Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Bệnh học thận - bàng quang (Phần 2)

Bài thuốc có xuất xứ từ “Tế sinh phương”. Đây là bài Thận khí hoàn gia Ngưu tất và Xa tiền. Có tài liệu ghi xuất xứ là Thiên gia diệu phương. Tác dụng điều trị: ôn dương tiêu thủy. Chủ trị: thận dương hư không hóa được thủy, ống chân lạnh, tiểu tiện bất lợi.
Phân tích bài thuốc (Pháp ôn)

Vị thuốc Dược lý Đông y
Phụ tử chế Đại nhiệt, có độc, cay, ngọt. Hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, trục phong hàn thấp tà
Quế nhục Cay, ngọt, đại nhiệt hơi độc. Bổ mệnh môn tướng hỏa
Thục địa Ngọt, hơi ôn. Nuôi Thận dưỡng âm, bổ Thận, bổ huyết
Hoài sơn Ngọt, bình. Bổ Tỳ, Vị, bổ Phế, Thận, sinh tân chỉ khát
Sơn thù Chua, sáp, hơi ôn. Ôn bổ Can, Thận, sáp tinh chỉ hãn
Đơn bì Cay, đắng, hơi hàn. Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Chữa nhiệt nhập doanh phận
Phục linh Ngọt, nhạt, bình. Lợi thủy, thẩm thấp, bổ Tỳ định Tâm
Trạch tả Ngọt, nhạt, mát. Thanh tả thấp nhiệt ở Bàng quang
Xa tiền tử Ngọt, hàn. Lợi tiểu, thanh Phế, Can phong nhiệt. Thẩm Bàng quang thấp khí
Ngưu tất Chua, đắng, bình. Bổ Can, Thận, tính đi xuống
−Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thận du Du huyệt của Thận ở lưng ích Thủy tráng hỏa, kèm chữa chứng đau lưng
Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm / chân Tư âm
Mệnh môn Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa Bồi nguyên -Bổ Thận
Quan nguyên Cửa của nguyên khí, nguyên dương. Bồi Thận cố bản, bổ khí hồi dương Chữa chứng Thận dương suy. Cấp cứu chứng thoát của trúng phong
Khí hải Là “Bể sinh ra khí”. Bổ huyệt này giúp ích được cho chân tạng vãn hồi được sinh khí, ôn hạ nguyên, chấn được Thận dương Điều khí ích nguyên. Bồi Thận bổ hư ⇒Chữa chứng mệt mỏi, suy nhược, ăn uống khó tiêu
Thủy phân Đặc hiệu vận Tỳ thổ, lợi thủy thấp. Chú ý chỉ cứu lâu, không châm Chữa chứng cổ trướng
phù thũng,
Âm lăng tuyền Kinh nghiệm người xưa phối hợp với Thủy phân trị phù thũng Chữa chứng cổ trướng
phù thũng
THẬN DƯƠNG HƯ THỦY TRÀN
- Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng khí hóa nước của Thận
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng): phù thũng các chi. Đau lưng ù tai. Sợ lạnh
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Thận dương hư thủy tràn: Tế sinh thận khí hoàn, Chân vũ thang
2.6. Bệnh chứng Tâm Thận dương hư
2.6.1. Bệnh nguyên
Nguồn gốc bệnh là ở Thận dương hư, Thận khí bất túc. Do đó nguyên nhân bệnh bao gồm tất cả những nguyên nhân gây nên Thận khí bất túc, Thận dương hư.
2.6.2. Bệnh sinh
Thận dương, ngụ ở mệnh môn, là chân hỏa của tiên thiên, là cội nguồn nhiệt năng của tất cả cơ thể, tất cả tạng phủ. Bệnh gây nên do dương khí của Thận hư yếu dẫn đến Tâm dương cũng suy theo. Hợp bệnh gồm các triệu chứng mang đặc điểm.
−Dương hư: tay chân lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi.
−Tại Thận: di tinh, liệt dương, hoạt tinh, lạnh cảm.
−Tại Tâm: trầm cảm, nói khó, hồi hộp, ngủ kém.
2.6.3. Triệu chứng lâm sàng
−Người mệt mỏi, không muốn hoạt động. Tinh Thần uể oải, trầm cảm. Chóng mặt, tai ù, mắt kém. Thường kêu đau mỏi thắt lưng.
−Sợ lạnh, sợ gió. Tiêu hóa rối loạn, dễ tiêu chảy. −Sắc mặt nhợt nhạt, tay chân lạnh, mồ hôi tự ra −Tiểu ít, nước tiểu trong. Phân lỏng.
−Lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm, trì, vô lực
2.6.4. Bệnh cảnh Tây y thường gặp
−Xơ cứng mạch vành
−Suy tim −Tiểu đường
−Suy thận mạn.
2.6.5. Pháp trị
Ôn bổ Tâm Thận. Thường dùng các thuốc ôn bổ Thận dương (Phụ tử chế, Nhục quế), bổ Tâm huyết (Đan sâm, Đương quy), an Thần (Viễn chí, Bá tử nhân).
* Phân tích bài thuốc ôn bổ Tâm Thận
−Phân tích bài thuốc (Pháp ôn)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Phụ tử chế Đại nhiệt, có độc, cay, ngọt. Hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, trục phong hàn thấp tà
Quế nhục Cay, ngọt, đại nhiệt hơi độc. Bổ mệnh môn tướng hỏa
Thỏ ty tử Ngọt, cay, ôn. Bổ Can, Thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt
Ba kích Cay, ngọt, hơi ôn. Ôn Thận trợ dương. Mạnh gân cốt, khử phong thấp
Đương quy Cay, ngọt, ôn. Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh
Bạch thược Đắng, chua, hơi hàn. Dưỡng huyết liễm âm. Lợi tiểu, nhuận gan
Viễn chí Đắng, ôn. An Thần, ích trí, tán uất, hóa đờm, tiêu ung thũng
Bá tử nhân Ngọt, bình. Bổ Tâm, Tỳ. Định Thần, chỉ hãn, nhuận táo, thông tiện
Đan sâm Đắng, hơi hàn. Trục ứ huyết (không ứ huyết không dùng)
−Công thức huyệt sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thận du Du huyệt của Thận ở lưng ích Thủy tráng Hỏa, kèm chữa chứng đau lưng
Tam âm
giao
Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân Tư âm
Mệnh môn Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa Bồi nguyên -Bổ Thận
Tâm du
Cách du
Huyết hải
Du huyệt của Tâm ở lưng
Hội huyệt của huyết
Bể của huyết
Bổ Tâm huyết
Kinh nghiệm phối 3 huyệt này với nhau (thêm Tam âm giao)
để lý huyết, điều khí
Đản trung
Cự khuyết
Nội quan
Huyệt Hội của khí, Mộ/Tâm bào
Mộ huyệt của Tâm
Giao hội huyệt của Âm duy và Quyết âm
Phối hợp để chữa chứng khó thở, đau tức ngực
TÂM THẬN DƯƠNG HƯ
- Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng chủ hỏa, tàng tinh và mối quan hệ với não tủy của Thận
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng): uể oải, trầm cảm. Đau lưng ù tai. Sợ lạnh
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Tâm, Thận dương hư: ôn bổ Tâm, Thận
2.7. Bệnh chứng Thận Tỳ dương hư
2.7.1. Bệnh nguyên
Nguồn gốc bệnh là ở Thận dương hư, Thận khí bất túc. Do đó nguyên nhân bệnh bao gồm tất cả những nguyên nhân gây nên Thận khí bất túc, Thận dương hư.
2.7.2. Bệnh sinh
Thận dương, ngụ ở mệnh môn, là chân hỏa của tiên thiên, là cội nguồn nhiệt năng của tất cả cơ thể, tất cả tạng phủ. Hỏa của hậu thiên Tỳ, Vị cần có hỏa của tiên thiên nung nấu mới có thể phát huy tác dụng chuyển vận tiêu hóa tốt.
Bệnh gây nên do dương khí của Thận hư yếu dẫn đến dương khí của Tỳ thổ cũng suy theo, sinh ra chứng tiêu hóa rối loạn.
Hợp bệnh gồm các triệu chứng mang đặc điểm −Dương hư: tay chân lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi.
−Tại Thận: ngũ canh tả, di tinh, liệt dương, hoạt tinh, lãnh cảm.
−Tại Tỳ: tiêu chảy, cầu phân sống, rối loạn tiêu hóa.
2.7.3. Triệu chứng lâm sàng
−Người mệt mỏi, chóng mặt, tai ù, mắt kém. Thường kêu đau mỏi thắt lưng.
−Sợ lạnh, tay chân lạnh, mồ hôi tự ra. Thường kêu đau bụng, lạnh bụng, bụng trướng, tiêu hóa rối loạn, dễ tiêu chảy, ngũ canh tả. Chườm ấm thấy dễ chịu.
−Tiểu nhiều lần, tiểu trong, tiểu không tự chủ.
−Di tinh, hoạt tinh, liệt dương, vô kinh.
−Lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm vô lực.
2.7.4. Bệnh cảnh Tây y thường gặp
−Suy nhược cơ thể
−Rối loạn tiêu hóa mạn tính
−Viêm đại tràng mạn −Viêm thận mạn.
2.7.5. Pháp trị: ôn bổ Tỳ, Thận
Những bài thuốc Đông y có thể sử dụng
−Hữu quy ẩm
−Tứ Thần hoàn
−Phân tích bài thuốc Hữu quy ẩm (Xin xem phần Thận khí bất túc) −Phân tích bài thuốc Tứ Thần hoàn
Có nhiều bài thuốc cùng tên Tứ Thần hoàn được ghi nhận với nhiều xuất xứ và chỉ định sử dụng khác nhau. Bài thứ 1 xuất xứ từ Thụy Trúc Đường kinh nghiệm phương trị Thận hư, mắt hoa, mắt có màng. Bài thứ 2 xuất xứ từ Cảnh Nhạc toàn thư trị Tỳ, Thận hư hàn, ỉa chảy lúc gần sáng gồm Mộc hương, Phá cố chỉ, Nhục đậu khấu, Đại táo. Bài thứ 3 có xuất xứ từ Thẩm Thị tôn sinh dùng trị sán khí do hàn, thiên trụy (thoát vị bẹn). Bài thứ 4 có xuất xứ từ Huyết chứng nhân dùng ôn bổ Tỳ, Thận trị chứng Thận tả. Bài thứ 5 có xuất xứ từ Cổ kim y thông trị tiểu vặt, tiểu không tự chủ do hư yếu.
Bài thuốc dưới đây có xuất xứ từ “Nội khoa trích yếu”(theo Chứng trị chuẩn thằng). Tác dụng điều trị: ôn Thận ấm Tỳ. Chủ trị: cố trường chỉ tả (ngũ canh tả).
−Phân tích bài thuốc: (Pháp ôn)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Phá cố chỉ Cay, đắng, đại ôn. Bổ mệnh môn tướng hỏa. Nạp Thận khí, chữa chứng ngũ lao thất thương, cốt tủy thương bại, Tỳ Thận hư hàn
Ngũ vị tử Chua, mặn, ôn. Cố Thận, liễm Phế. Cố tinh, chỉ mồ hôi. Cường gân ích khí, bổ ngũ tạng
Ngô thù du Cay, đắng, ôn hơi độc. Chữa ăn không tiêu, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy
Nhục đậu khấu Cay, ôn, hơi độc. Ôn Tỳ sáp tràng, chỉ nôn, chỉ tả lỵ, tiêu thực
Can khương Cay, ôn. Ôn dương tán hàn. Hồi dương thông mạch
Đại táo Ngọt, ôn. Bổ Tỳ ích Khí. Dưỡng Vị sinh tân dịch, điều hòa các vị thuốc
−Công thức huyệt có thể sử dụng
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thận du Du huyệt của Thận ở lưng ích Thủy tráng hỏa, kèm chữa chứng đau lưng
Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân Tư âm
Mệnh môn Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa Bồi nguyên -Bổ Thận
Quan nguyên Cửa của nguyên khí, nguyên dương. Bồi Thận cố bản, bổ khí hồi dương Chữa chứng Thận dương suy. Cấp cứu chứng thoát của trúng phong
Khí hải Là “Bể sinh ra khí”. Bổ huyệt này giúp ích được cho chân tạng vãn hồi được sinh khí, ôn hạ nguyên, chấn được Thận dương Điều khí ích nguyên. Bồi Thận bổ hư (Chữa chứng mệt mỏi, suy nhược, ăn uống khó tiêu
Thái bạch
Chương môn
Túc tam lý
Kinh nghiệm phối hợp các huyệt bên (Châm cứu tư sinh kinh) trị đau bụng, ăn uống kém Chữa chứng đầy bụng, ăn uống kém tiêu
Trung quản Mộ huyệt của Vị Chữa chứng đầy trướng bụng

THẬN TỲ DƯƠNG HƯ

- Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng chủ hỏa (cội nguồn nhiệt năng) của Thận và mối quan hệ Thận, Tỳ
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng): sợ lạnh, mệt mỏi, ngũ canh tả, rối loạn tiêu hóa
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Tâm, Thận dương hư: Hữu quy ẩm, Tứ Thần hoàn
2.8. Bệnh chứng Can Thận âm hư
2.8.1. Bệnh nguyên
−Do tinh bị hao tổn gây ra.
−Do bệnh lâu ngày.
−Do những bệnh làm hao tổn phần âm dịch của cơ thể.

2.8.2. Bệnh sinh
Thận và Can có mối liên hệ tư dưỡng lẫn nhau. Thận thủy sinh Can mộc. Sự sơ tiết điều đạt của Can phải nhờ vào sự tư dưỡng của Thận. Can tàng huyết, Thận tàng tinh, mà tinh và huyết đều thuộc âm, cho nên Thận âm hư thường gây nên Can huyết hư.
Các chứng trạng xuất hiện sẽ mang các thuộc tính
−Âm hư: những thuộc tính của Hư và Nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt).
−Của Thận và Can.
2.8.3. Triệu chứng lâm sàng
−Người gầy, thường đau mỏi thắt lưng và đầu gối. Cảm giác nóng trong người, nhất là về chiều và đêm, đạo hãn.
−Đau đầu (nhất là vùng đỉnh), cảm giác căng.
−Người bứt rứt, run, ngủ kém, mệt mỏi, ù tai, nghe kém, mắt nhìn kém.
−Lưỡi đỏ, họng khô, lòng bàn tay chân nóng.
−Di tinh, mộng tinh, rối loạn kinh nguyệt.
−Mạch tế, sác.
2.8.4. Bệnh lý Tây y thường gặp
−Rối loạn Thần kinh chức năng
−Suy nhược Thần kinh
−Cường giáp
−Cao huyết áp −Tiểu đường.
2.8.5. Pháp trị: tư bổ Can Thận
Những bài thuốc Đông y thường dùng
−Lục vị quy thược thang
−Kỷ cúc địa hoàng thang
−Đại bổ âm hoàn
−Bổ Can Thận
Phân tích bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gia quy thược. Bài thuốc có xuất xứ từ Y lược giải âm, dùng trị âm hư hỏa vượng.
−Phân tích bài thuốc (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Thục địa Ngọt, hơi ôn. Nuôi Thận dưỡng âm, bổ Thận, bổ huyết
Hoài sơn Ngọt, bình. Bổ Tỳ, Vị, bổ Phế, Thận, sinh tân chỉ khát
Sơn thù Chua, sáp, hơi ôn. Ôn bổ Can, Thận, sáp tinh chỉ hãn
Đơn bì Cay, đắng, hơi hàn. Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Chữa nhiệt nhập doanh phận
Phục linh Ngọt, nhạt, bình. Lợi thủy, thẩm thấp, bổ Tỳ định Tâm
Trạch tả Ngọt, nhạt, mát. Thanh tả thấp nhiệt ở Bàng quang
Đương quy Cay, ngọt, ôn. Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh
Bạch thược Đắng, chua, hơi hàn. Dưỡng huyết liễm âm. Lợi tiểu, nhuận gan
* Phân tích bài thuốc Đại bổ âm hoàn
Bài Đại bổ âm hoàn có nguồn gốc từ “Chu Đan khê”. Tác dụng điều trị: tư âm giáng hỏa. Chủ trị: chữa chứng Can, Thận âm hư: nhức trong xương, triều nhiệt, ho ra máu, phiền nhiệt. Chữa chứng huyết nhiệt (xuất hiện táo chứng) buổi sáng mát, buổi chiều nóng, ngũ tâm phiền nhiệt, lở miệng lưỡi, tiểu tiện ngắn đỏ. Người Tỳ, Vị hư nhược không nên dùng.
−Phân tích bài thuốc (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Thục địa Ngọt, hơi ôn. Nuôi Thận dưỡng âm, bổ Thận, bổ huyết
Qui bản Ngọt, mặn, hàn. Tư âm, Bổ Tâm, Thận
Tri mẫu Đắng lạnh. Tư Thận bổ Thủy. Tả hỏa
Hoàng bá Đắng, lạnh. Tả tướng hỏa. Thanh thấp nhiệt
* Phân tích bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng thang
Bài thuốc này có nguồn gốc từ “Cục phương. Là bài Lục vị địa hoàng gia Kỷ tử và Cúc hoa. Tác dụng điều trị: tư âm ghìm dương. Chủ trị: chữa chứng Can, Thận âm hư: nhức trong xương, triều nhiệt, ho ra máu, phiền nhiệt, huyết áp cao, đầu váng, mắt hoa, thị lực giảm.
−Phân tích bài thuốc (Pháp bổ - thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Thục địa Ngọt, hơi ôn. Nuôi Thận dưỡng âm, bổ Thận, bổ huyết
Hoài sơn Ngọt, bình. Bổ Tỳ, Vị, bổ Phế, Thận, sinh tân chỉ khát
Sơn thù Chua, sáp, hơi ôn. Ôn bổ Can, Thận, sáp tinh chỉ hãn
Đơn bì Cay, đắng, hơi hàn. Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Chữa nhiệt nhập doanh phận
Phục linh Ngọt, nhạt, bình. Lợi thủy, thẩm thấp, bổ Tỳ định Tâm
Trạch tả Ngọt, nhạt, mát. Thanh tả thấp nhiệt ở Bàng quang
Kỷ tử Ngọt, bình. Bổ Can, Thận. Nhuận Phế táo, mạnh gân cốt
Cúc hoa trắng Ngọt, đắng, hơi hàn. Tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa giải độc
* Phân tích bài thuốc Bổ Can Thận
Tác dụng điều trị: tư âm ghìm dương. Bổ Thận, tư âm, dưỡng Can huyết. Chủ trị: sốt đêm, ù tai, hoa mắt, đạo hãn, đi cầu táo bón, người bứt rứt khó chịu, tiểu buốt rắt, sẻn đỏ, huyễn vựng.
−Phân tích bài thuốc: (Pháp bổ -thanh)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Hà thủ ô Bổ huyết thêm tinh
Thục địa Ngọt, hơi ôn. Nuôi Thận dưỡng âm, bổ Thận, bổ huyết
Hoài sơn Ngọt, bình. Bổ Tỳ, Vị, bổ Phế, Thận, sinh tân chỉ khát
Đương quy Dưỡng Can huyết
Trạch tả Ngọt, nhạt, mát. Thanh tả thấp nhiệt ở Bàng quang
Sài hồ Bình can hạ sốt
Thảo quyết minh (sao đen) Thanh Can nhuận táo, an Thần
−Công thức huyệt sử dụng
Thận du, Phục lưu, Tam âm giao, Can du, Thái xung. ± Thần môn, Bách hội, A thị huyệt.

Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thận du Du huyệt của Thận ở lưng ích Thủy tráng hỏa, kèm chữa chứng đau lưng
Phục lưu Kinh Kim huyệt/Thận⇒Bổ mẫu ⇒ Bổ Thận thủy Bổ Thận âm ⇒ chữa chứng đạo hãn
Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm / chân Tư âm
Can du Du huyệt của Can ở lưng Bổ Can huyết
Thái xung Du Thổ huyệt/Can⇒Tả tử ⇒Tả Can hỏa Thanh Can hỏa, chữa chứng đầu choáng mắt hoa
Thần môn
Bách hội
A thị
Du Thổ huyệt/Tâm⇒Tả tử ⇒Tả Tâm hỏa
Hội của Đốc mạch và 6 dương kinh
Thanh Tâm hỏa, tả Tâm nhiệt. Thanh Thần chí, tiết nhiệt
−Công thức 2: Thận du, Phục lưu, Tam âm giao, Can du, Thái xung, Nội quan, Thần môn.
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thận du Du huyệt của Thận ở lưng ích Thủy tráng hỏa, kèm chữa chứng đau lưng
Phục lưu Kinh Kim huyệt/Thận⇒Bổ mẫu ⇒Bổ Thận thủy Bổ Thận âm ⇒ chữa chứng đạo hãn
Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân Tư âm
Can du Du huyệt của Can ở lưng Bổ Can huyết
Thái xung Du Thổ huyệt/Can⇒Tả tử ⇒Tả Can hỏa Thanh Can hỏa, chữa chứng đầu choáng mắt hoa
Nội quan Giao hội huyệt của Tâm bào và mạch Âm duy ⇒ Đặc hiệu vùng ngực Chữa chứng hồi hộp, đau ngực gây khó thở, ngăn ngực
Thần môn Du Thổ huyệt/Tâm⇒Tả tử ⇒Tả Tâm hỏa Thanh Tâm hỏa, tả Tâm nhiệt, chữa chứng tâm phiền

CAN THẬN ÂM HƯ
- Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng bế tàng, tàng tinh của Thận và chức năng chủ sơ tiết, tàng huyết của Can
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng): bứt rứt, nóng trong người, sút cân, rối loạn giấc ngủ
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Can, Thận âm hư: bổ Can Thận: Lục vị quy thược, Kỷ cúc địa hoàng thang, Đại bổ âm hoàn
2.9. Bệnh chứng Bàng quang hư hàn
2.9.1. Bệnh nguyên
Do Tỳ, Thận dương hư không khí hóa được Bàng quang.
2.9.2. Bệnh sinh
Bàng quang kiểm soát sự chứa đựng và bài xuất nước tiểu (ước thúc). Nếu vì Thận dương hư suy tất nhiên chức năng này sẽ bị ảnh hưởng. Trên lâm sàng sẽ quan sát được dấu chứng của Thận dương hư cùng với triệu chứng của Bàng quang bất cố (không kềm giữ) như đái són, đái dầm.
2.9.3. Triệu chứng lâm sàng
−Người mệi mỏi, lưng gối mỏi yếu.
−Liệt dương, di tinh.
−Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng nhợt.
−Đái són, đái dầm, đái lắt nhắt, dòng nước tiểu không mạnh mà ri rỉ.
−Rêu lưỡi mỏng. mạch tế nhược.
2.9.4. Bệnh cảnh Tây y thường gặp
−Phì đại tiền liệt tuyến
−Lão suy, suy nhược cơ thể
−Bệnh lý tủy sống vùng thắt lưng cùng.
2.9.5. Pháp trị
Ôn Thận cố sáp. Bài thuốc sử dụng gồm
−Tang phiêu tiêu tán
−Củng đê hoàn
* Phân tích bài thuốc Tang phiêu tiêu tán
Có nhiều bài thuốc được mô tả dưới tên tên gọi Tang phiêu tiêu tán. Bài thứ 1 có xuất xứ từ Thiên Kim phương dùng trị sản hậu, dương khí suy kém, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. Bài thứ 2 có xuất xứ từ Bản thảo diễn nghĩa có tác dụng an Thần, định tâm chí, trị chứng hay quên, tiểu nhiều. Bài thứ 3 có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng dùng trị ghẻ độc. Bài thứ 4 có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng dùng trị phụ nữ tiểu nhiều. Bài thứ 5 xuất xứ từ Nghiệm phương trị sản hậu tiểu nhiều. Bài thứ 6 xuất xứ từ Nữ khoa chỉ yếu dùng trị tiểu nhiều, tiểu són.
Bài thuốc dưới đây có xuất xứ từ Tân Biên Trung y kinh nghiệm phương. Tác dụng điều trị: ôn Thận cố sáp. Chủ trị: chứng tiểu lắt nhắt, tiểu són, tiểu không tự chủ ở những bệnh nhân lão suy, Tỳ, Thận dương hư.
−Phân tích bài thuốc (Pháp bổ - ôn)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Tang phiêu diêu Ngọt, mặn, bình. ích Thận cố tinh. Trị di tinh, đái són đái nhiều lần
Quy bản Ngọt, mặn, hàn. Bổ Tâm, Thận. Tư âm
Thỏ ty tử Ngọt, cay, ôn. Bổ Can, Thận. ích tinh tủy. Mạnh gân cốt
Đảng sâm Ngọt, bình. Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát
Đương quy Ngọt, cay, ôn. Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường.
Long cốt Ngọt, sáp, bình. Trấn kinh, an Thần, sáp tinh.
Phục thần Ngọt, nhạt, bình. Bổ Tỳ định Tâm
Viễn chí Ôn, đắng. An Thần ích trí, tán uất. Hóa đờm tiêu ung thũng
Phúc bồn tử Không rõ
* Phân tích bài thuốc Củng đê hoàn.
−Bài thuốc có xuất xứ “Trương Trọng Cảnh. Tác dụng điều trị: ôn bổ Thận dương, cố trường sáp tinh.
−Phân tích bài thuốc (Pháp ôn -bổ)
Vị thuốc Dược lý Đông y
Phá cố chỉ Cay, đắng, đại ôn. Bổ mệnh môn tướng hỏa, nạp Thận khí
Phụ tử chế Ngọt, cay, đại nhiệt, có độc. Hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, trục phong hàn thấp tà
Thỏ ty tử Ngọt, cay, ôn. Bổ Can, Thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt
Ngũ vị Chua, mặn, ôn, không độc. Liễm Phế cố Thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, cường âm ích khí. Bổ ngũ tạng thêm tính trừ nhiệt
Thục địa Ngọt, hơi ôn. Nuôi Thận, dưỡng âm, bổ Thận, bổ huyết
Cửu tử (Hẹ) Cay, ngọt. Bổ can Thận, làm ấm lưng gối, chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són
ích trí nhân Cay, ôn, ấm Thận, Vị. Cầm tiêu lỏng
Bạch truật Ngọt, đắng, hơi ôn. Kiện Vị hòa trung, táo thấp hóa đờm, lợi tiểu
Phục thần Ngọt, nhạt, bình. Bổ Tỳ định Tâm
−Công thức huyệt sử dụng


Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thận du Du huyệt của Thận ở lưng ích Thủy tráng hỏa, kèm chữa chứng đau lưng
Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân Tư âm
Mệnh môn Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa Bồi nguyên -Bổ Thận
Trung cực Mộ huyệt của Bàng quang. Giao hội của Túc tam âm và Nhâm mạch Lợi bàng quang (R/L tiểu tiện. Điều huyết thất bào cung, ôn tinh cung ⇒Di tinh
Can du Du huyệt của Can ở lưng Bổ Can huyết
Thái xung Du Thổ huyệt/Can Thanh Can hỏa, chữa chứng đầu choáng mắt hoa
Dũng tuyền Tĩnh Mộc huyệt/Thận Ôn-Bổ⇒Khai khiếu định Thần, giải quyết nghịch
Quan nguyên Cửa của nguyên khí, nguyên dương.
Bồi Thận cố bản, Bổ khí hồi dương
Chữa chứng Thận dương suy. Cấp cứu chứng thoát của trúng phong
Khí hải Là “Bể sinh ra khí”. Bổ huyệt này giúp ích được cho chân tạng vãn hồi được sinh khí, ôn hạ nguyên, chấn được
Thận dương
Điều khí ích nguyên. Bồi Thận bổ hư (Chữa chứng mệt mỏi, suy nhược, ăn uống khó tiêu)
Kinh nghiệm người xưa có dùng phối hợp Thận du, Trung cực, Tam âm giao trị tiểu nhiều lần (Châm cứu Đại Thành).
 
BÀNG QUANG HƯ HÀN
 
- Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng khí hóa Bàng quang của Thận
- Chủ chứng (triệu chứng quan trọng): đái són, đái dầm, đái lắt nhắt, dòng nước tiểu không mạnh mà ri rỉ, không giữ được nước tiểu, sợ lạnh.
- Thuốc tiêu biểu trong điều trị bệnh chứng Bàng quang hư hàn: Tang phiêu tiêu tán, Củng đê hoàn

NHỮNG BỆNH CHỨNG CỦA HỆ THỐNG THẬN – BÀNG QUANG BAO GỒM:
- Bệnh của chính Thận:
+ Thận âm hư + Thận dương hư
+ Thận dương hư thủy tràn
- Bệnh của Thận trong mối quan hệ ngũ hành:
+ Tâm Thận dương hư
+ Thận Tỳ dương hư
+ Can Thận âm hư + Bàng quang hư hàn

Nguồn: Bệnh học và Điều trị Đông y
NXB Y Học - 2007
Chủ biên: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu

1 nhận xét: