Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Tăng huyết áp (Phần 2)

Quyết định này phải được nêu sau khi làm toàn bộ bilan như trên và sau khi áp dụng các chế độ sinh hoạt, ăn uống. Để chắc chắn rằng nó cũng kết hợp vào toàn bộ cách điều trị.
Lý tưởng là dùng một lần trong ngày và việc chọn lựa tùy thuộc chỉ định và chống chỉ định.
Hiệu quả của việc trị liệu chỉ đươc xác định sau vài tuần điều trị.
− Các công thức cần quan tâm:
+ Chẹn beta + lợi tiểu: kinh điển và rất hiệu quả.
+ ức chế men chuyển + lợi tiểu: rất hợp lý vì nhóm lợi tiểu hoạt hoá hệ thống renin và như vậy làm mạnh thêm nhóm ức chế men chuyển (IEC), ngược lại IEC tăng hoạt bởi tình trạng giảm Na+ máu.
+ Chẹn beta + kháng calci: thường dùng trên tăng HA có bệnh mạch vành.
4.2.2. Theo y học cổ truyền
Yêu cầu đáp ứng được những nguyên tắc điều trị sau:
− Hạ áp: rễ nhàu.
− An Thần: táo nhân, thảo quyết minh.
− Lợi tiểu: trạch tả, mã đề, ngưu tất.
− Bền thành mạch: hoa hòe.
a. Thể can dương xung − Pháp trị:
+ Bình can, giáng nghịch.
+ Bình can, tức phong (nếu là cơn tăng huyết áp).
− Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 8g, câu đằng 12g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, tang ký sinh 12g, hà thủ ô 10g, đỗ trọng 10g, phục linh
12g, ích mẫu 12g, thạch quyết minh 20g, ngưu tất 12g

Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Thiên ma Ngọt, cay, hơi đắng, bình, thăng thanh, giáng trọc, tán phong, giải độc Quân
Câu đằng Ngọt, hàn: thanh nhiệt, bình can, trấn kinh Quân
Hoàng cầm Đắng, hàn: tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt Thần
Chi tử Đắng, hàn: thanh nhiệt tả hỏa, lợi tiểu, cầm máu Thần
Tang ký sinh Đắng, bình: bổ can thận, mạnh gân cốt Thần
Hà thủ ô Bổ huyết, thêm tinh Thần
Đỗ trọng Ngọt, ôn, hơi cay: bổ can thận, mạnh gân cốt Thần
Phục linh Ngọt, nhạt, bình: lợi thủy, thẩm thấp, bổ tỳ, định tâm
ích mẫu Cay, đắng, hàn: thông huyết, điều kinh
Thạch quyết minh Trị sốt cao, ăn không tiêu, thanh nhiệt
Ngưu tất Chua, đắng, bình: bổ can thận, tính đi xuống Thần - Tá - Sứ
+ Bài Linh dương câu đằng thang: linh dương giác 4g, trúc nhự 20g, câu đằng 12g, sinh địa 20g, bạch thược 12g, tang diệp 8g, phục Thần 12g, cúc hoa 12g, bối mẫu 8g, cam thảo 4g

Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Linh dương giác Lương can, tức phong Quân
Trúc nhự Ngọt, hơi lạnh: thanh nhiệt, lương huyết Quân
Câu đằng Ngọt, hàn: thanh nhiệt, bình can trấn kinh Quân
Sinh địa Ngọt, đắng, hàn: sinh tân dịch, lương huyết Thần
Bạch thược Đắng, chát, chua: nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu Thần
Tang diệp Ngọt, mát: thanh nhiệt, lương huyết Thần
Phục Thần Ngọt, nhạt, bình; lợi thủy, thẩm thấp, bổ tỳ, định tâm
Cúc hoa Ngọt, mát: tán phong nhiệt, giải độc, giáng hỏa
Bối mẫu Đắng, hàn: thanh nhiệt, tán kết, nhuận phế, tiêu đờm
Cam thảo Ngọt, bình: bổ tỳ, nhuận phế, giải độc Sứ
+ Công thức huyệt sử dụng gồm: hành gian, thiếu phủ, can du, thận du, thái khê, phi dương, nội quan, thái dương, bách hội, ấn đường.
b. Thể thận âm hư − Pháp trị:
+ Tư âm, ghìm dương.
+ Tư bổ can thận.
− Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc hạ áp (xuất xứ 30 công thức thuốc): thục địa 20g, ngưu tất 10g, rễ nhàu 20g, trạch tả 10g, mã đề 20g, táo nhân 10g, hoa hoè 10g.

Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Thục địa Ngọt, hơi ôn: bổ thận, tư âm, bổ huyết Quân
Ngưu tất Chua, đắng, bình: bổ can thận, tính đi xuống Quân
Rễ nhàu Đắng, hàn: bình can, tiềm dương, an Thần Thần
Trạch tả Ngọt, nhạt, mát: thanh tả thấp nhiệt ở bàng quang
Mã đề Ngọt, hàn: lợi tiểu, thanh phế can phong nhiệt, thẩm bàng quang, thấp khí
Táo nhân Ngọt, chua, bình: dưỡng tâm, an Thần, sinh tân, chỉ khát
Hoa hòe Đắng, bình: thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết
+ Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gia quy thược: thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 8g, đơn bì 12g, phục linh 12g, trạch tả 6g, đương quy 12g, bạch thược 8g. Bài này thường được sử dụng khi tăng huyết áp có kèm triệu chứng đau ngực, đau vùng tim

Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Thục địa Ngọt, hơi ôn: nuôi thận dưỡng âm, bổ thận, bổ huyết Quân
Hoài sơn Ngọt, bình: bổ tỳ vị, bổ phế thận, sinh tân chỉ khát Quân
Sơn thù Chua, sáp, hơi ôn: ôn bổ can thận, sáp tinh, chỉ hãn Thần
Đơn bì Cay, đắng, hơi hàn: thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết, chữa nhiệt nhập doanh phận
Phục linh Ngọt, nhạt, bình: lợi thủy, thẩm thấp, bổ tỳ, định tâm
Trạch tả Ngọt, nhạt, mát: thanh tả thấp nhiệt ở bàng quang
+ Bài thuốc bổ can thận: hà thủ ô 10g, thục địa 15g, hoài sơn 15g, đương quy 12g, trạch tả 12g, sài hồ 10g, thảo quyết minh 10g

Vị thuốc Tác dụng Vai trò
Hà thủ ô Bổ huyết, thêm tinh Quân
Thục địa Ngọt, hơi ôn: nuôi thận dưỡng âm, bổ thận, bổ huyết Quân
Hoài sơn Ngọt, bình: bổ tỳ vị, bổ phế thận, sinh tân chỉ khát Quân
Đương quy Dưỡng can huyết Thần
Trạch tả Ngọt, nhạt, mát: thanh tả thấp nhiệt ở bàng quang
Sài hồ Bình can, hạ sốt
Thảo quyết minh Thanh can, nhuận táo, an Thần
+ Công thức huyệt sử dụng: thận du, phục lưu, tam âm giao, can du, thái xung; gia giảm: Thần môn, nội quan, bách hội, a thị huyệt.
c. Thể đờm thấp
− Pháp trị: hóa đờm trừ thấp.
− Bài thuốc và công thức huyệt sử dụng: bài thuốc hạ áp (xuất xứ 30 công thức thuốc), gồm:
Thục địa 20g Ngưu tất 10g
Rễ nhàu 20g Trạch tả 10g
Mã đề 20g Táo nhân 10g
Hoa hoè 10g

5. Phụ lục - công trình nghiên cứu tác dụng điều trị của Bài thuốc hạ áp
5.1. Kết quả nghiên cứu về hóa thực vật
5.1.1. Kết quả định tính một số hợp chất hữu cơ
− Dịch chiết toàn phần trà hạ áp có chứa: saponin, glycosid, flavon.
− Dịch chiết toàn phần trà hạ áp không có chứa anthraquinond, alcaloid, coumarin và tinh dầu.
− Kết quả định tính các hợp chất hữu cơ có trong dịch chiết toàn phần trà hạ áp bằng phương pháp sắc ký:
+ Hợp chất hữu cơ trong dịch chiết ether dầu hỏa: nhóm hợp chất hữu cơ khác với alcaloid, flavon, saponines, tinh dầu, coumarin, anthraquinon.
+ Các hợp chất hữu cơ trong dịch chiết etyl acetat của trà hạ áp: sau khi tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silic và định tính trên tấm SKLM, chúng tôi có được 9 phân đoạn với Rf tuần tự là 0,82; 0,72; 0,70; 0,65; 0,55; 0,50; 0,45 trong dung môi của SKLM, ether dầu hỏa; AcOEt (50;50). Có 2 phân đoạn không cho phản ứng với các loại thuốc thử thông thường. Những phân đoạn này đều cho phản ứng dương tính với flavon và không cho phản ứng với anthraquinon, alcaloid, tinh dầu và coumarin.
5.1.2. Kết luận chung về nghiên cứu thành phần hóa học của bài thuốc
− Dịch chiết toàn phần trà hạ áp có chứa: saponin, glycozid, flavon.
− Dịch chiết toàn phần trà hạ áp không có chứa anthraquinon, alcaloid, coumarin và tinh dầu.
− Đã có một số hợp chất hữu cơ hiện diện trong các vị thuốc không có trong chế phẩm trà hạ áp mà các vị thuốc nêu trên cấu thành.
5.2. Kết quả nghiên cứu độc tính của trà hạ áp
Độc tính cấp diễn của thuốc: thuốc đã dùng với liều rất cao nhưng không gây ngộ độc cấp, không xác định được liều LD50.
Độc tính trường diễn của trà hạ áp: thuốc không gây độc khi dùng dài ngày
− Thuốc không làm giảm cân súc vật thí nghiệm khi dùng dài ngày.
− Thuốc không làm thay đổi đáng kể số lượng hồng cầu, bạch cầu.
− Thuốc không ảnh hưởng đến chức năng gan.
− Thuốc không làm thay đổi cấu trúc gan, thận.
− Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (P>0,05; ớ=8).
5.3. Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm của trà hạ áp
− ảnh hưởng của thuốc trên huyết áp mèo: tác dụng hạ áp rõ rệt ở liều 2g/kg, tác dụng hạ áp chậm (sau 15 phút), hạ từ từ và kéo dài đến 100 phút. Sự sai biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95% (P = 0,05; =7).
− ảnh hưởng của thuốc trên nhịp tim (tim cô lập): thuốc làm chậm nhịp tim, giảm nhẹ co bóp cơ tim ở các nồng độ 1/50, 1/10 (sai biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%; ớ=9). Khi ngừng tim, thấy tim chết ở thì tâm trương.
− ảnh hưởng của thuốc trên vận động tự nhiên của súc vật thí nghiệm: thuốc không ảnh hưởng trên vận động tự nhiên của súc vật thí nghiệm. Sai biệt không có ý nghĩa thống kê (ớ=38; P>0,05).
− ảnh hưởng của trà hạ áp trên mô hình khảo sát tác dụng lợi tiểu: lượng nước tiểu bài tiết trung bình ở cả 2 nhóm không khác nhau. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (P>0,05; ớ=38). Không có sự khác nhau đáng kể về sự bài tiết ion trước và sau khi uống thuốc. Sự khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05; ớ=18).
5.4. Kết quả dược lý lâm sàng của trà hạ áp (gồm 68 nam; 29 nữ)
ảnh hưởng của thuốc trên trị số huyết áp của người tăng huyết áp:
− Thay đổi tức thời trị số huyết áp sau khi dùng thuốc:
+ Trà hạ áp có khả năng hạ được huyết áp ngay từ giờ đầu. Tác dụng này xuất hiện rõ rệt ở 2 giai đoạn (I và II) của tăng huyết áp. Sai biệt ở nhóm tăng huyết áp giai đoạn III không có ý nghĩa (P> 0,05;ớ=3).
+ Tuy nhiên mức độ hạ huyết áp không nhiều. ở nhóm tăng huyết áp giai đoạn I: trị số huyết áp hạ được là 18mmHg ở huyết áp tâm thu và 5 mmHg ở huyết áp tâm trương; ở nhóm tăng huyết áp giai đoạn II: trị số huyết áp hạ được là 7mmHg ở huyết áp tâm thu và 3 mmHg ở huyết áp tâm trương.
− Thay đổi trị số huyết áp khi dùng thuốc dài ngày:
+ Trà hạ áp ổn định được huyết áp ở giai đoạn I và II của bệnh tăng huyết áp. Sai biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,05; ớ1=44; ớ2=47).
+ Trị số huyết áp được ổn định rõ nhất sau ngày thứ 5.
− Thay đổi trị số huyết áp sau khi ngừng thuốc: sau khi ngừng thuốc, không thấy có hiện tượng nẩy ngược của huyết áp.
− Diễn biến thay đổi trị số huyết áp trong 90 ngày dùng thuốc (trên 9 bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ và trung bình): thuốc có khả năng giữ huyết áp ổn định trên những trường hợp tăng huyết áp nhẹ và trung bình. Sai biệt có ý nghĩa (P=0,05; ớ=8).
5.5. Những tác dụng dược lý lâm sàng khác
− ảnh hưởng của thuốc trên sự bài tiết nước tiểu: trà hạ áp không làm thay đổi natri và clo trong máu và nước tiểu, trước và sau khi dùng thuốc. Sai biệt không có ý nghĩa (P >0,05; ớ=90).
− ảnh hưởng của thuốc trên nhịp tim của bệnh nhân:
+ Trên 97 bệnh nhân dùng thuốc, trà hạ áp không làm thay đổi nhịp tim (sự sai biệt của các kết quả không có ý nghĩa thống kê).
+ Thuốc dùng sau 10 ngày không làm thay đổi các men gan, sai biệt không có ý nghĩa (P>0,05; ớ=96).
− ảnh hưởng của thuốc trên các triệu chứng chức năng:
+ Sau khi dùng thuốc, có cảm giác dễ chịu, có cảm giác mát trong người.
+ Thuốc có mùi vị dễ uống.
+ Không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
5.6. Kết luận chung về tác dụng của trà hạ áp
− Chứng minh được một mặt của ý nghĩa “bổ âm ghìm dương” của YHCT.
− ứng dụng vào điều trị bệnh tăng huyết áp nhẹ và trung bình cho cả 3 thể lâm sàng YHCT.



1 nhận xét: