiêu chảy.
103. Hoàn khiêu
− Giao hội huyệt của túc thiếu dương, thái dương. Huyệt còn có tên là bân cốt, tẩn cốt, bễ chu, bễ xu, phân trung, bễ yếu, khu trung, hoàn cốc.
− Vị trí: giao điểm của 1/3 ngoài và 2/3 trong đường nối từ mỏm cùng cụt đến mấu chuyển lớn xương đùi.
− Tác dụng: đau ở mông, đau Thần kinh tọa, liệt nửa người.
104. Dương lăng tuyền
− Hội huyệt của cân, hợp thổ huyệt của Đởm.
Vị trí: hõm trước và dưới đầu trên xương mác.
− Tác dụng: thư cân mạch, mạnh gân cốt, thanh đởm nhiệt, thanh thấp nhiệt; dùng để điều trị đau đầu gối, đau Thần kinh tọa rễ L5, đau nửa đầu, liệt nửa người, đau hông sườn, chân tay co rút khó co duỗi.

Hình 7.4. Huyệt vùng bụng ngực
105. Dương giao
− Khích huyệt của Dương duy mạch. Huyệt còn có tên là biệt dương, túc mão.
− Vị trí: huyệt ở trên mắt cá ngoài chân 7 thốn, gần bờ sau xương mác, trong khe cơ mác bên dài và cơ mác bên ngắn.
− Tác dụng: liệt chân, đau đầu gối, ngực sườn đầy tức, miệng đắng.
106. Ngoại khâu
− Khích huyệt của Đởm. Huyệt còn có tên là ngoại khưu.
− Vị trí: huyệt ở trên mắt cá ngoài chân 7 thốn, bờ sau xương mác, trong khe cơ mác bên dài và cơ dép.
− Tác dụng: điều trị đau cẳng chân, đau túi mật, đau tức ngực, điên.
107. Quang minh
− Lạc huyệt của Đởm.
− Vị trí: đỉnh cao mắt cá ngoài đo lên 5 thốn, sát bờ trước xương mác.
− Tác dụng: điều Can, minh mục, khu phong lợi thấp; dùng để điều trị đau cẳng chân, đau đầu gối, hoa mắt, mờ mắt.
108. Dương phụ
− Kinh hỏa huyệt của Đởm. Huyệt còn có tên là phân nhục, phân gian.
Vị trí: huyệt ở trên mắt cá ngoài chân 4 thốn, sát bờ trước xương mác.
− Tác dụng: đau cẳng chân, đầu gối, chuột rút, đau họng, đau mắt, đau đầu, đau các khớp toàn thân.
109. Huyền chung
− Hội huyệt của tủy, lạc huyệt của túc tam dương. Huyệt còn có tên là tủy hội, tuyệt cốt.
− Vị trí: huyệt ở trên mắt cá ngoài chân 4 thốn, sát bờ trước xương mác.
− Tác dụng: tiết đởm hỏa, thanh tủy nhiệt, đuổi phong thấp ở kinh lạc; dùng để điều trị đau cẳng chân, đau khớp gối, đau lưng, liệt nửa người, cổ vẹo, đau họng, nhức trong xương.
110. Khâu khư
− Nguyên huyệt của Đởm. Huyệt còn có tên là khưu khư, khoeo hư.
− Vị trí: hõm trước dưới mắt cá ngoài (giữa huyệt giải khê và thân mạch).
− Tác dụng: khu tà ở bán biểu bán lý, sơ can lợi đởm, thông lạc, hóa thấp nhiệt, sơ huyết khí; dùng để điều trị đau bàn chân, cổ chân, đau hông sườn, đắng miệng, vẹo cổ, mắt có màng, chuột rút.
111. Túc lâm khấp
− Du mộc huyệt của Đởm, giao hội với Đới mạch.
− Vị trí: huyệt ở kẽ xương bàn chân 4 và 5, chỗ lõm sau gân cơ duỗi ngón chân út của cơ duỗi chung các ngón chân.
− Tác dụng: thanh hỏa tức phong, minh mục thông nhĩ, sơ khí trệ can đởm, hóa đởm nhiệt, thông điều đới mạch; dùng để điều trị sưng đau bàn chân, đau tức mạng sườn, hoa mắt, đau đầu.
112. Hiệp khê
− Huỳnh thủy huyệt của Đởm.
− Vị trí: huyệt ở đầu kẽ giữa 2 ngón chân 4 và 5 (khi ép 2 đầu của các ngón chân 4 và 5 lại với nhau).
− Tác dụng: đau sưng lưng bàn chân, ngực sườn đầy tức, hoa mắt, đau mắt, ù tai, điếc tai, sốt.
113. Túc khiếu âm
− Tỉnh kim huyệt của Đởm. Huyệt còn có tên là khiếu âm.
− Vị trí: huyệt trên đường tiếp giáp giữa da gan và da lưng bàn chân, phía ngoài ngón chân thứ 4, ngang với góc của móng chân và cách góc móng chân 0,2 thốn.
Tác dụng: tức phong dương, thanh can đởm, sơ phong hỏa; dùng để điều trị đau sườn ngực, đau họng, đau đầu, đau mắt, điếc tai, mất tiếng đột ngột, sốt.
L. Kinh can
114. Đại đôn
− Tỉnh mộc huyệt của Can. Huyệt còn có tên thủy tuyền, đại thuận.
− Vị trí: huyệt ở trên đầu ngón chân cái, cách góc móng chân 0,2 thốn.
− Tác dụng: sơ tiết quyết khí, điều kinh hòa vinh, lý hạ tiêu, thanh Thần chí, hồi quyết nghịch; dùng điều trị băng huyết, sa dạ con, sưng tinh hoàn, đái dầm, đái đục, thoát vị.
115. Hành gian
− Huỳnh hỏa huyệt của Can.
− Vị trí: đầu nếp ép ngón chân 1 và 2.
− Tác dụng: tiết can hỏa, lương huyết nhiệt, thanh hạ tiêu, dập tắt phong dương, sơ khí trệ; dùng điều trị đau ngón chân, đau vùng sinh dục ngoài, đau sườn, đau mắt đỏ, động kinh, nôn, mất ngủ, tiêu chảy.
116. Thái xung
− Nguyên huyệt, du thổ huyệt của Can.
− Vị trí: kẽ xương bàn ngón chân 1 và 2, nơi tiếp nối đầu và thân xương bàn chân.
− Tác dụng: bình can lý huyết, thông lạc, thanh tức can hỏa, sơ tiêu hạ tiêu thấp nhiệt; dùng để điều trị đau bàn chân, rong kinh, tiểu đục, kinh phong trẻ em, cao huyết áp.
117. Trung phong
− Kinh kim huyệt của Can. Huyệt còn có tên là huyền tuyền.
− Vị trí: huyệt ở trước mắt cá trong 1 thốn (chỗ lõm sát bờ trong gân cơ chày trước).
− Tác dụng: sơ can, thông lạc; dùng để điều trị bàn chân lạnh, đau mắt cá trong, đau bụng dưới, thoát vị, đái khó, đái rắt, di tinh.
118. Lãi câu
− Lạc huyệt của Can. Huyệt còn có tên là lai cấu, giao nghi.
− Vị trí: đỉnh cao mắt cá trong đo lên 5 thốn (huyệt ở khoảng 1/3 sau của mặt trong xương chày).
− Tác dụng: đau cẳng chân, kinh nguyệt không đều, băng huyết, tiểu khó.

Hình 7.5. Huyệt vùng chân
119. Trung đô
− Khích huyệt của Can. Huyệt còn có tên là trung khích, thái âm.
− Vị trí: đỉnh cao mắt cá trong đo lên 7 thốn (huyệt ở khoảng 1/3 sau của mặt trong xương chày).
− Tác dụng: đau bụng dưới, sưng tinh hoàn, băng huyết, viêm bàng quang cấp, đái khó, đái buốt.
120. Khúc tuyền
− Hợp thủy huyệt của Can.
− Vị trí: huyệt ở đầu trong nếp gấp khoeo chân, trước và trên huyệt âm cốc, trong khe của gân cơ bán mạc và gân cơ thẳng trong.
− Tác dụng: thanh thấp nhiệt, lợi bàng quang, tiết can hỏa, thông hạ tiêu, tiêu đờm ứ, trợ vận hóa; dùng để điều trị đau mặt trong khớp gối và mặt trong đùi, đau bụng dưới, đau bộ phận sinh dục ngoài, hoa mắt, chóng mặt.
121. Chương môn
− Mộ huyệt của Tỳ. Huyệt còn có tên là trương bình, lặc liêu, quy lặc.
− Vị trí: đầu xương sườn tự do 11.
Tác dụng: tán hàn khí ở ngũ tạng, hóa tích trệ ở trung tiêu, tiêu ứ đờm; dùng để điều trị đau Thần kinh liên sườn, đầy bụng, sôi bụng, kém ăn, nôn.
122. Kỳ môn
− Mộ huyệt của can.
− Vị trí: giao điểm của đường trung đòn với liên sườn 6 (kẽ sườn 6 và 7).
− Tác dụng: đuổi tà nhiệt ở huyết, điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm tiêu ứ, bình can lợi khí; dùng để điều trị đau hạ sườn, mờ mắt, ợ và nôn nước chua, không ăn được.
M. Mạch nhâm
123. Trung cực
− Mộ huyệt của Bàng quang.
− Vị trí: đường giữa bụng, bờ trên xương mu đo lên 1 thốn (rốn xuống 4 thốn).
− Tác dụng: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bí tiểu, tiểu buốt, rắt, di tinh, liệt dương, phù thũng.
124. Quan nguyên
− Mộ huyệt của Tiểu trường.
− Vị trí: từ rốn đo xuống 3 thốn (đường giữa bụng).
− Tác dụng: điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, di mộng tinh, tiểu dầm, buốt, rắt; phù thũng, cấp cứu chứng thoát của trúng phong. Huyệt dùng để bổ các chứng hư tổn.
125. Thạch môn
− Mộ huyệt của Tam tiêu.
− Vị trí: huyệt nằm dưới rốn 2 thốn.
− Tác dụng: điều trị đau quặn bụng dưới, tiêu chảy, tiểu đục, tiểu buốt rắt, băng huyết, rong huyết, bế kinh, ăn không tiêu, phù thũng.
126. Trung quản
− Mộ huyệt của Vị.
− Vị trí: từ rốn đo lên 4 thốn (đường giữa bụng).
− Tác dụng: điều trị đau ngực, ợ hơi, nôn mửa, đầy hơi, kiết lỵ, tiêu chảy.
127. Cự khuyết
− Mộ huyệt của Tâm.
− Vị trí: từ rốn lên 6 thốn (đường giữa ngực).
− Tác dụng: điều trị đau ngực, nấc, nôn, ợ chua, hồi hộp, điên cuồng, kinh giật, hay quên.
128. Đản trung
− Mộ huyệt của Tâm bào.
− Vị trí: giao điểm của đường giữa ngực với kẽ liên sườn 4 - 5.
− Tác dụng: điều trị đau tức ngực, hen suyễn, khó thở, nấc, ít sữa.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 5 chọn 1 - Chọn câu ĐúNG
1. Huyệt trung phủ nằm ở khoảng liên sườn 2
A. Ngoài mạch Nhâm 4 thốn
B. Ngoài mạch Nhâm 5 thốn
C. Ngoài mạch Nhâm 6 thốn
D. Ngoài mạch Nhâm 7 thốn
E. Ngoài mạch Nhâm 8 thốn
2. Huyệt xích trạch có vị trí
A. Trên nếp gấp khuỷu tay, bờ ngoài tấm gân cơ 2 đầu
B. Trên nếp gấp khuỷu tay, bờ trong tấm gân cơ 2 đầu
C. Cuối nếp gấp trong khuỷu tay
D. Cuối nếp gấp ngoài khuỷu tay
E. Chân móng ngón tay út (phía trong)
3. Huyệt tam gian là
A. Du thổ huyệt
B. Huỳnh thủy huyệt
C. Du mộc huyệt
D. Huỳnh hỏa huyệt
E. Nguyên huyệt
4. Huyệt hợp cốc là
A. Lạc huyệt
B. Khích huyệt
C. Nguyên huyệt
D. Du thổ huyệt
E. Du mộc huyệt
5. Huyệt thiên lịch nằm trên đường nối từ dương khê đến khúc trì
A. Từ huyệt dương khê đo lên 1,5 thốn
B. Từ huyệt dương khê đo lên 2 thốn
C. Từ huyệt dương khê đo lên 3 thốn
D. Từ huyệt dương khê đo lên 4 thốn
E. Từ huyệt dương khê đo lên 5 thốn
6. Huyệt giáp xa thuộc kinh
A. Tiểu trường
B. Đại trường
C. Đởm
D. Vị
E. Bàng quang
7. Huyệt thiên xu là mộ huyệt của kinh
A. Tiểu trường
B. Đại trường
C. Đởm
D. Vị
E. Bàng quang
8. Huyệt nội đình của kinh Vị là
A. Khích huyệt
B. Huỳnh thủy huyệt
C. Du mộc huyệt
D. Huỳnh hỏa huyệt
E. Du thổ huyệt
9. Huyệt thương khâu có vị trí
A. Chỗ lõm dưới mắt cá trong
B. Chỗ lõm dưới mắt cá ngoài
C. Chỗ lõm trước dưới mắt cá trong
D. Chỗ lõm trước dưới mắt cá ngoài
E. Trước đầu xa xương bàn ngón 1
10. Huyệt tam âm giao có vị trí ở bờ sau trong xương chày và
A. Từ đỉnh cao mắt cá trong đo lên 1,5 thốn
B. Từ đỉnh cao mắt cá trong đo lên 2 thốn
C. Từ đỉnh cao mắt cá trong đo lên 2,5 thốn
D. Từ đỉnh cao mắt cá trong đo lên 3 thốn
E. Từ đỉnh cao mắt cá trong đo lên 3,5 thốn
11. Huyệt âm lăng tuyền nằm sát bờ sau trong xương chày
A. Trên mâm xương chày 0,5 thốn
B. Trên mâm xương chày 1 thốn
C. Dưới mâm xương chày 0,5 thốn
D. Dưới mâm xương chày 1 thốn
E. Ngay dưới mâm xương cày
12. Huyệt thiếu hải là
A. Khích huyệt
B. Hợp thổ huyệt
C. Huyệt đặc hiệu chữa mất ngủ
D. Kinh kim huyệt
E. Hợp thủy huyệt
13. Huyệt thông lý nằm ở bờ ngoài gân cơ gấp cổ tay trụ và trên huyệt Thần môn
A. 0,5 thốn
B. 1 thốn
C. 1,5 thốn
D. 2 thốn
E. 2,5 thốn
14. Huyệt âm khích nằm ở bờ ngoài gân cơ gấp cổ tay trụ và trên huyệt
Thần môn
A. 0,5 thốn D. 2 thốn
B. 1 thốn E. 2,5 thốn
C. 1,5 thốn
15. Huyệt dưỡng lão có vị trí từ đầu mỏm trâm trụ đo lên
A. 0,5 thốn D. 2 thốn
B. 1 thốn E. 3 thốn
C. 1,5 thốn
16. Huyệt chi chính nằm trên đường nối từ mỏm trâm trụ với rãnh trụ, từ mỏm trâm trụ đo lên
A. 2 thốn D. 5 thốn
B. 3 thốn E. 6 thốn
C. 4 thốn
17. Huyệt phế du có vị trí từ đường giữa đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn và ngang khoảng
A. Đốt sống lưng D1 -D2 D. Đốt sống lưng D4 -D5
B. Đốt sống lưng D2 -D3 E. Đốt sống lưng D5 -D6
C. Đốt sống lưng D3 -D4
18. Huyệt tâm du có vị trí từ đường giữa đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn và ngang khoảng
A. Đốt sống lưng D2 - D3 D. Đốt sống lưng D5 - D6
B. Đốt sống lưng D3 - D4 E. Đốt sống lưng D6 - D7
C. Đốt sống lưng D4 - D5
19. Huyệt cách du có vị trí từ đường giữa đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn và ngang khoảng
A. Đốt sống lưng D4 - D5
B. Đốt sống lưng D5 - D6 D. Đốt sống lưng D7 - D8
E. Đốt sống lưng D8 - D9
C. Đốt sống lưng D6 - D7
20. Huyệt cách du là huyệt hội của
A. Khí D. Phủ
B. Tạng E. Cân
C. Huyết
21. Huyệt vị du có vị trí từ đường giữa đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn và ngang khoảng
A. Đốt sống lưng D10 -D11
B. Đốt sống lưng D11 -D12
E. Đốt sống thắt lưng L2 -L3
C. Đốt sống lưng D12 -L1
D. Đốt sống thắt lưng L1 -L2
22. Huyệt tam tiêu du có vị trí từ đường giữa đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn và ngang khoảng
A. Đốt sống lưng D10 - D11 D. Đốt sống thắt lưng L1 - L2
B. Đốt sống lưng D11 - D12 E. Đốt sống thắt lưng L2 - L3
C. Đốt sống lưng D12 - L1
23. Huyệt thận du có vị trí từ đường giữa đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn và ngang khoảng
A. Đốt sống lưng D10 - D11 D. Đốt sống thắt lưng L1 - L2 B. Đốt sống lưng D11 - D12 E. Đốt sống thắt lưng L2 - L3
C. Đốt sống lưng D12 - L1
24. Huyệt đại trường du có vị trí từ đường giữa đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn và ngang khoảng
A. Đốt sống lưng D12 - L1 D. Đốt sống thắt lưng L3 - L4
B. Đốt sống thắt lưng L1 - L2 E. Đốt sống thắt lưng L4 - L5 C. Đốt sống thắt lưng L2 - L3
25. Huyệt ủy trung có vị trí
A. Chính giữa nếp lằn khoeo chân đo lên 0,5 thốn
B. Chính giữa nếp lằn khoeo chân đo lên 1 thốn
C. Chính giữa nếp lằn khoeo chân
D. Chính giữa nếp lằn khoeo chân đo xuống 0,5 thốn
E. Chính giữa nếp lằn khoeo chân đo xuống 1 thốn
26. Huyệt phi dương có vị trí
A. Từ đỉnh mắt cá trong kéo thẳng lên 5 thốn
B. Từ đỉnh mắt cá trong kéo thẳng lên 7 thốn
C. Từ đỉnh mắt cá ngoài kéo thẳng lên 3 thốn
D. Từ đỉnh mắt cá ngoài kéo thẳng lên 5 thốn
E. Từ đỉnh mắt cá ngoài kéo thẳng lên 7 thốn
27. Huyệt phụ dương có vị trí
A. Từ đỉnh mắt cá ngoài kéo thẳng lên 2 thốn
B. Từ đỉnh mắt cá ngoài kéo thẳng lên 3 thốn
C. Từ đỉnh mắt cá ngoài kéo thẳng lên 4 thốn
D. Từ đỉnh mắt cá ngoài kéo thẳng lên 5 thốn
E. Từ đỉnh mắt cá ngoài kéo thẳng lên 7 thốn
28. Huyệt túc khiếu âm là
A. Tỉnh kim huyệt
B. Huỳnh thủy huyệt
C. Tỉnh mộc huyệt
D. Huỳnh hỏa huyệt
E. Giao hội huyệt của kinh Đởm và mạch Dương duy
29. Huyệt đại đôn là A. Tỉnh mộc huyệt
B. Huỳnh hỏa huyệt
C. Lạc huyệt
D. Tỉnh kim huyệt
E. Huỳnh thủy huyệt
30. Huyệt thái xung có vị trí A. Đầu nếp ép ngón chân 1 và 2
B. Kẽ xương bàn ngón chân 1 và 2, nơi tiếp nối đầu gần và thân xương bàn chân
C. Kẽ xương bàn ngón chân 1 và 2, nơi tiếp nối đầu xa và thân xương bàn chân
D. Kẽ xương bàn ngón chân 2 và 3, nơi tiếp nối đầu gần và thân xương bàn chân
E. Kẽ xương bàn ngón chân 2 và 3, nơi tiếp nối đầu xa và thân xương bàn chân

(Nội dung này có nhiều phần, xem phần tiếp theo bên dưới)
Nguồn: Châm Cứu Học - NXB Y Học - 2007
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu

1 nhận xét: