Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

RONG HUYẾT (Huyết lậu)

PGS.TS. Lê Thị Hiền
Mục tiêu
1. Hiểu được định nghĩa và phân loại rong huyết theo y học cổ truyền
2. Biết chỉ định điều trị rong huyết theo y học cổ truyền
3. Biết phương pháp điều trị rong huyết theo y học cổ truyền
1. theo y học hiện đại
1.1. Định nghĩa
Theo YHHĐ: rong huyết là hiện tượng ra huyết đường âm đạo, hỗn loạn về thời gian và số lượng. Thường không phải hành kinh mà ra huyết, nhưng cũng có trường hợp rong kinh rồi dẫn đến rong huyết và ngược lại rong huyết rồi dẫn đến rong kinh.
1.2. Nguyên nhân
Thường do nguyên nhân thực thể như: viêm loét cổ tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, sót rau, sẩy thai…..
Ngoài ra cũng có một số bệnh toàn thân gây nên như: tăng huyết áp, suy tim, cường tuyến giáp, Hemogenie…
1.3. Điều trị
Phải điều trị theo đúng nguyên nhân.
2. Theo Y học cổ truyền
Rong huyết cũng được xếp và chứng băng lậu của YHCT. Nguyên nhân chủ yếu do tổn thương xung nhâm. Lâm sàng chia làm 2 loại hư và thực với nhiều thể khác nhau. Phương pháp điều trị có 2 loại: điều trị bằng thuốc và điều trị bằng châm cứu.
2.1. Điều trị bằng thuốc
2.1.1. Thực chứng
Do huyết nhiệt, thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất.
a. Huyết nhiệt
Do tâm hoả vượng hoặc ăn phải đồ cay nóng, nhiệt phục ở xung - nhâm gây bức huyết vọng hành.
Triệu chứng: đột nhiên ra huyết âm đạo, lượng nhiều, màu đỏ, người nóng, khát nước, đầu choáng, ngủ không yên, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
Phép điều trị:thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết.
Phương:
Bài 1:
Sinh địa 16g A giao 8g
 Huyền sâm 12g Tông lư thán 8g
 Địa cốt bì 8g Chi tử sao 8g
 Kỷ tử 8g Cỏ nhọ nồi 16g
Bài 2: Thanh nhiệt cố kinh thang
 Trích quy bản 20g A giao 12g
 Mẫu lệ 12g Sinh địa 16g
 Địa cốt bì 10g Sơn chi 12g
 Hoàng cầm 12g Địa du 12g
Tông lư thán 12g Ngẫu tiết 12g
 Cam thảo 4g
Sắc uống ngày 1 thang, uống 7-10 thang.
b. Huyết ứ: thường rong huyết sau nạo thai, đặt vòng tránh thai.
Triệu chứng: đột nhiên ra huyết nhiều hoặc ra dầm dề không cầm, sắc tím đen, có cục, bụng dưới đau, cự án, khi huyết ra cục rồi thì bớt đau, mạch trầm sác.
Phép điều trị: thông ứ, chỉ huyết.
Phương:
Bài 1: Tứ vật đào hồng (trình bày ở rong kinh) Bài 2:
ích mẫu 20g Huyết dụ 6g
Đào nhân 10g Bách thảo sương  4g
Uất kim  8g Cỏ nhọ nồi 16g
Nga truật  8g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 7-10 thang.
c. Thấp nhiệt: gặp ở trường hợp rong huyết do nhiễm khuẩn.
Triệu chứng: rong huyết nhiều, màu đỏ tía, dính nhớt. Nếu nặng về thấp thì sắc mặt vàng, miệng dính nhớt, tiểu tiện ít, ỉa chảy, rêu trắng nhợt, mạch nhu hoạt. Nếu nặng về nhiệt thì mình nóng tự đổ mồ hôi, tâm phiền, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô nhớt, mạch trầm sác.
Phép điều trị: thanh nhiệt, táo thấp.
Phương:
+ Nếu thiên về nhiệt dùng bài Hoàng liên giải độc thang
Hoàng cầm 12g Hoàng bá 12g
Hoàng liên 12g Chi tử 10g
+ Nếu thiên về thấp thì dùng bài Điều kinh thăng dương trừ thấp thang
Khương hoạt 8g Thăng ma 12g
Sài hồ 8g Cảo bản 10g
Thương truật 8g Mạn kinh tử 12g
Hoàng kỳ 12g Độc hoạt 12g
Phòng phong 8g Đương quy 16g
Cam thảo 4g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 7-10 thang. d. Khí uất
Triệu chứng: đột nhiên ra huyết hoặc ra dầm dề không dứt, có huyết cục, bụng dưới đau lan hai bên mạng sườn, hay giận, thở dài, rêu lưỡi dày, mạch huyền.
Phép điều trị: điều khí, giải uất
Phương: Bài 1:
Hương phụ 8g Chỉ xác 6g
Bạch truật 8g Cỏ nhọ nồi 16g
Đảng sâm 12g Thục địa 12g
Xuyên khung 8g Cỏ nến 12g
Bài 2: Khai uất tứ vật thang

Thục địa 8g Bạch truật 12g
Bạch thược 8g Đảng sâm 12g
Đương quy 8g Hoàng kỳ 8g
Xuyên khung 8g  Địa du
Hương phụ 8g Bồ hoàng
Sắc uống ngày 1 thang, uống 7-10 thang
2.1.2. Hư chứng
a. Khí hư: do lao động nhiều, lo nghĩ quá độ, dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến khí ở tỳ làm ảnh hưởng đến chức năng thống nhiếp huyết của tỳ.
Triệu chứng: đột nhiên ra huyết nhiều hoặc ra ít một không ngừng, màu đỏ nhạt, người mệt mỏi, đoản hơi, ngại nói, không muốn ăn, đại tiện lỏng, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch hư nhược.
Pháp điều trị: bổ khí liễm huyết.
Phương:
Bài 1: Bổ trung ích khí hoặc Quy tỳ thang gia thêm:
Huyết dụ 6g
Ô tặc cốt 12g
Mẫu lệ 12g
Bài 2: Cố bản chỉ băng thang  
Thục địa 12g  Hoàng kỳ  12g
Đảng sâm 12g  Thán khương  8g
Bạch truật 12g
Sắc uống ngày 1 thang, uống 10-15 thang b. Dương hư
Do khí hư lâu ngày làm tổn thương dương khí của mệnh môn hoả (thận dương) mà gây ra tử cung bị hư hàn không điều hoà được mạch xung - nhâm.
Triệu chứng: băng huyết và rong huyết lâu ngày, sắc mặt vàng nhợt hoặc xám, bụng dưới lạnh, ngang rốn lạnh đau, thích chườm nóng, đau eo lưng, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch trầm trì.
Phép điều trị: ôn bổ thận dương.
Phương: Giao ngải thang thêm phụ tử, thán khương, cao sừng hươu
Thục địa 16g Ngải cứu 12g
Xuyên khung  8g Phụ tử chế 8g
Xuyên quy 8g Thán khương 8g
Bạch thược 12g Cao sừng hươu 12g
A giao 8g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 10-15 thang.
c. Âm hư: âm hư gây tân dịch và âm huyết giảm sút làm tổn thương tới mạch xung - nhâm nên rong huyết.
Triệu chứng: băng huyết, rong huyết nhiều, màu đỏ sẫm, người gầy yếu, đầu choáng, ù tai, miệng khô, họng ráo, tâm phiền, lưng đau, lòng bàn tay nóng, đêm ngủ không yên, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch hư tế sác.
Phép điều trị: bổ âm, liễm huyết.
Phương:
Bài 1: Lục vị gia ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ
Thục địa 12g Đan bì 8g
Sơn thù 8g Ô tặc cốt 12g
Hoài sơn 12g Long cốt 16g
Trạch tả 8g Mẫu lệ 12g
Phục linh 8g

Bài 2: Nếu âm hư lâu ngày gây huyết hư dùng bài Giao ngải thang thêm các thuốc bổ âm.
Thục địa 12g Ngải cứu 8g
Bạch thược 10g Quy bản 8g
Xuyên khung  8g Thạch hộc 8g
Xuyên quy  8g Nữ trinh tử 8g
A giao 12g
Sắc uống ngày 1 thang, uống 10-15 thang.
d. Chữa rong huyết sau đẻ
Cần loại trừ các trường hợp rong huyết do sót rau, sang chấn, rồi căn cứ vào toàn thể trạng của sản phụ về mặt hư, thực, hàn, nhiệt để chữa.
− Nếu hư dùng bài Thập toàn đại bổ thêm a giao, tục đoạn, thăng ma, sơn thù
 Bạch truật 16g Xuyên khung 8g
 Phục linh 12g Hoàng kỳ 8g
 Cam thảo 6g Nhục quế 4g
 Đảng sâm 12g A giao 8g
 Thục địa 12g Thăng ma 8g
 Bạch thược 10g Tục đoạn 12g
 Đương quy 8g Sơn thù 8g
− Nếu do giận dữ quá dùng bài Tiêu giao thêm chi tử, sinh địa
 Sài hồ 8g Trần bì 6g
 Bạch thược 8g Bạc hà 8g
 Bạch linh 8g Sinh khương 3 lát
 Bạch truật 8g Chi tử sao 8g
 Cam thảo 4g Sinh địa 4g
Sắc uống ngày 1 thang, uống 7-10 thang
− Nếu do huyết ứ dùng bài Phật thủ tán phối hợp với bài Thất tiêu tán Bài Phật thủ tán:
 Xuyên khung 12g
Đương quy 18g
Bài Thất tiêu tán:
 Bồ hoàng 4g
 Ngũ linh chi 4g
 Sắc uống ngày một thang, uống 7-10 thang.
2.2. Chữa rong kinh rong huyết bằng châm cứu
Dùng các huyệt ở kinh nhâm và kinh tỳ, nếu thực nhiệt dùng phép tả không cứu, nếu hư hàn thì châm bổ và cứu.
Huyệt chính: quan nguyên, tam âm giao, ẩn bạch.
Nếu thực nhiệt thêm: khí hải, bách hội.
Nếu tỳ khí hư thêm: túc tam lý.
Nếu chảy máu nhiều: cứu khí hải, bách hội.
Châm loa tai vùng tuyến nội tiết, tử cung, buồng trứng.
 
 

TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Điền vào chữ Đ cho câu đúng, chữ S cho câu sai
− Rong kinh là hiện tượng kinh kéo dài trên 7 ngày Đ/S − Rong kinh giống hoàn toàn với rong huyết Đ/S
− Rong kinh, rong huyết YHCT gọi là đới hạ Đ/S
2. Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống
− Rong kinh có 4 thể, đó là:…. − Rong huyết có 3 thể, đó là…
3. Nêu các huyệt châm cứu trong điều trị rong kinh.
Nguồn: Bệnh học Ngoại - Phụ - Y học cổ truyền
NXB Y Học - 2008
Chủ biên: PGS.TS. Phạm Văn Trịnh
PGS.TS. Lê Thị Hiền

1 nhận xét: