Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Bệnh ngoại cảm lục dâm (Phần 2)

−Tác dụng điều trị: thanh nhiệt tả hỏa, lợi thủy thông lâm. Chủ trị: viêm bàng quang, đái buốt, đái rắt, đái ra máu. Cần chú ý khi dùng uống chung với nước Đăng tâm.
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp thanh)


Vị thuốc Dược lý Đông y
Mộc thông Đắng, hàn. Giáng Tâm hỏa, thanh Phế nhiệt, lợi tiểu, thông huyết mạch
Biển súc Đắng, bình, không độc. Lợi tiểu, thông lâm, sát trùng
Củ mạch  
Hoạt thạch Ngọt, hàn vào 2 kinh Vị, Bàng quang. Thanh nhiệt, lợi tiểu
Xa tiền tử Ngọt, hàn, không độc. Lợi tiểu thanh Can phong nhiệt, thẩm Bàng quang thấp khí
Sơn chi Đắng, hàn. Thanh nhiệt tả hỏa, lợi tiểu cầm máu
Đại hoàng Đắng, hàn. Hạ vị tràng tích trệ. Tả huyết phận thực nhiệt, hạ ứ huyết, phá trưng hà
Cam thảo Ngọt, bình. Bổ Tỳ Vị, nhuận Phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc
Bài thuốc Lục nhất tán
Còn gọi là Thiên thủy thang. Có xuất xứ từ Lưu Hà Gian.
−Tác dụng điều trị: thanh nhiệt tả hỏa, lợi tiểu. Chủ trị: sốt cao, tiểu tiện đỏ sáp, tâm phiền, miệng khát. Mình nóng, thổ tả đi lỵ ra máu mũi, bí đái đau buốt.
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp thanh)

Vị thuốc Dược lý Đông y
Hoạt thạch Ngọt, hàn vào 2 kinh Vị, Bàng quang. Thanh nhiệt, lợi tiểu
Cam thảo Ngọt, bình. Bổ Tỳ Vị, nhuận Phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Khúc trì
Hợp cốc
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt Thanh nhiệt, hạ sốt
Trung cực Mộ huyệt của Thái dương Bàng quang
Hội của Tam âm kinh và Nhâm mạch
Chữa bệnh về sinh dục - tiết niệu
ủy dương Hạ hợp huyệt của Tam tiêu ⇒ Thông Tam tiêu, sơ điều thủy đạo Lợi tiểu
2.4.2. Can Đởm thấp nhiệt
a/ Bệnh nguyên: do thấp tà, nhiệt tà xâm phạm đến Can và Đởm.
b/ Bệnh sinh: thấp nhiệt xâm phạm, nung nấu ở Can, Đởm làm rối loạn chức năng của Can Đởm sinh ra các chứng trạng:
−Hàn nhiệt vãng lai: lúc nóng lúc lạnh.
−Rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện do Đởm tham gia vào việc làm chín nhừ thức ăn.
−Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ sinh dục (vùng quản lý của Can) mang tính chất “thấp” và “nhiệt”.
c/ Triệu chứng lâm sàng
−Sốt cao rét run, hàn nhiệt vãng lai. Đau nặng đầu. Người mệt mỏi, không muốn hoạt động.
−Da vàng, miệng đắng, chán ăn, mất ngon miệng.
−Đau bụng thượng vị, đau lan hông sườn, buồn nôn, nôn mửa thức ăn chưa tiêu.
−Rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt sác hữu lực.
d/ Bệnh cảnh lâm sàng Tây y thường gặp: viêm gan cấp, viêm ống mật,
túi mật, viêm phần phụ, viêm sinh dục.
e/ Pháp trị: thanh nhiệt lợi thấp, sơ Can lý khí f/ Phương dược sử dụng: Long đởm tả can thang gia giảm.
Có nhiều bài thuốc mang cùng tên Long đởm tả can thang nhưng có chỉ định sử dụng khác nhau. Bài thứ 1 có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám dùng trị mụn nhọt vùng eo lưng. Bài thứ 3 xuất xứ từ Thẩm thị tôn sinh dùng thanh Can nhiệt. Bài thứ 4 xuất xứ từ Mộng trung giác đậu dùng trong điều trị sởi. Bài Long đởm tả can thang dưới đây xuất xứ từ Cục phương (có tài liệu ghi của Lý Đông Viên). Có tác dụng điều trị: tả thấp nhiệt ở Can kinh. Chủ trị:
chữa chứng thực hỏa ở Can đởm, đau mạng sườn, miệng đắng, mắt đỏ, tai ù.
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp thanh)

Vị thuốc Dược lý Đông y
Long đởm
thảo
Đắng, hàn. Tả Can Đởm thực hỏa. Thanh hạ, tiêu thấp nhiệt
Hoàng cầm Đắng, hàn. Tả Phế hỏa, thanh thấp nhiệt
Chi tử Đắng, hàn. Thanh nhiệt tả hỏa
Lợi tiểu, cầm máu
Sài hồ Bình can hạ sốt
Xa tiền tử Ngọt, hàn. Thanh Phế, Can. Thẩm Bàng quang thấp nhiệt
Trạch tả Thanh thấp nhiệt Bàng quang Thận
Mộc thông Đắng, hàn. Giáng Tâm hỏa, thanh Phế nhiệt, lợi tiểu tiện, thông huyết mạch
Đương quy Dưỡng Can huyết
Sinh địa Ngọt, đắng, hàn. Sinh tân dịch, lương huyết.
Cam thảo Bình, ngọt. Bổ Tỳ Vị, nhuận Phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc
Nếu có kèm khí hư, khí trệ gia: Hương phụ, Mộc hương
Nếu nôn mửa gia Trần bì, Bán hạ
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Khúc trì
Hợp cốc
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt Thanh nhiệt, hạ sốt
Trung cực Mộ huyệt của Thái dương Bàng quang. Hội của Tam âm kinh và Nhâm mạch Chữa bệnh về sinh dục -tiết niệu
Thái xung Du Thổ huyệt/Can Thanh Can hỏa, chữa chứng đầu choáng mắt hoa
Thần môn Du Thổ huyệt/Tâm⇒Tả tử ⇒Tả Tâm hỏa Thanh Tâm hỏa, tả Tâm nhiệt
ủy dương Hạ hợp huyệt của Tam tiêu ⇒Thông Tam tiêu, sơ điều thủy đạo Lợi tiểu
2.4.3. Phong hàn thúc Phế a/ Nguyên nhân: cảm phong hàn tà qua con đường da lông mũi họng.
b/ Bệnh sinh
−Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh (Phong luận/Tố Vấn) và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.
−Hàn tà là âm tà có tính chất làm cho dương khí tụ lại (Cửu thống luận), 2 tà kết hợp sẽ làm công năng (khí) của Phế không hoạt động được. Ngoài ra phong hàn tà khi gây bệnh còn có những đặc điểm: sợ gió, sợ lạnh (chu hàn thu dẫn: co rút lại, chư bệnh thủy dịch thuộc hàn: chất bài tiết trong trắng, loãng) (Chí chân yếu đại luận).
−Sách “năm tà tạng phủ bệnh hình” cho rằng khi phong tà trúng phần trên cơ thể: đau đầu, cổ gáy, lưng, toàn thân.
−Phế chủ khí, chủ hô hấp, hàn tà nhập phế làm Phế khí bất tuyên: khó thở.
−Phế khai khiếu ra mũi, hàn tà nhập Phế gây nghẹt mũi.
−Phế biến động vi khái sinh ho.
−Đờm là chất bệnh lý do từ âm dịch của Phế khi bị bệnh mà thành, cảm phải hàn tà thì đờm loãng.
c/ Triệu chứng
−Sợ lạnh hoặc sợ gió. Ho mạnh, ồn ào, ho có đờm, đờm trong, hô hấp ngắn, mũi nghẹt, chảy nước mũi.
−Đau đầu hoặc đầu nặng, đau nhức lưng và toàn thân, đau 2 bả vai, đau ở gáy. −Rêu lưỡi mỏng. Mạch phù khẩn (nhanh, hữu lực, căng).
d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp: tình trạng cảm cúm. Viêm đường hô hấp trên do siêu vi. Giai đoạn khởi phát một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Cơn hen phế quản do lạnh.
e/ Pháp trị: sơ phong, tán hàn, tuyên phế, hóa đờm. f/ Phương dược: Tô tử giáng khí thang (Cục phương)
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp hãn)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Tô tử Cay, ấm vào Tỳ Phế. Phát tán phong hàn, kiện Vị, chỉ nôn, hóa đờm, chỉ khái, lý khí, an thai (hạt: cố Thận, giải độc, sát trùng)
Sinh khương Cay, hơi nóng vào Phế, Tỳ, Vị. Phát tán phong hàn, ôn Vị, chỉ nôn, chỉ tả, hóa đờm, chỉ khái, lợi thủy (vỏ)
Nhục quế Cay, ngọt, đại nhiệt vào Can Thận. Bổ mệnh môn hỏa, kiện Tỳ. Trợ dương, cứu nghịch.
Hậu phác Đắng, cay, ấm vào Tỳ Vị, Đại trường. Hành khí hóa đờm, trừ nôn, ôn trung táo thấp
Trần bì Cay, ấm, vào Vị Phế. Hành khí, bình Vị, hóa đờm, táo thấp
Tiền hồ Đắng, cay, hơi lạnh, vào Tỳ Phế. Phát tán phong nhiệt, hạ đờm, giáng khí
Đương qui Ngọt, cay, ấm vào Tâm, Can, Tỳ. Dưỡng huyết, hoạt huyết
Bán hạ chế Cay, ấm vào Tỳ, Vị. Hành khí, hóa đờm, táo thấp, giáng nghịch, chỉ nôn, chỉ khái
Cam thảo Ngọt, bình vào 12 kinh. Bổ trung khí, hòa hoãn, giải độc
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Đại chùy Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, chủ biểu.
Mình nóng, mồ hôi tự ra: tả sau bổ
Sợ lạnh, không có mồ hôi: bổ sau tả
Giải biểu
Phong trì Hội của Thủ túc Thiếu dương và Dương duy mạch Đặc hiệu khu phong, giải biểu
Phong môn Khu phong phần trên cơ thể Trị cảm, đau đầu đau cứng gáy
Liệt khuyết Lạc của kinh Phế. Tuyên thông Phế khí Chữa chứng khó thở, ngạt mũi
Đản trung Hội của Khí Tác dụng hóa
Phong long Lạc của Vị. Huyệt đặc hiệu trừ đờm (hàn) đờm tại Phế
2.4.4. Phong nhiệt phạm Phế a/ Bệnh nguyên: cảm phải phong nhiệt tà qua đường da lông, mũi họng. b/ Bệnh sinh
−Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết. Ngoài ra Phong và Nhiệt tà khi gây bệnh còn có những đặc điểm: sợ gió thuộc Phong; sốt, đàm vàng, lưỡi đỏ thuộc Nhiệt.
−Phong luận/Tố Vấn: Phong hay chạy, mà nhiều biến chứng, nếu tấu lý kết lại thì nóng mà bứt rứt.
−Phế chủ hô hấp: ho.
−Phế dịch và tân dịch khô ráo do nhiệt (họng khô, khát nước, táo bón, tiểu sẻn).
−Đờm là sản vật bệnh lý của Phế: do nhiệt sinh đờm vàng.
−Nhiệt bức Phế lạc (ho ra máu).
c/ Triệu chứng lâm sàng
−Người bứt rứt. Sốt hoặc cảm giác nóng. Sợ gió.
−Táo bón, tiểu sẻn.
−Đau họng, đau ngực. Ho khạc đàm vàng dầy. Ho ra máu. Hô hấp ngắn. Ngực nóng, tức ngực.
−Lưỡi đỏ, đầu lưỡi đỏ. Rêu vàng, nhầy. Mạch phù sác hoặc hoạt sác. d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp
−Giai đoạn toàn phát một nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm họng cấp.
−Viêm phổi thùy. Phế quản, Phế viêm.
−Lao phổi. Viêm màng phổi. Hen Phế quản.
e/ Pháp trị: sơ phong thanh nhiệt, tuyên Phế, hóa đờm.
f/ Phương dược: Tang cúc ẩm (ôn bệnh điều biện).
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp hãn)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Tang diệp Ngọt, đắng, hàn vào Can, Phế, Thận. Phát tán phong nhiệt, thanh Can, minh mục, thanh Phế chỉ khái
Bạc hà Cay, mát, vào Phế, Can. Phát tán phong nhiệt
Cúc hoa Ngọt, đắng, tính hơi hàn, vào Phế, Can, Thận. Phát tán phong nhiệt, thanh Can minh mục, giáng hỏa, giải độc
Liên kiều Đắng, lạnh, vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, tán kết, giải cảm trừ phong nhiệt
Hạnh nhân Đắng, ấm vào Phế, Đại trường. Thông Phế, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện, ôn Phế
Cát cánh Đắng, cay, hơi ấm vào Phế, khử đờm chỉ khái, tuyên Phế lợi hầu họng, bài nung giải độc
Lô căn Ngọt, hàn, vào Phế Vị. Thanh nhiệt, sinh tân, lợi niệu, thanh Phế nhiệt, chỉ khái, thanh nhiệt, chỉ nôn
Cam thảo Ngọt, bình, vào 12 kinh. Bổ trung khí, hóa giải độc
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
 
 
Đại chùy
Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh, chủ biểu.
Mình nóng, mồ hôi tự ra: tả sau bổ
Sợ lạnh, không có mồ hôi: bổ sau tả
Giải biểu
Phong trì Hội của Thủ túc Thiếu dương và Dương duy mạch Đặc hiệu khu phong,
giải biểu
Phong môn Khu phong phần trên cơ thể Trị cảm, đau đầu đau cứng gáy
Khúc trì
Hợp cốc
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt Hạ sốt
 
Liệt khuyết Lạc của kinh Phế. Tuyên thông Phế khí Chữa chứng khó thở, ngạt mũi
Đản trung Hội của Khí Tác dụng hóa
Phong long Lạc của Vị. Huyệt đặc hiệu trừ đờm (hàn) đờm tại Phế
2.4.5. Táo khí thương Phế a/ Bệnh nguyên: cảm nhiễm táo tà qua đường mũi họng và da lông.
b/ Bệnh sinh: táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.
Ngoài ra âm dịch bị khô cạn cũng gây nên sốt, nóng, nhưng nếu sốt nóng không đều thì gọi là ôn táo, còn ngược lại mát lạnh thì gọi là lương táo.
−Phế âm giảm: ho khan, cổ khô, khản tiếng.
−Hỏa làm bức huyết, ho ra máu.
c/ Triệu chứng lâm sàng
−Miệng khô, khát nước. Sốt hoặc cảm giác nóng (ôn táo). Sợ lạnh hoặc sợ gió (lương táo).
−Đau ngực. Ho mạnh ồn ào. Ho gây đau, ho khan, ho có đờm, máu. Cổ họng khô, khản tiếng.
−Lưỡi đỏ, đầu lưỡi đỏ. Mạch phù, tế, sác, vô lực.
d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp
−Giai đoạn toàn phát một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm họng cấp.
−Viêm khí quản. Viêm phổi thùy. Phế quản phế viêm.
e/ Pháp trị: thanh Phế nhuận táo. f/ Phương dược: Thanh táo cứu phế thang (Y môn pháp luật)
+ Phân tích bài thuốc: (Pháp thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Nhân sâm Ngọt, hơi đắng, ấm, vào Phế, Tỳ. Đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân
Tang diệp Ngọt, đắng, hàn, vào Can, Phế. Phát tán phong nhiệt, thanh Can, minh mục, thanh Phế, chỉ khái
Tỳ bà diệp Đắng, bình, vào Phế, Vị. Thanh Phế chỉ khái, thanh Vị chỉ nôn
Thạch cao Ngọt, cay, hàn, vào Phế, Vị, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát
Mè đen Ngọt, bình, vào Tỳ, Phế, Can, Thận. Nhuận hạ, lợi niệu, chỉ nôn
Mạch môn Ngọt, hơi đắng, hơi lạnh vào Phế, Vị, Tâm. Hạ sốt, nhuận Phế sinh tân
A giao Ngọt, bình, vào Phế, Can, Thận. Tư âm, dưỡng huyết, bổ Phế nhuận táo, chỉ huyết an thai
Hạnh nhân Đắng, bình, vào Phế, Đại trường. Thông Phế, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện, ôn Phế
Cam thảo Ngọt, bình, vào 12 kinh. Bổ trung khí, hòa hoãn, giải độc
2.4.6. Nhiệt kết Đại trường
a/ Nguyên nhân: cảm nhiễm hàn tà truyền biến theo lục kinh tới Dương minh Đại trường và hóa nhiệt, táo.
b/ Bệnh sinh: nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường. Nhiệt uất kết thì tiết ra ngoài làm tấu lý mở ra, vã mồ hôi (Cử thống luận). Ngoài ra, Đại trường là kinh đa khí đa huyết nên xuất hiện sốt cao và nhập huyết phận: hôn mê, nói sảng.
c/ Triệu chứng lâm sàng
−Nói sảng, mặt đỏ, sốt cơn, đau bụng, bụng trướng, không ưa sờ nắn
−Táo bón hoặc nhiệt kết bàng lưu. Đổ mồ hôi, tiểu ít, đỏ, mặt đỏ, đau đầu, tay chân nóng.
−Lưỡi đỏ, khô, môi khô khát. Mạch trầm thực hữu lực.
d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp: táo bón cấp tính của những bệnh có sốt cao.
e/ Pháp: thông tiện, thanh trường vị.
f/ Phương dược: Đại thừa khí thang (Thương hàn luận)
+ Phân tích bài thuốc (Pháp hạ)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Đại hoàng Đắng, lạnh. Vào Tỳ Vị, Đại trường, Can, Tâm bào. Hạ tích trệ trường vị, tả thực nhiệt huyết phận
Mang tiêu Mặn, lạnh. Vào Đại trường, Tam tiêu. Thông đại tiện, nhuyễn kiên, tán kết.
Chỉ thực Đắng, hàn. Vào Tỳ, Vị. Phá kết, tiêu tích trệ, hóa đờm trừ bĩ.
Hậu phác Cay, đắng ấm vào Tỳ, Vị, Đại trường. Hành khí, hóa đờm trừ nôn mửa.
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thiên khu Mộ huyệt của Đại trường Hạ tích trệ trường vị
Chi câu Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị Trị táo bón
Khúc trì
Hợp cốc
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt Thanh nhiệt, hạ sốt
 
2.4.7. Nhiệt bức Đại trường a/ Nguyên nhân: cảm nhiễm nhiệt tà qua đường ăn uống.
b/ Bệnh sinh: tính chất nhiệt tà là tổn khí và tiêu hao tân dịch của Đại trường. Ngoài ra còn biểu hiện của nhiệt trên lâm sàng như bụng sôi, ruột đau, hôn mê, nói sảng (thổ loạn bạo chú hạ bách - Chí chân yếu luận). Nhiệt tà làm rối loạn chức năng truyền tống phân (tiêu chảy). Đại trường nhiều khí huyết, nên khi bị nhiệt xâm nhập sẽ xuất hiện sốt cao, nói sảng.
c/ Triệu chứng lâm sàng
−Nói sảng, sốt, khát nước, đau bụng, ruột sôi
−Tiêu phân vàng nát, hoặc nhầy nhớt, hậu môn nóng đỏ, mặt đỏ, tay chân nóng, lưỡi đỏ, rêu vàng.
d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp: tất cả những trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng.
e/ Pháp trị: thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả. f/ Phương dược: Cát căn cầm liên thang + Phân tích bài thuốc (Pháp thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Cát căn Ngọt, cay, bình vào Tỳ, Vị. Sinh tân chỉ khát, trừ phiền, thanh nhiệt
Hoàng cầm Đắng, hàn vào Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường. Thanh nhiệt, tả hỏa, làm lợi thấp ở Phế, trừ thấp vị trường
Hoàng liên Đắng, hàn vào Can, Đởm. Thanh nhiệt, trừ thấp, thanh Tâm, trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa, chỉ huyết do nhiệt
Kim ngân Ngọt, đắng vào Phế, Vị, Tâm, Tỳ, Đại trường. Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt vị trường, thanh biểu nhiệt
Nhân trần Đắng cay, tính hơi hàn, vào Tỳ, Vị, Can, Đởm. Lợi thấp nhiệt, thoái hoàng
Mộc thông Đắng, lạnh vào Tâm, Tiểu trường, Phế, Bàng quang. Giáng Tâm hỏa, thanh lợi Tiểu trường, thanh thấp nhiệt Bàng quang
Hoắc hương Cay, ấm vào Phế, Tỳ, Vị. Tán thử thấp, điều hòa Tỳ, Vị, phương lương hóa trọc thấp
Cam thảo Ngọt, bình vào 12 kinh. Bổ trung khí, hòa hoãn, giải độc
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Khúc trì
Hợp cốc
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt Thanh nhiệt, hạ sốt
 
Thiên khu Mộ huyệt của Đại trường Chữa chứng
Đại trường du Du huyệt của Đại trường Đau bụng, tiêu chảy
 
2.4.8. Thấp nhiệt Đại trường a/ Nguyên nhân: cảm nhiễm thấp nhiệt tà (của thu, hè) qua đường ăn uống.
b/ Bệnh sinh: tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tích chất của nhiệt tà làm trở trệ khí. Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì một yếu tố gâybạo chú (ói ỉa), môt yếu tố gây trở trệ như mót rặn. Ngoài ra trên lâm sàng còn có những triệu chứng mang những đặc điểm của nhiệt như sốt cao, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác, đổ mồ hôi; những đặc điểm của thấp như đục đỏ, nhầy, nhớt.
Nhiệt, thấp tà làm chức năng truyền tống phân bị rối loạn gây tiêu chảy, mót rặn. Đại trường nhiều khí, nhiều huyết nên xuất hiện sốt cao, phát ban, tiêu ra máu.
c/ Triệu chứng lâm sàng
−Sốt cao, lạnh run, phiền khát
−Đau nhiều quanh rốn, mót rặn (lý cấp hậu trọng), bụng trướng, ruột sôi, trung tiện mùi hôi, phân nhầy nhớt, đặc dính như bọt cua, hoặc đi ra phân lẫn nhầy máu, hoặc ra máu tươi
−Lợm giọng, nôn mửa, tiểu ít, ngắn, đỏ, vã mồ hôi, tay chân nóng, phát ban −Lưỡi đỏ, rêu vàng, nhầy nhớt. Mạch tế sác, vi tế. d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp −Lỵ trực trùng, lỵ amib.
−Viêm loét đại trực tràng.
e/ Pháp trị: thanh nhiệt, táo thấp. f/ Phương dược: Bạch đầu ông thang (Kim Quỹ) + Phân tích bài thuốc (Pháp thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Bạch đầu ông Thanh nhiệt giải độc, lương huyết trừ tả lỵ
Hoàng bá Đắng, hàn, vào Thận, Bàng quang. Trừ hỏa độc, tư âm, thanh nhiệt táo thấp
Hoàng liên Đắng, hàn, vào Tâm, Can, Đởm, Đại trường. Thanh nhiệt, trừ thấp, thanh
Tâm trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa, sáng mắt, chỉ huyết do nhiệt
Trần bì Cay, ấm, vào Vị, Phế. Hành khí, hòa Vị, chỉ nôn, hóa đờm, táo thấp
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Khúc trì
Hợp cốc
Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt Thanh nhiệt, Hạ sốt
Thiên khu Mộ huyệt của Đại trường Chữa chứng
Đại trường du Du huyệt của Đại trường Đau bụng, tiêu chảy
2.4.9. Đại trường hàn kết a/ Nguyên nhân: cảm nhiễm hàn tà qua con đường ăn uống.
b/ Bệnh sinh: tính chất của hàn là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ. Ngoài ra trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát, da bụng mát và nước tiểu trong, trắng, nhiều.
c/ Triệu chứng lâm sàng
−Bụng đau nhiều, không ưa sờ nắn, đầy trướng
−Miệng nhạt nhẽo, mặt trắng, môi nhợt, tay chân mát −Táo bón, lưỡi trắng, ít rêu. Mạch trầm, huyền. d/ Bệnh cảnh Tây y thường gặp: những trường hợp bí đại tiện chức năng e/ Pháp trị: công trục hàn tích. f/ Phương dược: Tam vật bị cấp hoàn (Kim quỹ yếu lược)
+ Phân tích bài thuốc (Pháp hạ)
Vị thuốc Dược lý Đông y
B∙ đậu chế Cay, nhiệt, độc, vào Vị, Đại trường. Thông tiện do hàn tích
Can khương Cay, ấm vào Tâm, Phế, Vị, Tỳ, Thận, Đại trường. ôn trung, tán hàn
Đại hoàng Đắng, lạnh vào Tỳ, Vị, Đại trường, Can, Tâm bào. Hạ tích trệ trường vị, tả thực nhiệt huyết phận
+ Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Chi câu Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị Trị táo bón
Thiên khu Mộ huyệt của Đại trường Chữa chứng
Đại trường du Du huyệt của Đại trường Đau bụng, tiêu chảy
2.4.10. Hàn thấp khốn Tỳ

(Nội dung này có nhiều phần, xem phần tiếp theo bên dưới)
Nguồn: Bệnh học và Điều trị Đông y
NXB Y Học - 2007
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu

1 nhận xét: