Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Bệnh đái tháo đường (Phần 3)

+ Glucid 45 - 50%.
+ Protid 15 - 20%.
+ Lipid 35%.
Trong các sách về dinh dưỡng và điều trị, và các sách chuyên khoa đái tháo đường người ta lập ra các thực đơn với các mức năng lượng khác nhau (tham khảo thêm) tránh sự nhàm chán dành cho bệnh nhân khó tuân thủ chế độ ăn kiêng, làm sao đừng vượt quá quỹ thức ăn cho phép, đặc biệt là quỹ glucid. Người ta cũng chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng glucid khác nhau:
+ 5% glucid (gồm đa số các loại rau xanh).
+ ≤ 10% glucid.
+ + 20% glucid.
Người bệnh đái tháo đường có thể ăn:
+ Không hạn chế các loại thức ăn có ≤ 5% glucid.
+ Hạn chế đối với các loại ≤ 10% - 20% glucid.
+ Kiêng hay hạn chế tuyệt đối các loại đường hấp thu nhanh (mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, trái cây khô).
+ Cần đảm bảo vitamin, các yếu tố vi lượng (sắt, iod…) và sợi xơ... các loại này thường có nhiều trong rau tươi, vỏ trái cây, gạo không giã kỹ... có tác dụng chống táo bón; giảm tăng đường huyết, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn.
+ Các chất tạo vị ngọt: để đảm bảo không dẫn tới hiện tượng chán ăn ở người già có thể dùng các chất tạo vị ngọt. Các chất này thường có độ ngọt cao hơn nhiều lần so với đường thường dùng là sucrose, một số chất bị phá hủy khi đun nóng, một số chất có dư vị đắng, được dùng phổ biến hiện nay có saccharin, aspartam... Các chất này không cung cấp thêm năng lượng hoặc rất ít không đáng kể, có thể được dùng thay thế cho đường glucose.
− Thay đổi chế độ ăn là quan trọng với tất cả mọi loại đái tháo đường kể cả với bệnh nhân kém dung nạp đường:
+ Các mục tiêu của điều trị bằng chế độ ăn khác nhau tùy thuộc vào:
• Typ tiểu đường.
• Tình trạng béo phì.
• Lượng mỡ bất thường trong máu.
• Có các biến chứng của tiểu đường.
• Đang được điều trị nội khoa.
• Và cả theo sở thích, khả năng tài chính và yêu cầu của bệnh nhân.
+ Các mục tiêu của calo đặt ra cần phải đạt được và giữ vững cân nặng lý tưởng, giảm calo chỉ đặt ra khi bệnh nhân quá béo.
+ Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, nhất là đối với bệnh nhân dùng một chế độ insulin hoặc thuốc sulfamid hạ đường huyết cố định.
+ Thành phần món ăn: thành phần dinh dưỡng tối ưu cho người tiểu đường không cố định. Sự quan tâm không chỉ vì thức ăn ảnh hưởng tới đường huyết mà còn làm giảm xơ vữa động mạch và các biến chứng mạn tính khác.
Hydrat carbon (55 - 60%): là chất chủ yếu cung cấp calo ăn vào. Thức ăn có lượng đường cao phải hạn chế nhưng vẫn phải có để cân bằng bữa ăn.
Protein (10 - 20%): đủ cung cấp bilan nitrogen và tăng trưởng. Đối với các bệnh nhân có biến chứng thận phải giới hạn lượng protein.
Mỡ (25 - 30%): phải hết sức hạn chế. Lượng cholesterol ăn vào phải dưới 300mg và mỡ bão hòa phải thay bằng nhiều loại mỡ không bão hòa.
Thức ăn có sợi 25g/1000Kcal có thể làm chậm sự hấp thu đường và giảm tăng đường sau khi ăn. Thức ăn có chứa sợi gồm đậu, rau, thức ăn có chứa keo, cám, có thể làm giảm đường đồng thời hạ cholesterol toàn bộ và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).
Các chất ngọt nhân tạo có thể dùng thay đường trong nước uống và một số thức ăn. Aspartam và saccharin giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.
+ Cần hạn chế rượu:
• Rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết.
• Rượu làm tăng triglycerid cấp và mạn, làm rối loạn chuyển hóa chất sulfamid.
• Rượu có chứa đường cũng có thể gây tăng đường huyết.
• Rượu làm thương tổn hệ Thần kinh nặng hơn.
− Y học cổ truyền cũng rất chú ý đến vấn đề tiết chế trong điều trị tiêu khát:
• Hạn chế các chất cao lương mỹ vị; giảm ăn các chất cay, béo, ngọt. Nên ăn nhiều chất hoa quả rau xanh, giá đậu, bí, ngô, nên uống nước trà xanh hàng ngày.
• Giảm mỡ để tránh nê trệ, hại tỳ vị, không có lợi cho người bệnh.
• Tuyệt đối kiêng rượu và thuốc lá, vì rượu tính ôn vị cay phát tán vào cơ thể làm hao thêm tân dịch vốn đã có trên bệnh nhân, do đó làm tăng bệnh và dễ gây biến chứng.
5.2.3. Rèn luyện cơ thể hay phương pháp tập luyện cho người bệnh đái tháo đường
Khi dùng phương pháp này cần chú ý vì nó vừa có lợi lại vừa có hại.
ở người bình thường: việc sử dụng đường tăng lên khi cơ bắp hoạt động, đường sẽ được cung cấp do được điều hòa sản xuất đường ở gan. Cân bằng này được insuline điều chỉnh.
ở người đái tháo đường: khi tập luyện đường huyết tăng lên rõ rệt và tình trạng nhiễm ceton có thể xảy ra khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, hoặc sự hạ đường huyết có thể nặng do lưọng insulin đưa vào nhiều hoặc insulin tiết ra do tác dụng kích thích tụy của thuốc uống hạ đường huyết. Một kế hoạch ăn cẩn trọng và có định mức là rất cần thiết khi bệnh nhân đang được điều trị insulin đồng thời với việc tăng hoạt động hay thử tập luyện nặng. Tập luyện nặng có thể hại cho bệnh nhân đái tháo đường; tăng nguy cơ biến chứng mạn như tim mạch, Thần kinh và võng mạc. Để đề phòng cần đánh giá tình trạng tim mạch trước khi cho chế độ tập luyện và săn sóc cẩn thận khi tập luyện.
Rèn luyện cơ thể có tác dụng tốt, nhưng cần có sự phân biệt giữa đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường typ 2, người bệnh có thể tham gia hầu như tất cả mọi hoạt động thể dục thể thao. Nhưng luyện tập phải phù hợp với tuổi tác sức khỏe và sở thích.
+ Nên tập những môn rèn luyện sự dẻo dai, dai sức như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội… hơn là những môn đòi hỏi thể lực cao như nâng tạ…
+ Nên tập theo nhóm (dưỡng sinh, thái cực quyền) để có thể động viên và kiểm tra giúp đỡ lẫn nhau.
+ Bài tập nên nhẹ nhàng lúc đầu, về sau tăng dần, tránh quá sức và nên có sự theo dõi của thầy thuốc.
Trước khi tập cần chú ý:
+ Đánh giá sự kiểm soát đường huyết.
+ Bệnh nhân có hay không có các biến chứng của đái tháo đường.
+ Khám tim mạch, làm điện tâm đồ gắng sức nếu cần.
+ Khám bàn chân: đánh giá bệnh lý Thần kinh, đánh giá tình trạng tuần hoàn ngoại biên nếu có.
+ Khám mắt, nếu có viêm võng mạc tăng sinh phải đợi cho đến khi điều trị ổn định.
− Rèn kuyện cơ thể đối với đái tháo đường typ 1: trường hợp này sẽ không cải thiện đáng kể mức đường huyết nhưng vẫn có tác dụng tốt như:
+ Làm giảm VLDL, LDL và tăng HDL – cholesterol.
+ Cải thiện hoạt động tim mạch.
+ Giảm huyết áp.
+ Làm tinh Thần sảng khoái.
− Rèn kuyện cơ thể đối với đái tháo đường typ 2:
Trong đái tháo đường type 2, rèn luyện cơ thể có tác dụng điều chỉnh đường huyết thông qua cơ chế làm giảm tình trạng kháng insulin. Tác dụng tốt của rèn luyện cơ thể đối với đái tháo đường type 2 là cải thiện kiểm soát đường huyết do:
+ Làm giảm sự thừa cân.
+ Làm giảm sự kháng insulin và tác dụng tốt như đối với đái tháo đường typ 1.
Bệnh nhân đái tháo đường typ 2 nếu chỉ điều trị đơn thuần bằng chế độ dinh dưỡng thì không phải lo lắng về việc hạ đường huyết xảy ra khi tập luyện, nhưng nếu điều trị bằng các sulfamid giảm đường huyết thì cũng cần chú ý tình trạng hạ đường huyết vẫn có thể xảy ra, nếu không chú ý tuân thủ các quy định dùng thuốc hay ăn uống.
− YHCT trong bệnh này khuyên người bệnh tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, thư giãn, đi bộ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Tuyệt đối giữ cơ thể không bị chấn thương xây xát ngoài da.
5.2.4. Thái độ tinh thần trong cuộc sống
Tự tạo cho mình cuộc sống thoải mái cả về thể xác lẫn tinh Thần, tránh không để tức giận thái quá, căng thẳng quá làm can khí uất kết, uất trệ sinh nhiệt hóa táo thương âm sẽ sinh ra khát nhiều, hay đói; hoặc vui mừng thái quá, Thần tán sinh nhiệt thiêu đốt chân âm, lo nghĩ nhiều hại tỳ, lo sợ nhiều hại thận...
5.2.5. Điều trị dùng thuốc
Gồm điều trị bằng insulin, hoặc thuốc uống hạ đường huyết sulfonylure.
Lựa chọn thuốc phải cân nhắc cẩn thận tới tác dụng phụ có thể tổn hại tới việc điều trị bệnh và làm nặng lên các biến chứng của tiểu đường. Nhưng việc điều trị là bắt buộc khi có chỉ định chắc chắn. Phải theo dõi đường huyết nhiều lần khi thay đổi liều lượng hoặc ngừng (gián cách) bất cứ loại thuốc nào.
Dùng thuốc làm giảm đường huyết
− Đối với ĐTĐ typ 1, cần đến chuyên gia về nội tiết để được điều chỉnh đường huyết bằng insulin và các chế độ theo dõi nghiêm nhặt trong điều trị và phòng tránh các biến chứng.
− Đối với ĐTĐ typ 2: dùng phác đồ điều trị sau:


5.3. Điều trị cụ thể
Tuỳ thuộc vào lượng đường huyết, tuỳ thuộc vào giai đoạn biểu hiện và biến chứng của bệnh mà có quyết định chọn lựa cách phối hợp thuốc.
5.3.1. Khi bệnh nhân có lượng đường huyết 6,5mmol/l (120mg/dl) và
7mmol/l (126mg%/dl)
− Chế độ ăn: tiết chế các loại thức ăn cung cấp đường.
− Tập luyện theo thói quen và sở thích như đi bộ, bơi lội, đánh cầu, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khiêu vũ.
− Đề phòng các biến chứng.
− Theo dõi đường huyết thường xuyên: sau khi áp dụng các chế độ theo dõi đường huyết mỗi tuần 1 lần ít nhất 2 tuần liên tiếp (nếu ổn định sau đó mỗi tháng) để đánh giá sự ổn định của chế độ điều trị thích hợp chưa, nếu lượng đường huyết vẫn chưa trở về mức bình thường thì cần chú ý chế độ ăn nghiêm ngặt hơn trước khi nghĩ tới việc dùng thuốc dạng thức ăn như uống các loại trà dược thảo thay cho nước thường như: trà khổ qua, dứa dại, vú sữa đất, cam thảo nam …
5.3.2. Khi bệnh nhân có đường huyết 126mg/dl hoặc 7mmol/l và
180mg/dl được chẩn đoán là đái tháo đường typ 2, chưa có biến chứng
− Chế độ ăn: tiết chế các loại thức ăn cung cấp đường.
− Tập luyện.
− Đề phòng các biến chứng.
− Theo dõi đường huyết thường xuyên.
− Dùng thuốc.
a. Đối với thể không có kiêm chứng hoặc biến chứng Phép trị: dưỡng âm thanh nhiệt.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc 1: bài thuốc nam kinh nghiệm (gồm: khổ qua 65g, lá đa 35g).
Bài thuốc được GS Bùi Chí Hiếu cấu tạo theo kinh nghiệm của dân gian và nghiên cứu ghi nhận tác dụng hạ đường huyết cả trên thực nghiệm lẫn lâm sàng trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 chưa có biến chứng có đường huyết ≥120mg ≤ 140mg%.
Bài thuốc được tiếp tục nghiên cứu ở 2 dạng thuốc là viên nén và trà, dạng trà thông dụng và phổ biến hơn được dùng như một loại thực phẩm uống hằng ngày cho người bị ĐTĐ giúp ổn định đường huyết khi đã đưa được đường về mức bình thường.
+ Bài thuốc 2: bài Tri bá địa hoàng hoàn gia vị (gồm: sinh địa 20g, tri mẫu 12g, hoài sơn 20g, hoàng bá 12g, sơn thù 10g, mạch môn 12g, đơn bì 12g, sa sâm 12g, phục linh 12g, ngũ vị tử 4g, trạch tả 12g): phương thuốc này có bổ có tả, kiêm trị tam âm, trị âm hư hỏa vượng triều nhiệt, là phương thuốc dưỡng âm thanh nhiệt mạnh mẽ.
Phân tích bài thuốc

Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Sinh địa Tư âm, thanh nhiệt, bổ can thận Quân
Hoài sơn Sinh tân, chỉ khát Quân
Mạch môn Bổ phế âm, dưỡng vị, sinh tân Thần
Sa sâm Dưỡng vị, sinh tân Thần
Sơn thù Thanh tả can hỏa
Đơn bì Tư Thận, tả hỏa
Phục linh Thẩm thấp, hòa tỳ
Trạch tả Thanh tả nhiệt
Tri mẫu Thanh tả nhiệt hỏa
Hoàng bá Thanh tả nhiệt hỏa
Ngũ vị tử Liễm phế tư thận, sinh tân, liễm hãn
Ngoài ra, theo tài liệu Trung dược ứng dụng lâm sàng (Y học viễn Trung Sơn) do GS Trần Văn Kỳ lược dịch có nêu:
− Nước sắc sinh địa có tác dụng hạ đường huyết rõ trên súc vật thực nghiệm có đường huyết cao, cũng có thể làm cho đường huyết bình thường của thỏ hạ thấp.
− Nước sắc tri mẫu có tác dụng kháng khuẩn mạnh trên các loại trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn và tác dụng hạ đường huyết trong thể phế vị táo nhiệt.
− Nước sắc sơn thù có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ và hạ đường huyết trên thực nghiệm.
Ngũ vị tử trên thực nghiệm có tác dụng tăng chức năng của tế bào miễn dịch; gia tăng quá trình tổng hợp và phân giải glycogen, cải thiện sự hấp thu đường của cơ thể.
+ Bài thuốc 3: Hoàng liên hoàn (gồm: sinh địa 40g, thạch cao 12g, thổ hoàng liên 30g) có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Sinh địa Tư âm giáng hỏa, lương huyết sinh tân, nhuận táo Quân
Hoàng liên Thanh tả nhiệt hỏa
Thạch cao Thanh nhiệt lương huyết Thần
b. Đối với thể lâm sàng biểu hiện phế âm hư rõPhép trị: dưỡng âm, nhuận phế.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài Tri bá địa hoàng hoàn gia vị (gồm: sinh địa 20g, tri mẫu 12g, hoài sơn 20g, hoàng bá 12g, sơn thù 10g, mạch môn 12g, đơn bì 12g, sa sâm 12g, phục linh 12g, ngũ vị tử 4g, trạch tả 12g, gia thêm thạch cao 40g): chủ trị bài này là thiên về phế vị nhiệt quá làm tổn hao tân dịch.
+ Bài Thiên hoa phấn thang (gồm: thiên hoa phấn 20g, sinh địa 16g, mạch môn 16g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 8g, gạo nếp 16g).
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Thiên hoa phấn Sinh tân dịch, hạ hỏa, nhuận táo Quân
Sinh địa Tư âm giáng hỏa, lương huyết, sinh tân, nhuận táo Quân
Mạch môn Bổ phế âm, sinh tân Thần
Cam thảo Giải độc trường vị, điều hòa các vị thuốc Sứ
Ngũ vị tử Liễm phế, tư thận, sinh tân, liễm hãn
Gạo nếp sao Dưỡng vị, trợ tỳ
+ Bài Bạch hổ gia nhân sâm thang (gồm: thạch cao 30g, tri mẫu 12g, ngạnh mễ 8g, cam thảo 6g).
Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Thạch cao Thanh nhiệt ở phần khí của dương minh Quân
Tri mẫu Giúp thạch cao tư âm thanh nhiệt ở phế vị Thần
Ngạnh mễ ích vị, bảo vệ tân dịch
Cam thảo Giải độc trường vị, điều hòa các vị thuốc Tá, sứ
c. Đối với thể lâm sàng thiên về vị âm hư rõ Phép trị: dưỡng vị, sinh tân.
Những bài thuốc:
+ Bài Tri bá địa hoàng hoàn gia vị (gồm: sinh địa 20g, tri mẫu 12g, hoài sơn 20g, hoàng bá 12g, sơn thù 10g, mạch môn 12g, đơn bì 12g, sa sâm 12g, phục linh 12g, ngũ vị tử 4g, trạch tả 12g) Gia thêm hoàng liên 16g.
+ Bài Tăng dịch thang gia giảm (gồm: huyền sâm 20g, sinh địa 20g, mạch môn 16g, thiên hoa phấn 16g, hoàng liên 16g, đại hoàng 8g).
Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Huyền sâm Mặn, hơi đắng, hàn; vào phế, vị, thận: thanh nhiệt, lưỡng huyết, tả hỏa, giải độc, sinh tân dịch, tán kết Quân
Sinh địa Ngọt, đắng, hàn; vào tâm, can, tiểu trường, thận: thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân Thần
Mạch môn Ngọt, hơi đắng, hơi lạnh; vào phế, vị: nhuận phế, sinh tân, lợi niệu Thần
Thiên hoa phấn Ngọt, chua, hàn; vào phế, vị, đại trường: sinh tân chỉ khát, giảng hỏa, nhuận táo, bài nung, tiêu thũng Thần, Tá
Hoàng liên Đắng, hàn; vào tâm, can đởm, đại trường, vị: thanh nhiệt, táo thấp, thanh tâm
Đại hoàng
d. Đối với thể lâm sàng thiên về thận âm hư, thận dương hư
Phép trị: tư âm, bổ thận, sinh tân dịch (cho thận âm hư); ôn bổ thận, sáp niệu (cho thận dương hư).
− Những bài thuốc:
+ Bài Tri bá địa hoàng thang gia giảm (gồm: sinh địa (hoặc thục địa) 20g, kỷ tử 12g, hoài sơn 20g, sa sâm 8g, sơn thù 8g, thạch hộc 12g, đơn bì 12g, thiên hoa phấn 8g).
+ Bài Bát vị quế phụ gia giảm (gồm: thục địa 20g, tang phiêu tiêu 12g, hoài sơn 20g, kim anh tử 12g, đơn bì 12g, khiếm thực 8g, trạch tả 12g, sơn thù 8g).
e. Đối với thể đờm thấp Phép trị: hóa đàm, giáng trọc.
Bài thuốc:
+ Bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang (gồm: bán hạ 10g, trần bì 6g, bạch truật 20g, phục linh 6g, thiên ma 6g, cam thảo 4g).
Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Bán hạ Tiêu đàm thấp, giáng khí nghịch Quân
Bạch truật Kiện tỳ, táo thấp Thần
Phục linh Kiện tỳ, lý khí, trừ thấp Thần
Trần bì Kiện tỳ, lý khí, táo thấp, hóa đàm Thần
Thiên ma Hóa đàm tức phong
Cam thảo Ôn trung, hòa vị Sứ
f. Đối với thể có kiêm chứng (hoặc biến chứng)
Dùng các chế độ ăn và tập luyện như đối với thể không có kiêm chứng.
− Hồi hộp mất ngủ do âm hư, tân dịch tổn thương:
+ Phép trị: ích khí, dưỡng huyết, tư âm thanh nhiệt.
+ Bài thuốc:
Bài Thiên vương bổ tâm đơn (gồm: sinh địa 30g, ngũ vị tử 6g, nhân sâm 6g, đương quy 15g, huyền sâm 6g, thiên môn 15g, đơn sâm 6g, mạch môn 15g, phục Thần 6g, bá tử nhân 15g, viễn chí 6g, táo nhân 12g, cát cánh 6g, chu sa 6g).

Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Sinh địa Ngọt, đắng, hàn: dưỡng âm, dưỡng huyết Quân
Huyền sâm Đắng, mặn, hơi lạnh: thanh nhiệt, dưỡng huyết, giải độc, giáng hỏa Quân
Đan sâm Đắng, lạnh: hoạt huyết, khử ứ Thần
Đương quy Ngọt, cay, ấm: bổ huyết, hành huyết Thần
Đảng sâm Ngọt, bình: bổ dưỡng tỳ vị Thần
Phục linh Ngọt, bình: bổ tỳ thổ, định tâm, lợi thủy Thần
Bá tử nhân Ngọt, bình: bổ huyết, kiện tỳ, an Thần Thần
Viễn chí Đắng, ấm: bổ tâm thận, an Thần Thần
Thiên môn Ngọt, lạnh: thanh tâm nhiệt, giáng phế hỏa
Mạch môn Ngọt, đắng, lạnh: nhuận phế, sinh tân dịch
Ngũ vị tử Mặn, chua, ấm: liễm hãn, cố tinh
Toan táo nhân Ngọt, chua, bình: dưỡng tâm an Thần, sinh tân dịch
Cát cánh Đắng, cay, ấm: điều hòa các vị thuốc Sứ
Chu sa Ngọt, lạnh: an Thần, trấn kinh, dẫn thuốc vào tâm Sứ
− Chứng đầu váng:
+ Phép trị: bình can tiềm dương (âm hư, dương xung); hóa đờm, giáng nghịch (đờm trọc).
+ Những bài thuốc:
Bài Thiên ma câu đằng ẩm (gồm: thiên ma 9g, thạch quyết minh 18g, câu đằng 12g, tang ký sinh 12g, hoàng cầm 9g, sơn chi 9g, ngưu tất 12g, ích mẫu 9g, đỗ trọng 12g, phục Thần 9g): dùng trong trường hợp bình can, tiềm dương.
Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Thiên ma Ngọt, cay, hơi đắng, bình: thăng thanh, giáng trọc, tán phong, giải độc Quân
Câu đằng Ngọt, hàn: thanh nhiệt, bình can, trấn kinh Quân
Hoàng cầm Đắng, hàn: tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt Thần
Chi tử Đắng, hàn: thanh nhiệt tả hỏa, lợi tiểu, cầm máu Thần
Tang ký sinh Đắng, bình: bổ can thận, mạnh gân cốt Thần
Hà thủ ô Bổ huyết thêm tinh Thần
Đỗ trọng Ngọt, ôn, hơi cay: bổ can thận, mạnh gân cốt Thần
Phục linh Ngọt, nhạt, bình: lợi thủy, thẩm thấp, bổ tỳ định tâm
ích mẫu Cay, đắng, hàn: thông huyết, điều kinh
Thạch quyết minh Trị sốt cao, ăn không tiêu: thanh nhiệt
Ngưu tất Chua, đắng, bình: bổ can thận, tính đi xuống Thần, tá, sứ
− Chứng nhọt, loét lở thường hay tái phát, khó khỏi, răng lợi sưng đau:
+ Phép trị: thanh nhiệt giải độc.
+ Những bài thuốc:
Bài Ngũ vị tiêu độc ẩm (gồm: kim ngân 20g, huyền sâm 15g, cúc hoa 20g, hạ khô thảo 15g, bồ công anh 15g).
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Kim ngân hoa Thanh nhiệt, giải độc Quân
Huyền sâm Tư âm, giáng hỏa, lương huyết, giải độc Thần
Cúc hoa Thanh nhiệt, giải độc, tán phong
Hạ khô thảo Thanh can hỏa, tán uất kết
Bồ công anh Giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt
− Chân tay tê dại, mệt mỏi, cơ teo, đầu chân tay tê dại đi không vững:
+ Phép trị: dưỡng âm, thanh nhiệt, bổ huyết, thông lạc.
+ Bài thuốc Tứ vật ngũ đằng thang:
Sinh địa 20g Đương quy 10g
Bạch thược 12g Xuyên khung 10g
Kê huyết đằng 12g Lạc thạch đằng 10g
Nhẫn đông đằng 10g Câu đằng 10g
− Khớp xương đau nhức, bắp thịt mỏi rũ, tê bì:
+ Phép trị: thanh nhiệt, sinh tân, thông lạc, hoà dinh.
+ Bài thuốc: Bạch hổ nhân sâm gia quế chi.
Ngoài ra, đối với loại đái tháo đường có đường huyết cao trong máu, có hiện diện đường trong nước tiểu và nhiều biến chứng nên kết hợp với các chuyên gia nội tiết học theo dõi và điều trị cho bệnh nhân.
5.3.3. Điều trị bằng châm cứu
Thận trọng khi sử dụng châm cứu trên bệnh nhân đái tháo đường, cần vô trùng đúng cách trước và sau châm, hạn chế cứu.
− Thể châm: có thể chọn các huyệt sau:
+ Khát nhiều: phế du, thiếu thương.
+ Ăn nhiều: tỳ du, vị du, túc tam lý.
+ Tiểu nhiều: thận du, quan nguyên, phục lưu, thủy tuyền.
− Nhĩ châm:
+ Uống nhiều: nội tiết, phế, vị.
+ Ăn nhiều: nội tiết, vị.
+ Tiểu nhiều: nội tiết, thận, bàng quang.
Châm cách nhật hoặc hàng ngày, lưu kinh 15 - 30’; hoặc dùng kim nhĩ hoàn gài kim 3 ngày, đổi bên.
− Mai hoa châm: gõ dọc bàng quang kinh 2 bên cột sống từ phế du đến bàng quang du, kích thích vừa, mỗi lần 5 - 10’, gõ cách nhật hoặc hàng ngày.
5.3.4. Kinh nghiệm dân gian đơn giản trị tiểu đường
Bài thuốc kinh nghiệm: khổ qua 55g, ô rô 25g, lá đa 20g.
Công thức trên đã được nghiên cứu từ thực nghiệm đến lâm sàng, với liều lượng trên có thể dùng mỗi ngày cho bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo biến chứng nhiễm trùng tiểu, viêm họng mạn.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết đối với bệnh nhân có đường huyết lúc đói > 120mg% nhưng dưới < 190mg% sau 4 tuần dùng thuốc. Ngoài ra đối với bệnh nhân có lượng đường cao hơn có thể phối hợp với các thuốc hạ đường huyết của Tây y, khi đường huyết đã ổn định tiếp tục dùng, không ghi nhận tác dụng gây hạ đường huyết.

Những kinh nghiệm dân gian khác:
− Bí đao: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống thường xuyên hàng ngày.
− Rau cần tây: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống ngày 2 lần.
− Rau đắng đất ăn cơm hàng ngày.
− Củ cải 5 củ, gạo tẻ 150g; củ cải nấu chín vắt lấy nước cho gạo vào nấu ăn thường xuyên.
− Trái khổ qua 250g, thịt 100g: nấu canh ăn.
− Tụy heo 250g, hoài sơn 120g, thiên hoa phấn 120g: tụy heo giã nát trộn với bột thuốc.
− Vỏ trắng rễ dâu, gạo nếp rang phồng, mỗi thứ 50g, sắc uống hàng ngày.
Nguồn: Bệnh học và Điều trị nội khoa
NXB Y Học - 2007
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Bay

1 nhận xét: